Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định cho vay đầu tư dự án lớn, đặc thù tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 37 - 85)

4. Kết cấu luận văn

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

Đề tài sử dụng số liệu thu thập từ các nguồn như sau:

- Bài viết thu thập số liệu thứ cấp của BIDV. Số liệu thứ cấp lấy từ các báo cáo số liệu của BIDV.

- Ngoài ra là các số liệu của cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng BIDV, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

- Các tài liệu tham khảo như sách, báo, giáo trình tạp trí và các trang internet chuyên ngành.

2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích số liệu a/ Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2017-2019.

b/ Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế, xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân và sự biến đối đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Δy = Yt – Yt-1

Trong đó:

Δy: Hiệu số (Sự thay đổi số tuyệt đối) giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. - So sánh tương đối:

- Tỷ trọng: được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của các chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý điều chỉnh kịp thời.

Rk(%) = (Yk/Y) * 100% Trong đó:

Yk: Số liệu thành phần. Y: Số liệu tổng hợp Rk(%): tỷ trọng Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi trung bình: Được đo bằng tỷ lệ (%) , là tốc độ thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

RΔy(%) = [(Yt-Yt-1)/Yt- 1]*100 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích + Yt-1: Số liệu kỳ gốc

+ RΔy: Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.1.4. Phương pháp nghiên cứu tình huống

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu một tình huống điển hình. Tình huống được giới thiệu là một tình huống có thật và được tác giả đặt mình vào vị trí người ra quyết định để giải quyết những vấn đề trong tình huống.

- Nội dung của tình huống sẽ nêu bật vấn đề mang tính thực tiễn cao, có tính logic của vấn đề cần được mang ra phân tích, đánh giá cụ thể.

- Phân tích tình huống từ các vấn đề cần giải quyết, cách thức giải quyết vấn đề trong tình huống.

2.2. Thiết k ế và cấu trúc luận văn

- Viết đề cương: Qua tìm hiểu các tài liệu tham khảo và hướng dẫn của giáo viên, tác giả xây dựng đề cương làm 4 chương (ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục)

- Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thu thập được: Sau khi xây dựng được đề cương chi tiết tác giả cần thu thập dữ liệu theo các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được đề ra. Sau đó cần phải phân tích bằng các phương pháp đã nói trên để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

- Tiến hành hoàn thiện luận văn:

Bước 1: Hoàn thành kết quả nghiên cứu sơ bộ theo đúng tiến độ. Ở bước này luận văn sẽ hoàn thiện khoảng 90% Chương 1 và Chương 2. Đó là 2 chương quan trọng, trong đó chương 1 làm rõ hơn đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của luận văn từ đó xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 3 và chương 4. Chương 2 tác giả sẽ trình bày cụ thể những phương pháp sẽ được sử dụng để thực hiện luận văn. Các chương 3 và 4 cũng được hình thành dưới dạng đề cương chi tiết và sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian còn lại.

Bước 2: Bắt đầu viết luận văn hoàn chỉnh thông qua các dữ liệu đã được xử lý và tiếp thu các ý kiến dóng góp của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ của trường.

Bước 3: Nộp giáo viên hướng dẫn bản dự thảo lần 1 góp ý kiến để hoàn thiện luận văn theo tiến độ đã đặt ra.

Chương 3: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐẦU TƯ DỰ ÁN LỚN, ĐẶC THÙ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.1. Quá trình phát triển và cơ cấu tổ chức

- Cách đây 62 năm (ngày 26/4/1957) ngân hàng mang tên Kiến Thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày nay đã ra đời trước đòi hỏi của công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

- Trải qua 4 lần “thay tên đổi họ”: Ngân hàng Kiến Thiết (1957 – 1980) – thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống chiến tranh phá hoại tiến tới giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng (1981-1990) – thời kỳ khôi phục vết thương chiến tranh và tái thiết đất nước; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1991 – 2011) – thời kỳ đất nước bước vào giai đoạn đổi mới; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012 - nay) – Thời kỳ hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế, vượt lên từng thời kỳ gắn với từng sứ mệnh lịch sử khác nhau, BIDV luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước giao, đóng góp tích cực vào thành công chung của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước.

- Chặng đường 62 năm qua, hàng trăm nghìn công trình, dự án, phương án kinh doanh đã được hình thành, triển khai thực hiện từ đồng vốn và dịch vụ của BIDV. Trong số đó, nhiều công trình đã trở thành biểu tượng mang dấu ấn lịch sử của đất nước, của dân tộc như: Khu công nghiệp Thượng Đình, các nhà máy cơ khí ở Hà Nội, khu gang thép Thái Nguyên, khu Công nghiệp Việt Trì, các nhà máy điện Hà Nội, Uông Bí, Nghệ An…; các dự án, công trình kinh tế trọng điểm như xi măng Bỉm Sơn, nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, nhà máy cơ khí đóng tàu Hạ Long, Nhiệt điện Phả Lại, Apatit Lào Cai ở miền Bắc; đường tàu Thống nhất Bắc Nam, hồ Thuỷ lợi Dầu Tiếng, thuỷ điện Trị An, Thuỷ điện Đa Nhim ở miền Nam…

Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hiện tại của BIDV được hệ thống hóa

3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2019.

BIDV kết thúc năm 2019 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng, hoàn thành đồng bộ 13/13 chỉ tiêu KHKD đề ra: quy mô tăng trưởng ổn định (huy động vốn tăng 11%, tín dụng tăng 13,3%), các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tăng khá so với năm trước và hoàn thành kế hoạch mục tiêu (thu dịch vụ ròng tăng 20%, CLTC tăng 13% và LNTT tăng 12%).

Bảng 3.3: Tình hình kinh doanh của BIDV trong năm 2019

Đơn vị: tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu TH 2018

TH 2019 Tuyệt đối % TT so với

năm 2018

I QUY MÔ

1 Dư nợ TCKT, cá nhân, gồm: 862.604 977.337 13,3% Cho vay tổ chức, cá nhân 834.435 955.384 14,5% Đầu tư TPDN (không gồm TP.VAMC) 28.169 21.954 -22%

2 Huy động vốn 934.111 1.036.418 11%

3 Dư nợ tín dụng bán lẻ 238.526 308.337 29%

II HIỆU QUẢ

4 Thu nợ ngoại bảng 3.521 4.213 20%

5 Thu dịch vụ ròng 4.290 5.139 20%

6 Chênh lệch thu chi 24.032 27.187 13%

7 Lợi nhuận trước thuế khối NHTM 8.007 8.959 12%

8 ROA 0,60% 0,58%

9 ROE 15% 15%

III CƠ CẤU - CHẤT LƯỢNG

10 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ 27,7% 31,5%

11 Tỷ lệ dư nợ TDH/TDN 43,8% 39,6%

12 Tỷ lệ nợ xấu 1,4% 1,6%

13 Tỷ lệ nợ nhóm 2 3,4% 2%

14 Dư nợ xấu nội bảng được xử lý trong năm 18.824 20.286

15 Lãi dự thu tín dụng 9.538 11.867 24%

16 Lãi, phí dự chi 16.697 20.158 21%

1.1. Tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng của NHNN, hỗ trợ phát triển

kinh tế đất nước và phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Quy mô: Dư nợ tín dụng tăng trưởng phù hợp với diễn biến, tốc độ chung của

toàn ngành ngân hàng, tăng tốt hơn từ cuối Quý III: Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư

đến 31/12/2018 đạt 1.214.451 tỷ, tăng trưởng 6,8% so với năm 2018; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 977.337 tỷ, tăng trưởng 13,3% so với năm 2018 (dư nợ cho vay nền kinh tế sau khi loại trừ cho vay người không cư trú và dư nợ chi nhánh Yangon tăng trưởng 13,7%), đảm bảo giới hạn tín dụng

NHNN giao.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV gần sát với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng, thị phần giảm nhẹ so với năm 2018 (chiếm 13% toàn ngành ngân hàng), BIDV tiếp tục là ngân hàng có quy mô tín dụng lớn nhất khối NHTMCP. So với ngân hàng khác: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của

BIDV cao hơn CTG (6% do đang trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ), và thấp hơn VCB và Agribank (15%).

1.2. Huy động vốn gia tăng phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn – hiệu quả.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.202.452 tỷ, tăng trưởng 8,7% so với đầu năm;

Huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.036.418 tỷ, tăng trưởng 11% so với năm 2017;

chiếm 12,3% thị phần của toàn ngành. Trong đó: (i) Huy động vốn từ tổ chức, dân cư đạt 1.015.058 tỷ, ↑11% so

với đầu năm; (ii) Trái phiếu tăng vốn đạt 21.360 tỷ, ↑9,5% so với đầu năm trên cơ sở phát hành thành công 02 đợt trái phiếu trong năm với đợt phát hành 4.000 tỷ trái phiếu ra

công chúng cuối tháng 12 đạt quy mô thành công cao nhất trong lịch sử phát hành trái phiếu tăng vốn của thị trường Việt Nam.

1.036.418 1.200.000 857.200 840.000 ,0% 11 12,0% 10,6% 13,7% 00% 05% 10% % 15 0 500.000 1.000.000 1.500.000 BIDV AGR CTG VCB

Tốc độ tăng trưởng năm 2019 của BIDV thấp hơn so với tốc độ chung của toàn ngành ngân hàng, cao hơn CTG (10,6%) và thấp hơn một số ngân hàng khác: A gribank (12%), VCB (15%), thị phần huy động giảm 0,2% so với năm 2018.

3.2. Thực trạng hoạt động thẩm định cho vay đầu tư dự án lớn, đặc thù tại BIDV từ 2017-2019.

3.2.1. Tổ chức hoạt động thẩm định cho vay đầu tư dự án lớn, đặc thù tại BIDV

3.2.1.1. Quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư tại BIDV

Công tác thẩm định cho vay đầu tư dự án tại BIDV được tuân theo quy trình sau:

- Bước 1: Cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án, rà soát lại và thông báo cho đơn vị/Chi nhánh gửi hồ sơ sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho hợp lệ và đầy đủ.

- Bước 2: Khi đã có đầy đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, các chuyên viên thẩm định sẽ tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung của dự án và đánh giá mức độ tin cậy các số liệu trong dự án.

- Bước 3: Lãnh đạo đơn vị thẩm định Ban Khách hàng/Ban QLRR Tín dụng chịu trách nhiệm tổng hợp đánh giá của các chuyên viên thẩm định báo cáo thẩm định nêu rõ đề xuất và ý kiến riêng của Phòng/tổ về dự án, đệ trình Ban Giám Đốc và các cấp cao hơn tùy thuộc thẩm quyền được phân công.

- Bước 4: Ra quyết định tài trợ/ không tài trợ cho dự án hoặc tài trợ có điều kiện.

3.2.1.2. Quy định các dự án lớn, đặc thù tại BIDV

Hiện nay, đa số các ngân hàng thương mại đều thực hiện phân tách hoặc bổ sung thêm đơn vị thẩm định đối với khách hàng có dự án lớn, đặc thù để nâng cao hiệu quả của việc thẩm định cũng như hạn chế rủi ro trong quá trình này. Vì vậy, đối với các Ngân hàng thương mại việc quy định rõ đối tượng dự án thuộc dự án lớn đặc thù được phân ra theo các tiêu chí riêng tùy theo khẩu vị rủi ro của từng tổ chức tín dụng. Tại BIDV, việc phân loại dự án đầu tư lớn, đặc thù đáp ứng các tiêu chí như sau:

(1) Các dự án được thực hiện bởi các đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn

theo tiêu chí phân loại của từng ngân hàng (căn cứ trên quy định chung về việc phân loại đối tượng KHDN của chính phủ, hiện nay là Nghị định 56/2009/NĐ-CP).

(2) Phân loại đối với từng dự án lớn, đặc thù

Vì nhiều dự án có tính đặc thù về mặt quy mô, kỹ thuật, thị trường…nên để tránh các rủi ro cũng như bổ sung bộ phận thẩm định, ngân hàng thương mại có quy định riêng về đặc điểm đối với các dự án lớn, đặc thù như sau:

Bảng 3.4: Tiêu chí phân loại dự án lớn đặc thù tại BIDV

Tiêu chí Mức cấp tín dụng của BIDV

I. Các khách hàng/ dự án đặc thù

1. Khách hàng là pháp nhân nước ngoài/ Dự án đầu tư tại nước ngoài

Bất kể quy mô khoản vay 2. Các khoản đầu tư trái phiếu Doanh nghiệp tại

thị trường sơ cấp giữ đến ngày đáo hạn và/ hoặc bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường sơ cấp.

3. Dự án thuộc các lĩnh vực sau:

Dự án sân bay; Dự án đầu tư máy bay; Dự án đường sắt; Dự án khai thác dầu khí; Dự án Nhà máy điện hạt nhân; Dự án Casino.

II. Các khách hàng/ dự án lớn

1. Dự án đầu tư lần đầu tại Việt Nam của doanh nghiệp có từ 51% vốn nước ngoài trở lên đầu tư tại Việt Nam

Mức cấp tín dụng ≥300 tỷ đồng 2. Các dự án không phải thuộc đối tượng/ lĩnh

vực tại Mục I và Mục II.1 trên đây Mức cấp tín dụng ≥500 tỷ đồng

3.2.1.3. Công tác thẩm định cho vay đối với dự án lớn, đặc thù tại BIDV

Công tác tổ chức thẩm định cho vay đầu tư dự án lớn đặc thù tại BIDV cũng căn cứ trên các yếu tố cơ bản khi thẩm định các dự án đầu tư khác. Trong luận văn này, tác giả căn cứ vào các nguồn thông tin và tài liệu như sau:

* Các văn bản do Nhà nước ban hành:

- Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH2014 ngày 20/11/2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

- Luật đầu tư 2014 số 67/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.

- Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. - Các định mức kinh tế kỹ thuật theo quy định cụ thể của Bộ, Ngành đối với các lĩnh vực dự án.

- Quy hoạch phát triển ngành nghề, định hướng của chính phủ đối với các lĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định cho vay đầu tư dự án lớn, đặc thù tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 37 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)