Lậu tận trí lực: Đức Như Lai vĩnh viễn trừ sạch các lậu, tập khí, đúng như thực biến trọn khắp các lậu, các tập khí của chúng sanh.

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 3 potx (Trang 27 - 28)

Phần Tạp Ký, nơi hàng thứ nhất trong trang thứ hai, hai chữ “tinh cầu”

nên bỏ đi. Trang mười lăm, câu “phi thị toán số chi sở năng tri” (chẳng thể tính toán mà biết được số) (lời chú giải ghi: nhiều đến nỗi không kể xiết), ý nghĩa tuy rõ ràng nhưng chưa giảng rõ ý nghĩa của chữ [“toán số”]. Toán số (算數) là “toán kế chi số” (con số do tính toán mà có), tức là những con số một, mười, trăm, ngàn, vạn, ức, triệu, kinh, tỷ, cai, nhưỡng, cấu, giản, chánh, tải94 ở phương này. Trong kinh Phật thì như trong phẩm A Tăng Kỳ của kinh Hoa Nghiêm đã nói tới một trăm bốn mươi con số, “vô lượng, vô biên” cũng nằm trong số ấy. Vì thế, ngài Ngẫu Ích nói: “A Tăng Kỳ, Vô Lượng, Vô Biên đều là danh xưng của các con số, quả thật là vô lượng của hữu lượng. Do đã là tên gọi của các con số nên là hữu lượng (có hạn lượng), nhưng trong kinh quả thật nêu chung chung số lượng nhiều không thể kể xiết nên đấy chính là vô lượng của vô lượng95”.

Trong cuốn Quán Thế Âm Kinh Tiên Chú, dưới câu “nhĩ thời Vô Tận Ý Bồ Tát” (lúc ấy, Vô Tận Ý Bồ Tát) nên thêm lời chú giải rằng: “Nhĩ (爾) lúc này, lúc ấy. „Nhĩ thời‟ là lúc đã nói xong phẩm Diệu Âm Bồ Tát”. Hàng thứ mười tám nơi trang mười sáu (hàng thứ hai chữ nhỏ), chữ Xúc (觸) bị viết sai thành Thương (觴).

Phần Tạp Ký trong Tâm Kinh Tiên Chú, nơi trang thứ hai, các hàng mười một, mười hai, mười ba, mười bốn, “bản Tâm Kinh được khắc trên đá thời [Thanh] Cao Tông (Càn Long), câu chú không giống”. Câu chú khác nhau là do năm đầu đời Cao Tông, lạt-ma Chương Gia96

đem các bài chú trong Đại Tạng Kinh dịch ra theo cách tụng niệm thông dụng của các lạt-ma Mông Cổ, đặt tên là Mãn Mông Phiên Hán Hợp Bích Đại Tạng Toàn Chú. Chữ Mãn, chữ Mông Cổ, chữ Phiên97 [chúng ta] đều chẳng biết đọc, ngay cả chữ Hán tuy biết, nhưng có khi phải dùng hai chữ, ba chữ, bốn chữ để viết vào một chỗ98. Nếu chẳng hướng đến người Mông Cổ và người Tây Tạng để

94

Đây là tên những con số theo lối đếm thời cổ, do không có chữ tương đương nên chúng tôi chỉ phiên âm tên gọi, chúng được liệt kê theo nguyên tắc số sau lớn gấp mười lần số trước.

95

Vô lượng của hữu lượng: Nghĩa là con số vô lượng ấy vẫn có thể tính đếm được, vì Vô Lượng là một trong 140 con số được kể trong phẩm A Tăng Kỳ, tuy rất lớn vẫn có thể tính được. Vô lượng của vô lượng nghĩa là một con số cực lớn, không hạn lượng, không cách nào tính đếm hình dung được.

96

Vị Chương Gia Lạt Ma được nói ở đây là vị Chương Gia Hô Đồ Khắc Đồ đời thứ ba, có tên là Nhã Tất Cát Đa (1716-1786).

97

Phiên là từ ngữ chỉ chung các sắc dân sống ở phía Tây Trung Hoa, nhưng ở đây được dùng để chỉ chữ Tây Tạng.

98

Do chữ Phạn đa âm trong khi tiếng Hán đơn âm nên đôi khi phải dùng nhiều chữ Hán để mô phỏng âm đọc một chữ Phạn. Chẳng hạn trong bài chú Nhất Thiết Như Lai Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn, để diễn tả cách đọc chữ Sdriya (âm Phạn chỉ có hai âm), bản tiếng Hán đã phải dùng đến bốn chữ “tất đát rị dã” và ghi chú nhỏ bên cạnh, “hợp tam”, tức là khi đọc phải dồn cả ba chữ đầu thành một chữ, đừng đọc tách rời ra). Do không có âm tương ứng, ngay cả cách đọc thần chú của người Tây Tạng cũng không diễn tả trung thành Phạn âm; ví dụ như họ đọc Vajra thành Ben-za. Người Mông Cổ hầu như không phát âm được âm H nên họ đọc Aum Mani Padme

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 1 - Phần 3 potx (Trang 27 - 28)