Tóm tắt kết quả thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt phạm thị thuận xóm khe mo 1 xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 46)

3.2.2.1. Tìm hiểu những nguồn lực chủ yếu của trang trại

Lao động

Lao động là nguồn lực cơ sở của các hộ/trang trại. Xác định lao động của các trang trại cần chú ý đến tay nghề lao động, trình độ lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đang đi học…

Bảng 3.1: Đánh giá nguồn lao động hiện tại của trang trại

TT Họ và tên Độ tuổi Học vấn Trình độ chuyên môn Số năm kinh nghiệm

1 Phạm Thị Thuận 46 12/12 Chưa qua đào tạo 1 2 Tạ Đình Nhận 50 12/12 Chưa qua đào đạo 1

3 Lường Văn nhưởng 21 12/12 Đang học nghề 4 tháng

- Hiện trạng lao động của trang trại:

Bà Phạm Thị Thuận là người quản lý tài chính, theo dõi và trực tiếp thực hiện các đầu tư cho sản xuất và chi tiêu trong gia đình. Bà Thuận là người chịu khó học hỏi, thường xuyên tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý, về kỹ thuật có liên quan đến phát triển trang trại.

Ông Tạ Đình Nhận là chồng của bà Phạm Thị Thuận là người thường xuyên giúp và vào trong trang trại làm việc.

- Các nguồn lao động tiềm năng của trang trại: Sinh viên thực tập của trường ĐHNL Thái Nguyên. Bộ đội đang đóng quân tại địa phương.

Nông dân trong thời gian nông nhàn.

Đất đai

- Vị trí đất đai của hộ/trang trại:

Thuộc xóm Khe Mo 1, Xã Khe Mo giáp với thị trấn Sông Cầu, xã Quang Sơn (Đồng Hỷ) và xã La Hiên của huyện Võ Nhai lần lượt ở phía Tây Bắc và Bắc, giáp với xã Văn Hán ở phía Đông, giáp với xã Linh Sơn ở phía Nam, giáp với xã Hóa Trung và Hóa Thượng ở phía Tây Nam.

- Địa hình, thổ nhưỡng:

Trang trại có địa hình thấp và khá bằng phẳng, loại đất chính là đất sét. Ngoài xây dựng chuồng trại chăn nuôi, đất trang trại có thể phát triển nhiều loại cây nông nghiệp và cây ăn quả.

Hình 3.1: Sơ đồ sử dụng đất trang trại chính Phạm Thị Thuận

Tiền vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD

- Thực trạng về vốn và các trang thiết bị phục vụ SXKD của trang trại Thực trạng về vốn phục vụ SXKD: Hiện tại, trang trại có đủ khả năng về vốn để duy trì sản xuất và mở rộng quy mô khi cần. Qua đây cũng thể hiện sự thành công trong đầu tư và tiết kiệm của trang trại trong năm qua.

Thực trạng về các trang thiết bị phục vụ SXKD: Tại khu chính (khu1) trang trại có 400 máng ăn cheo, 256 máng uống nước tự động, 2 quạt thông gió siêu công nghiệp, 3 quạt đứng công nghiệp, 2 kim tiêm tự động, 100 gallon, 100 khay đựng thức ăn, 2 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ. Tại khu 2 và 3, trang trại có 224 máng uống nước tự động, 300 máng ăn, 2 máy bơm nước, 2 quạt thông gió siêu công nghiệp, 3 quạt đứng công nghiệp và hệ thống điện đảm bảo SXKD.

Bảng 3.2: Phân tích các yếu tố nguồn lực chủ yếu của hộ/trang trại

Hiện tại Tiềm năng Trở ngại

Nguồn lực con người

-Gia đình có 5 thành viên có 2 thành viên trong độ tuổi lao động -Có 3 người hoạt động chính trong lĩnh vực trang trại -Có 2 lao động tiềm năng -Không cần thuê nhân công bên ngoài

- Chưa sử dụng được hết nguồn lao động sẵn có

- Các thành viên bất đồng quan điểm

- Phải thuê lao động bên ngoài, thiếu kỹ năng và phải đào tạo từ đầu

Về vật chất, trang thiết bị cho SXKD

Trại có quy mô nuôi 15.000 con gà thịt, 4 đèn ga, 256 máng uống nước tự động, 400 máng ăn, 6 quạt công nghiệp, 2 kim tiêm tự động, 100 gallon, 100 khay đựng thức ăn, 4 máy bơm nước, 1 máy cắt mỏ trong đó có 224 máng uống nước tự động, 300 máng ăn - Phục vụ tốt trong quá trình chăn nuôi chăm sóc cùng lúc tối đa 15.000 con gà thịt

- Trải qua thời gian sử dụng các trang thiết bị bị hao mòn một số máng ăn máng uống tự động bị hỏng chưa được thay thế.

- Một nhà trại, một nửa máng ăn, máng uống tự động, máy bơm nước là chung nhau với trại khác cho nên phải thay phiên nhau sử dụng việc quản lý bảo quản, sửa chữa tu bổ chưa được quan tâm

- Do việc chung nhau trang trại nên mỗi lần chỉ được nuôi tối đa hai lứa gà rồi phải nhượng cho trại khác sử dụng.

Về tài chính

Chăn nuôi sản xuất gà thịt là nguồn thu nhập chính của trang trại, ngoài ra còn có thu nhập thêm từ vườn táo và vườn hồng xiêm Có thêm thu nhập khi nuôi chúng vụ, giá gà thịt tăng và táo và hồng xiêm được mùa

Giá thịt gà và chi phí đầu vào biến động, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát làm giảm thu nhập, cây trồng bị sâu bệnh

3.2.2.2. Học tập kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng bệnh trong chăn nuôi gà thịt

Quá trình tham gia trải nghiệm thực tiễn tại trang trại, có thể tóm tắt quy trình kỹ thuật nuôi gà thịt đã học như sau:

Giai đoạn chuẩn bị thả gà

-Quét dọn rác chất thải dọn dẹp trang trại và bãi thả sạch sẽ.

-Rắc vôi xung quanh chuồng trại và bãi thả nhằm mục đích tiêu độc khử trùng. -Sử dụng máy phun nước áp suất cao kết hợp với chất rửa và thuốc khử trùng, rửa toàn bộ trang trại.

-Quét vôi lên nền, cột và tường xung quanh trại.

-Rải vật liệu lót nền rồi phun đều chất khử trùng lên vật liệu lót.

-Chia nhỏ ô chuồng nuôi thành nhiều phần đồng thời quây bạt xung quanh trang trại và các ô đã chia để chuẩn bị thả gà.

Giai đoạn úm gà

-Chuẩn bị đầy đủ gallon nước uống và máng ăn cho gà con. -Cho gà con ăn 8 bữa/ngày mỗi bữa cách nhau 3 tiếng.

-Dùng các loại thuốc kháng sinh phòng các loại bệnh cơ bản cho gà từ những ngày đầu tiên.

Nhiệt độ gà con 1 tuần tuổi trên 300C, tuần thứ 2 khoảng 300C, từ tuần thứ 3 dưới 300C.

-Duy trì ổn định nhiệt độ 300C phù hợp với gà con trong 2 tuần đầu tiên. -Thắp sáng suốt đêm tùy theo giai đoạn úm gà 24h/ngày, gia đoạn sau úm gà thắp sáng từ 21-22h/ngày.

-Kiểm tra vật liệu lót nền thường xuyên không để ẩm mốc.

-Hàng ngày phải vệ sinh dụng cụ ăn uống của gà, không để thức ăn thừa dính phân.

-Thực hiện cắt mỏ gà đồng thời thực hiện công tác phòng chống bệnh tật trong cả giai đoạn.

Giai đoạn gà trên 4 tuần tuổi

- Bắt đầu thả gà ra ngoài sân bãi.

- Quan tâm theo dõi sát sao đến tình hình sức khỏe của đàn gà. - Thực hiện tốt công tác phòng và điều trị bệnh của gà.

Giai đoạn chuẩn bị xuất bán

- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị bệnh. - Tập chung nâng cao chất lượng tạo mã đẹp.

Công tác phòng chống và điều trị bệnh cho gà

- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng định kỳ. - Ngăn chặn không cho tiếp xúc với mầm bệnh.

- Đảm bảo độ thông thoáng cho đàn gà.

- Thực hiện nghiêm túc lịch phòng bệnh bằng vaccine.

- Thực hiện điều trị bệnh đúng thuốc đúng lộ trình và đúng liều lượng. - Luôn thực hiện việc nâng cao sức đề kháng cho gà.

Bảng 3.3: Lịch làm vaccine phòng bệnh cho gà thịt từ khi mới nở tới xuất bán (tương đương 1.000 con)

Ngày tuổi Phòng bệnh Tên vắc-xin /vật dụng Cách sử dụng 1 Marek Marek

Do công ty sản xuất giống làm

3- 4 Newcastle

Vắc – xin Nobilis IB 4-91 + Medivac

ND-IB

Pha lọ 1.000 nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 1.000 liều, nhỏ mắt 1 giọt/con hoặc cũng có thể nhỏ miệng 1 giọt / con.

7 Cắt mỏ Máy Cắt mỏ

Cắt mỏ từng con một, cắt mỏ bên trên sâu hơn mỏ bên dưới để khi lớn lên khôn mổ được nhau nữa.

Ngày tuổi Phòng bệnh Tên vắc-xin /vật dụng Cách sử dụng 10-12 Gumboro Lần 1 Vắc – xin Vaksimune IBD - M

Pha lọ 2.000 nước sinh lý 0,9% mặn đã làm mát vào lọ 2.000 liều nhỏ miệng 2 giọt/con 13-14 - Bệnh đậu Vắc – xin Vaksimune pox Dùng kim chủng nhúng vào lọ vắc-xin, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà. 15-17 Cúm gia cầm Vaccine cúm gia cầm tía tổ hợp vô hoạt (H5N1 chủng Re6)

Tiêm dưới da cổ, liều 0,3ml/con.

21 Newcastle Vắc-xin Newcastle Laxota.

Pha 10 ml nước sinh lý 0,9% mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con

24 Gumboro Vắc-xin Gumboro

Pha 5.000 ml nước sinh lý 0,9% mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.

30 Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) Vắc – xin IB (chủng H 120)

Pha 500 ml nước nấu chín để nguội vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.

40 Bệnh Tụ huyết trùng

Vắc-xin Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da cổ hoặc da ức, liều 0,5 ml/con.

60 Newcastle Vắc-xin Newcastle chủng M

Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.

Những lưu ý:

Được sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của chủ trang trại trong quá trình phòng và điều trị bệnh cho gà cần lưu ý:

Lịch dùng thuốc và vacxin có thể thay đổi theo từng giai đoạn và khí hậu từng khu vực. Có thể khoảng 20 – 25 ngày sau nhắc lại cho uống một lần vaccine để đảm bảo không bị nổ bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccine phải được tiến hành trước khi xảy ra dịch bệnh, muốn phòng bệnh có hiệu quả phải có sự chăm sóc tốt, chuồng trại phải sạch và quan trọng là phải chủng vaccine ngừa bệnh cho tốt. Loại vaccine tùy thuộc vào tình hình xảy ra dịch bệnh, những bệnh quan trọng và gây thiệt hại lớn bao gồm Marek, cúm, Newcastle, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, Gumoro và CRD…

Lựa chọn vaccine cho gà thịt phải quan tâm đến loại virut trong vaccine, chúng phải phù hợp với từng vùng.

Lứa tuổi của gà thích hợp với việc chủng vaccine ngừa các bệnh khác nhau tùy thuộc vào từng trại.

Chủng vaccine phải đúng liều lượng, đúng phương pháp, cất giữ đúng kĩ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi làm vaccine không được phun thuốc khử trùng hay sát trùng. Không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Không sử dụng vaccine đã hết hạn hoặc chất lượng không chắc chắn. Không dùng thuốc sát trùng để vệ sinh các máng ăn, máng uống hay các dụng cụ dùng để chủng vaccine.

Chai, lọ đựng vaccine sau khi dùng hết phải tiệt trùng bằng thuốc sát trùng. Chỉ được chủng vaccine khi gà ở tình trạng sức khỏe tốt.

Trước khi chủng ngừa vaccine nên cho gà uống hạ sốt để giúp gà khỏe mạnh hơn.

3.2.2.3. Kết quả tìm hiểu quá trình tổ chức, quản lý điều hành sản xuất của trang trại

- Chủ trang trại thường xuyên cập nhật các thông tin có liên quan đến chăn nuôi gà từ mạng Internet, từ các đối tác cung cấp đầu vào, các thương lái và từ các chủ trang trại khác. Từ các thông tin có được, chủ trang trại đưa ra quyết định cho mỗi đợt vào gà: Số lượng nuôi, chủng loại gà, loại thức ăn và các loại thuốc thú y nào phù hợp nhất.

- Để đảm bảo cho quá trình chăn nuôi và tiêu thụ gà không bị gián đoạn trang trại đã xây dựng được mô hình quan hệ năm bên giữa chủ trang trại, Viện chăn nuôi, ngân hàng nông nghiệp, các công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi và thương lái ở các tỉnh lân cận. Dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ kinh tế giữa bốn đối tác có tính chất pháp lý. Mối quan hệ đó là:

Quan hệ giữa Viện chăn nuôi và trang trại là quan hệ cung ứng giống đảm bảo chất lượng, đồng thời chủ trang trại là người làm tiếp thị giống cho công ty và được nhận thù lao cho mỗi lần tiếp thị thành công. Từ đó trang trại đã chủ động được con giống trong chăn nuôi của mình.

Quan hệ giữa Ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng, Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo khế ước đã ký.

Quan hệ giữa trang trại và công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi. Công ty thức ăn chăn nuôi và trang trại ký kết hợp đồng đảm bảo các điều khoản về trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi các bên. Công ty đảm bảo cung cấp thức ăn đủ tiêu chuẩn thành phần dinh dưỡng, đủ số lượng cho cả lứa gà và vận chuyển thức ăn kịp thời khi trang trại gọi. Trang trại có nghĩa vụ thanh toán tiền cho công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi đầy đủ và được hưởng một phần chiết khấu khi xuất bán lứa gà xong.

Quan hệ giữa trang trại và thương lái, trang trại đảm bảo chất lượng gà thịt tốt nhất, mẫu mã ưa nhìn, cung cấp đủ số lượng, và giữ lời hứa khi thương lái đã đặt mua cả chuồng để giữ lòng tin giữa hai bên, đồng thời chủ trang trại

giới thiệu một số trang trại có gà đủ ngày tuổi xuất bán. Thương lái đảm bảo tiêu thụ tất cả các lứa gà của trang trại và thanh toán tiền ngay khi mua gà với giá cả theo thị trường.

Với mối quan hệ giữa năm bên mà trang trại tạo dựng được, dựa vào lòng tin, uy tín của các bên nên trang trại đã gần như chủ động được các yếu tố sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất.

3.2.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại

Chi phí xây dựng cơ bản cho 15.000 con gà thịt tại trang trại Phạm Thị Thuận

Để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của cả trang trại sau một năm hoạt động SXKD, khóa luận tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả cho số lượng một lứa gà 15.000 con. Dưới đây là bảng chi tổng chi phí cho quá xây dựng chuẩn bị để có thể nuôi 15.000 con gà thịt.

Bảng 3.4: Tổng chi phí xây dựng cơ sở cho chăn nuôi 15.000 con gà thịt

STT Chi phí Số lượng (Chiếc) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (VNĐ) Ghi chú 1 Chuồng trại 3 230.000.000 690.000.000 2 Máng ăn to 700 45.000 31.500.000

3 Khay chăn gà con 100 20.000 2.000.000

4 Xô 5 35.000 175.000

5 Máng uống (máng tự

động) 480 120.000 57.600.000

6 Kim tiêm ống thủy 2 2.700.000 5.400.000

12 Phên nứa 20 30.000 600.000

13 Nhiệt kế 1 100.000 100.000

14 Đèn ga 4 2.000.000 8.000.000

15 Máy bơm nước 4 1.500.000 6.000.000

16 Máy cắt mỏ 1 800.000 800.000

17 Quạt công nghiệp 6 1.500.000 9.000.000

18 Quạt thông gió siêu

công nghiệp 4 3.060.000 12.240.000

Tổng chi phí 823.039.000

Qua bảng tổng chi phí trên ta có thể thấy để có thể xây dựng một trang trại chăn nuôi với quy mô 15.000 con gà thịt cần một khoản vốn tương đối lớn để đảm bảo trang trại được duy trì và hoạt động ổn định.

Chi phí chăn nuôi gà trong một lứa gà 15.000 con giai đoạn từ 08/8/2018 – 08/11/2018

Trong quá trình chăn nuôi gà thịt luôn phải có những chi phí thường xuyên cho mỗi lứa gà như: Chi phí gà giống, thức ăn, thuốc thú y, chất độn chuồng, tiền điện, nhân công trực tiếp. Cụ thể các loại chi phí trực tiếp được trang trại theo dõi, ghi chép chi tiết, cụ thể. Đây là một trong những điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà thịt phạm thị thuận xóm khe mo 1 xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 46)