3 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1.77 7 T54^ 1.65 5
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu thuần (trđ) 71,700 54,471 33,302 Giá vốn hàng bán (trđ) 66,020 48,729 27,147 Tổng tài sản (trđ) 19,305 17,591 18,714 Hàng tồn kho bình quân (trđ) 339 281 216 Khoản phải thu bình quân (trđ) 5,163 5,308 4,273 Vòng quay Hàng tồn kho (vòng) 194.79 173.37 125.44 Số ngày một vòng quay HTK (ngày 185 208 217 Vòng quay Khoản phải thu (vòng) 13.89 10.26 719 Kỳ thu tiền trung bình (ngày) 25.93 35.08 46.19 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 3.71 3.10 1.78
(nguôn: Báo cáo quản trị - Phòng Kê toán Tài chính CTCP Xây dựng Tông hợp Tiên Lãng)
Hệ số nợ trên tổng tài sản:
Hệ số này cho biết trong 1 đồng tài sản của Công ty thì bao nhiêu đồng được tài trợ bằng nguồn vốn từ bên ngoài. Hệ số này trong các năm gần đây biến động động giảm năm 2017, rồi tăng lên vào năm 2018, dao động ở mức trên 0,6. Đối với Công ty, đây là một hệ số nợ khá cao, phản ánh Công ty sử dụng nhiều nợ phải trả để tài trợ cho động sản xuất kinh doanh của mình. Việc sử dụng hệ số nợ cao như vậy khiến Công ty phải chịu gánh nặng vì lãi suất vay ngân hàng và gánh nặng từ phía người bán cũng như người mua. Mặc dù Công ty cũng đã sử dụng đòn bẩy tài chính vào HĐKD của mình nhưng hiệu quả đem lại không nhiều.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Cũng giống như hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số nợ trên VCSH giảm đi vào năm 2017 rồi lại tăng lên vào năm 2018. Về cơ bản, tuy hệ số này có tăng lên vào năm 2018 nhưng vẫn nhỏ hơn năm 2017. Nhìn vào hệ số nợ trên VCSH, hệ số này luôn ở mức lớn hơn 1, đây là một mức rất rủi ro cho Công ty, luôn tạo cho Công ty một áp lực thực hiện nghĩa vụ nợ. 3 năm gần đây, nợ phải trả luôn gấp trên 1,5 lần VCSH cho thấy cấu trúc vốn của Công ty nghiêng về vay nợ, thể hiện nền tảng tài chính của Công ty còn khá yếu song tình hình kinh tế còn khó khăn, điều này có thể khiến Công ty không đảm bảo an toàn tài chính. Tuy nhiên, việc Công ty đi vay
hoặc chiếm dụng vốn nhiều cũng cho thấy Công ty đã biết vận dụng vay nợ để SXKD và khoản lợi ích từ lá chắn thuế đem lại cho Công ty cũng tương đối lớn.
c, Phân tích khả năng quản lý tài sản :
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu thuần 71,700 54,471 33,302 Tổng tài sản 19,305 17,591 18,714 Vốn chủ sở hữu 6,951 6,925 7,049 Lợi nhuận sau thuế 480 408 385 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0.67% 0.75% 1.16% Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 2.49% 2.32% 2.06% Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 6.91% 5.89% 5.46%
(nguồn: Báo cáo quản trị - Phòng Kế toán Tài chính CTCP Xây dựng Tổng hợp Tiên Lãng)
Khả năng luân chuyển hàng tồn kho :
Khả năng luân chuyển HTK được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu là Vòng quay HTK và Số ngày một vòng quay HTK.
Vòng quay HTK của Công ty trong các năm gần đây có xu hướng giảm. Năm 2018, Công ty có trung bình 125,44 lần xuất hàng, chu kỳ xuất hàng là 2,87 ngày. Tuy rằng chỉ tiêu vòng quay HTK có xu hướng giảm do GVHB giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ giảm của HTK, nhưng dù sao chỉ tiêu này vẫn ở mức khá cao. Công tác quản lý HTK vẫn được đánh giá là tạm ổn.
Khả năng quản lý các Khoản phải thu :
Cũng tương tự như HTK, khả năng quản lý các Khoản phải thu được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là Vòng quay Khoản phải thu và Kỳ thu tiền trung bình. Vòng quay KPT trong 3 năm gần đây có xu hướng giảm, giảm từ 13,89 vòng năm 2016 xuống chỉ còn 7,79 vòng năm 2018, việc này dẫn tới kỳ thu tiền trung bình tăng từ 25,93
ngày lên 46,19 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu giảm mạnh qua các năm trong khi khoản phải thu chỉ biến động nhẹ. Công tác quản lý các khoản phải thu cần được chú trọng hơn để nâng cao chất lượng, không gây ứ đọng vốn.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản :
HSSD tài sản đang có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó thì DT thuần và tài sản cũng đang có xu hướng biến động giảm qua 3 năm phân tích. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của DT thuần cao hơn tốc độ giảm của tài sản nên HSSD tài sản giảm. Cụ thể:
Năm 2016 - 2017 : Năm 2017, HSSD tài sản của doanh nghiệp là 3,1, giảm 16,44% so với năm 2016. Hiệu suất giảm do DT năm 2017 giảm 24,03% trong khi tài sản giảm 8,88%.
Năm 2017 - 2018 : Năm 2018, HSSD tài sản của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn 1,78, tức là một đồng tài sản đưa vào HĐKD thì thu được 1,78 đồng DT thuần. Hiệu suất giảm do DT năm 2018 giảm mạnh ở mức 38,86% so với năm 2017 trong khi tài sản lại tăng 6,38. Chỉ số này cho thấy trong năm 2018, Công ty đã sử dụng kém hiệu quả lợi ích mà tài sản đem lại để tạo ra DT.
d, Phân tích khả năng sinh lời
(nguôn: Báo cáo quản trị - Phòng Kê toán Tài chính CTCP Xây dựng Tông hợp Tiên Lãng)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng DT thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ suất sinh lời trong các năm gần đây có xu hướng tăng. Tỷ suất này tăng do tốc độ giảm của LNST thấp hơn tốc độ giảm của DT. Cụ thế, vào năm 2016, cứ một 100 đồng DT thì sẽ mang lại 0,67 đồng LNST, đến năm 2010, cứ 100 đồng DT sẽ mang lại 1,16 đồng LNST. Dựa vào tỷ suất sinh lời này, có thể thấy mặc dù LNST của Công ty giảm qua các năm nhưng khả năng sinh lời trên DT của Công ty đang có xu hướng tăng khá đều đặn.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản thì sẽ thu lại bao nhiêu đồng LNST. Năm 2016, ROA đạt 2,49%, có nghĩa là 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản sẽ đem lại 2,49 đồng LNST. Có thể thấy, ROA có xu hướng giảm qua 3 năm phân tích, tới năm 2018, ROA chỉ còn 2,06. ROA giảm do LNST giảm còn tài sản thì giảm nhẹ vào năm 2017 và tăng trở lại vào năm 2018. Cụ thể, năm 2017 ROA giảm xuống còn 2,32%, do tổng tài sản giảm 1.714 triệu ứng với 8,88% trong khi LNST giảm 72 triệu tương ứng với 14,99%. Năm 2018, ROA đạt 2,06%, tiếp tục giảm so với năm 2017 do LNST giảm 5,75% nhưng tổng tài sản lại tăng 6,38%. Có thể thấy, Công ty đã quản lý và sử dụng tài sản ngày càng kém đi.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng VCSH bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu ROE qua 3 năm 2016, 2017, 2018 đều giảm. Năm 2016, ROE là 6,91% tức là 100 đồng VCSH bỏ ra sẽ thu lại được 6,91 đồng LNST. Đến năm 2017, ROE chỉ còn 5,89%, 100 đồng VCSH bỏ ra chỉ thu lại đc 5,89 đồng LNST. Lý do khiến ROE giảm là năm 2017, VCSH giảm 0,38% trong khi tốc độ giảm LNST lớn hơn với mức giảm 14,99%. Năm 2018, ROE tiếp tục giảm, xuống còn 5,46%, do LNST tiếp tục giảm nhưng VCSH năm 2018 lại tăng so với năm 2017. Nhìn chung, Công ty đã sử dụng VCSHkém hiệu quả so với các năm trước.
3.3. Đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần xây
dựng tổng hợp tiên lãng
Công tác phân tích tài chính chỉ mới được Công ty thực hiện trong vài năm gần đây, vẫn còn rất nhiều hạn chế nhưng bên cạnh đó cũng đã thu được một số kết quả đáng khích lệ : Giúp Ban giám đốc thấy được thực trạng những vấn đề tài chính của Công ty, những vấn đề còn tồn tại và cần được thay đổi từ đó dễ dàng quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD góp phần tăng lợi nhuận qua từng thời kỳ. Cụ thể:
- Về mặt thời gian : Các cán bộ phân tích đã thực hiện nhiệm vụ phân tích với thời gian nhanh, từ đó đáp ứng được yêu cầu của ban Giám đốc. Việc phân tích được thực hiện định kỳ hàng năm, sau khi lập xong BCTC vào Quý I năm sau.
- Về công tác tổ chức bộ máy phân tích : Phòng Kế toán dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng đã thực hiện phân tích tài chính tại CTCP Xây dựng Tổng hợp Tiên Lãng thông qua các BCTC được lập qua các năm. Các giai đoạn trong quá trình phân tích được phân rõ ràng cho từng người phù hợp với trình độ chuyên môn. Cùng với đó, thông tin được các nhân viên trong phòng Kế toán trực tiếp đi tìm kiếm, thu thập sau đó xử lý nên họ có thể hiểu rõ được bản chất của vấn đề giúp việc phân tích trở nên dễ dàng và chính xác hơn.
- Thông tin sử dụng trong công tác phân tích : Những thông tin này chủ yếu được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, đó là những BCTC qua các năm được Phòng Kế toán lập. Công tác kế toán của Công ty được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phòng Kế toán - Tài chính, được giao cho một người phụ trách từng phần do đó số liệu được cung cấp để lập BCTC là đáng tin cậy và chính xác. BCTC hàng năm được lập chính xác và kịp thời, từ đó có thể cung cấp thông tin cho công tác phân tích tài chính.
- về kết quả phân tích tài chính : Báo cáo phân tích tài chính của Công ty về cơ bản đã phân tích một cách khá toàn diện tình hình tài chính của Công ty, nêu ra được các vấn đề nổi bật trong tình hình tài chính của Công ty.
- Phương pháp phân tích : Phương pháp phân tích chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là phương pháp so sánh và phương pháp chỉ số để phân tích, từ đó đưa ra những tính toán, đánh giá về sự thay đổi của các chỉ tiêu. Hai phương pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định nhờ sự đơn giản, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian và vẫn đem lại những thông tin cần thiết cho Ban Giám đốc.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế
Công tác phân tích TCDN tại Công ty vẫn còn những hạn chế nhất định, những hạn chế này vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
về công tác tổ chức phân tích tài chính :
Như đã nói ở phần trên, hoạt động phân tích tài chính của Công ty được tiến hành vào cuối quý I năm kế tiếp, sau khi đã có đầy đủ các thông tin và hoàn thành các BCTC. Do đó, thời điểm bắt đầu phân tích phụ thuộc lớn vào thời điểm hoàn tất quyết toán của Công ty. Hầu hết các BCTC này được hoàn tất vào tháng 3, tháng 4 năm sau, mà mục tiêu phân tích tài chính là đánh giá được thực trạng tài chính của Công ty trong năm vừa qua để khắc phục và nâng cao, đưa ra các chiến lược trong tương lai. Chính vì vậy mà ý nghĩa thực tiễn của kết quả phân tích bị giảm xuống, khiến cho việc cung cấp thông tin cho ban quản trị bị chậm trễ.
về đội ngũ cán bộ phân tích :
Để giảm thiểu chi phí, Công ty không lập ra một bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng, mà việc này được phân chia cho các cán bộ kế toán làm. Dựa trên sự phân công của Kế toán trưởng, các nhân viên kế toán sẽ thực hiện phân tích rồi gửi lại cho Kế toán trưởng tổng hợp và đưa ra kết luận. Tuy nhiên, các nhân viên kế toán chưa có chuyên môn sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp mà chỉ dừng lại ở những đánh giá khá cơ bản, chưa đủ để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện về tình hình tài chính của Công ty.
về thông tin sử dụng trong công tác phân tích :
Phân tích tài chính phải sử dụng thông tin đa dạng, cả thông tin bên trong và thông tin bên ngoài. Tuy nhiên Công ty mới chỉ sử dụng BCTC trong 3 năm mà không có những thông tin bên ngoài khác liên quan đến Công ty như thông tin về kinh tế trong và ngoài nước, hệ thống pháp lý, các chỉ tiêu chung của ngành Xây dựng.
Thứ hai, Công ty đã lập BCLCTT nhưng lại không sử dụng trong công tác phân tích tài chính. Các thông tin sử dụng đều đến là từ BCKQHDKD và BCĐKT trong 3 năm gần nhất.
Thứ ba, các BCTC được lập theo ý muốn chủ quan của người lập nên số liệu đôi khi không phản ánh đúng hoàn toàn tình hình thực tế một cách khách quan trung thực.
về phương pháp phân tích :
Hiện nay, Công ty mới chỉ sử dụng 2 phương pháp truyền thống để thực hiện công tác phân tích tài chính là : Phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Còn lại, Công ty chưa quan tâm đến việc sử dụng, kết hợp thêm các phương pháp phân tích khá như Phương pháp Dupont, thay thế liên hoàn. Vì vậy mà Công ty chưa đánh giá được chi tiết tình hình tài chính, chưa tìm được ra nguyên nhân tăng giảm của một số khoản mục, từ đó mà chưa có được các giải pháp cụ thể để hỗ trợ được nhiều trong việc ra quyết định.
về nội dung phân tích :
Nội dung phân tích của Công ty tuy đã nêu ra được những điểm nổi bật, đưa ra một cái nhìn chung về tình hình tài chính của Công ty nhưng vẫn còn rất sơ sài, chỉ phân tích gói gọn trong BCĐKT và BCKQKD, chưa thực hiện phân tích BCLCTT. Các nhóm chỉ tiêu về quản lý tài sản, nợ, sinh lời, KNTT cũng chưa xem xét được trọn vẹn ý nghĩa khi không đánh giá được tác động đến tài chính Công ty. Cụ thể :
- Khi phân tích BCĐKT Công ty chỉ tập trung phân tích hình hình tăng giảm của tài sản cũng như nguồn vốn mà chưa phân tích được mối quan hệ, sự biến động
tài sản, nguồn vốn.
Cùng với đó, mối quan hệ cân bằng trên BCĐKT giữa các loại TSNH và nguồn vốn ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn thông qua chỉ tiêu về vốn lưu động thường xuyên cũng chưa được phân tích, do đó chưa thể thấy tài sản của Công ty được tài trợ từ nguồn nào và nguồn tài trợ đấy có phù hợp không, có ảnh hưởng đến KNTT của Công ty không.
- Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, Công ty đã sử dụng khá đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhưng chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu trung gian và chưa so
sánh chúng với số liệu ngành, vì vậy chưa thấy được mối liên hệ và tác động qua lại
- Hạn chế khi chưa phân tích BCLCTT
Công ty chưa thực hiện phân tích BCLCTT, điều này sẽ dẫn đến việc phân tích chưa thể đầy đủ và không đưa ra được những đánh giá sát với dòng tiền của Công ty. Mà vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Việc Công ty không đi vào phân tích BCLCTT sẽ không thể thấy được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp một cách chính xác và thực tế.
về kết quả sau phân tích :
Sau khi tiến hành phân tích, cán bộ phân tích chỉ đưa ra nhận xét khái quát về tình hình tài chính Công ty mà chưa dự báo xu hướng trong tương lai. Công ty chưa đề xuất các giải pháp để cải thiện những vấn đề tồn đọng trong tình hình tài chính trong năm tới. Do đó, mặc dù mục tiêu ban đầu của Công ty là phân tích để thay đổi