Năm 2008, nhóm tác giả J. Bartel và G. W. Beall thuộc khoa Hóa Sinh trường Đại học bang Texas, San Marcos, Hoa Kỳ [7] đã công bố bài báo “vấn đề biến tính đất sét bằng pentaerythritol stearat thương mại [7] và ứng dụng điều chế vật liệu nanocomposite” thông qua phương pháp biến tính nóng chảy.
Bài nghiên cứu cho thấy pentaerythritol monostearat và pentaerythritol distearat có khả năng nong khoang sét tốt, giúp đất sét phân tán tốt trong nền polyme nylon và EVA. Tác giả kết luận vật liệu composit tạo ra từ polyme nền nylon hay EVA với đất sét biến tính bằng pentaerythritol stearat có thể được dùng làm bao bì nói chung và bao bì thực phẩm nói riêng. Pentaerythritol stearat nằm trong danh sách những chất được Cục quản lý thực phẩm và dược thuốc (FDA) khuyên dùng làm vật liệu chế tạo bao bì thực phẩm. Hơn nữa, tác giả nhận định đất sét biến tính bằng
Luận văn Thạc sĩ Chương 1 : Tổng quan
pentaerythritol stearat này cũng tương hợp tốt với các nhựa polyolefin, như LLDPE và PP, nên có tính ứng dụng cao.
Theo tác giả, nhược điểm của bài nghiên cứu này là do sử dụng trực tiếp pentaerythritol stearat thương mại bao gồm hỗn hợp bốn loại ester mono-, di-, tri- và tetra pentaerythritol stearat, làm hạn chế khả năng nong khoang đất sét đồng đều. Do vậy, nếu đi từ con đường tổng hợp, tinh lọc thu được pentaerythritol mono- stearat hoặc hỗn hợp pentaerythritol monostearat có ít chất hơn hỗn hợp thương mại, sau đó dùng biến tính đất sét sẽ tạo ra vật liệu nanocomposite có tính năng cơ lý tốt hơn.
Bên cạnh đó, Grah và cộng sự đã nghiên cứu về vật liệu làm màng bao bì thực phẩm có thành phần đất sét đã biến tính bằng hỗn hợp pentaerythritol stearat thương mại [11] vào tháng 2 năm 2010. Đây là bài viết tiếp, bổ sung thêm trên cơ sở bài báo cùng tên được xuất bản vào tháng 12 năm 2004. Tương tự như bài báo trên, pentaerythritol stearat thương mại bao gồm các mono-, di-, tri- và tetraester của Pen và AS. Bài viết cũng cho thấy khả năng ứng dụng đất sét biến tính bằng hỗn hợp ester của Pen và AS vào vật liệu chế tạo bao bì thực phẩm.