Pháp ngữ khai thị tại Tố Thực Đồng Duyên Xã (Hội cùng kết

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 1 ppsx (Trang 34 - 37)

duyên ăn chay) ở Nam Kinh

(Hoàng Sám Hoa và Cung Huệ Vân kính ghi)

Ấn Quang vô tri vô thức, ít tham cứu, ít học hành, nay được các vị đại cư sĩ chèo kéo, quả thật hổ thẹn sâu xa. Trộm nghĩ Phật pháp có năm thừa:

1) Nhân Thiên thừa: Nhân thừa trì Ngũ Giới, được sanh trong loài người. Thiên thừa hành Thập Thiện, được sanh lên cõi trời trong Dục Giới. Nếu còn hành thêm Tứ Thiền, Tứ Định16 thì sẽ sanh trong các cõi trời Sắc Giới hay Vô Sắc Giới.

2) Thanh Văn thừa: Tu Tứ Đế, đắc Tứ Sa Môn quả17

.

16

Tứ Thiền (Catvāri Dhyānāni): Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền, cùng mang chung đặc điểm là lìa cảm thọ nơi Dục Giới, quán sát Sắc Giới, Vô Sắc Giới. Bốn loại Thiền này có công năng đối trị các tâm sở như Tầm, Tư v.v… tăng trưởng các pháp lạc như Hỷ, Lạc v.v… Đồng thời là căn bản để phát khởi Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), Bát Giải Thoát, Bát Thắng Xứ, Thập Biến Xứ v.v… nên còn gọi là Căn Bản Định. Tứ Định chỉ bản thể của các địa vị do Duy Thức Tông đã lập như Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất, tức Minh Đắc Định, Minh Tăng Định, Ấn Thuận Định, Vô Gián Định.

17

Tứ Sa Môn Quả là Tứ Quả trong Tiểu Thừa, tức: Tư Đà Hoàn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán.

3) Duyên Giác thừa: Quán Thập Nhị Nhân Duyên, đắc Bích Chi Phật quả.

4) Bồ Tát thừa: Tu lục độ, vạn hạnh, chứng Bồ Tát quả.

5) Phật thừa: Hành đại từ đại bi, thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Tu Nhân Thiên thừa kiêm hành Bồ Tát thừa và Phật thừa thì chắc chỉ có mình pháp môn Tịnh Độ đó chăng? Ấy là vì Nhân Thiên thừa chỉ tu Ngũ Giới, Thập Thiện, đều là công đức hữu lậu18

; chỉ có pháp môn Tịnh Độ này có thể vượt tam giới, liễu sanh tử! Người tu Tịnh Độ ắt phải giữ vẹn luân thường, nghiêm túc trọn hết bổn phận của chính mình, cha từ, con hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận; lại còn dùng Tứ Hoằng Thệ Nguyện để mở rộng cái tâm, tự hành, dạy người, khiến cho khắp mọi người trong là cha mẹ, vợ con, ngoài là xóm giềng, làng nước đều cùng tu Ngũ Giới, Thập Thiện và tu pháp môn Tịnh Độ. Dùng tín nguyện sâu niệm Phật cầu sanh Tây Phương, người ấy tuy là phàm phu nhưng thật ra là Bồ Tát. Vì sao vậy? Do cái tâm rộng lớn!

Xưa kia có một vị Sa Di theo hầu một vị tôn giả đi đường, Sa Di chợt phát nguyện tự lợi lợi tha “trên cầu Bồ Đề, dưới hóa độ chúng sanh”, tôn giả liền bảo Sa Di đi trước. Sa Di chợt xoay chuyển ý nghĩ: “Chúng sanh nhiều như thế, làm sao để có thể độ thoát cho hết được! Chẳng thà tự lợi thì hơn”. Khi ấy, tôn giả liền bảo bước theo sau ngài. Sa Di lại chợt xoay chuyển ý nghĩ: “Vẫn phải nên độ thoát chúng sanh!” Tôn giả lại bảo Sa Di đi trước. Sa Di lấy làm lạ, hỏi lý do, tôn giả bảo:

“Thoạt đầu, con phát đại Bồ Đề tâm tức là Bồ Tát, ta tuy là La Hán nhưng vẫn thuộc Tiểu Thừa. Vì thế phải mời con đi trước. Kế đó, con lại lui sụt Bồ Đề tâm, ta là thánh nhân, con là phàm phu nên theo đúng lẽ phải đi sau. Sau đấy con lại phát Bồ Đề tâm, nên ta vẫn phải thỉnh con đi trước”. Do câu chuyện này thấy rằng: Phát Bồ Đề tâm công đức vô lượng vô biên! Chúng ta muốn tăng trưởng thiện căn không thể nào chẳng phát tâm Bồ Đề.

Nay đang thời mạt kiếp, lễ giáo suy vong; muốn vãn hồi thế đạo nhân tâm, ắt trước hết phải đề xướng nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi. Thánh nhân thế gian nói về nhân quả như “nhà tích thiện ắt niềm vui có

18

Hữu lậu (Sāsrava). Lậu (Āsrava) có nghĩa là rơi mất, rò rỉ, là tên khác của phiền não. Do có phiền não nên con người nẩy sanh lầm lỗi, gánh chịu quả khổ, mê muội lầm lạc lưu chuyển không ngừng trong thế giới, nên gọi là Hữu Lậu. Do tu tập Ngũ Giới, Thập Thiện sẽ có phước báo, nếu không có trí huệ hướng dẫn thì sẽ do phước liền tạo nghiệp, gây nhân sanh tử, khổ não nặng nề trong đời sau nên gọi là “công đức hữu lậu”.

thừa, nhà tích điều bất thiện ắt tai ương có thừa”, “làm lành trăm điều tốt đẹp giáng xuống, làm điều bất thiện trăm sự tai ương giáng xuống”

v.v… lời lẽ đơn giản, nhưng ý nghĩa bao trùm; người đời sau quen thói chẳng suy xét. Còn các bậc thánh nhân xuất thế gian thì nói nhân quả tường tận tột bậc. Nhờ đấy, bậc thượng trí liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh, kẻ tư cách trung hạ do xét thấy “làm ác mắc quả ác, làm lành được báo lành” cũng gắng sức làm lành. Dẫu là kẻ cùng hung cực ác cũng có phần kiêng sợ chẳng dám làm! Vì thế, nhân quả báo ứng thật sự là một pháp thông trên thấu dưới.

Cũng có kẻ bảo thuyết nhân quả báo ứng là Tiểu Thừa, chẳng biết lục độ vạn hạnh cũng là nhân quả. Từ đức Như Lai đã thành Đẳng Chánh Giác cho đến phàm phu đọa trong địa ngục A Tỳ đều không gì chẳng phải là nhân quả! Bởi thế, Phật giáo đề cao, giảng rõ nhân quả, có lợi sâu đậm cho con người vậy thay! Xưa kia Văn Vương cai trị bằng lòng nhân, ân trạch thấm đến cả xương khô, nhưng chưa đầy hai ba trăm năm, phong tục giết người tuẫn táng đã trọn khắp thiên hạ. Lại còn cho rằng “càng giết nhiều càng vẻ vang”, thiên tử, chư hầu, sĩ đại phu đều tùy theo khả năng mà giết, rốt cuộc đến khoảng mấy trăm, mấy ngàn người! Ngay như Tần Mục Công là một vị vua hiền, vẫn giết hơn một trăm bảy chục người để tuẫn táng. Ba vị họ Tử Xa19

chính là bầy tôi hiền của đất nước nhưng đều bị giết để tuẫn táng, huống hồ những kẻ khác ư? Nguyên nhân đều là vì chẳng biết đến nhân quả ba đời vậy! Từ khi Phật pháp truyền vào Trung Quốc trở đi, chưa hề nghe sử sách chép có chuyện tuẫn táng. Đấy cũng chưa hề chẳng phải là do thuyết nhân quả ba đời của đức Như Lai tạo nên!

Đang trong thời buổi này, sát kiếp lừng lẫy, càng phải nên đề xướng kiêng giết, ăn chay. Sát kiếp do sát nghiệp cảm thành. Sát nghiệp lớn nhất chính là ăn thịt. Do ăn thịt nên cảm vời hết thảy thiên tai, nhân họa, hạn hán, lụt lội, mưa dầm, ôn dịch, sâu rầy. Ăn thịt gây hại quá nhiều, nói chẳng thể hết được, đành nêu một thí dụ để chỉ rõ. Xưa kia vào thời

19

Tử Xa là một họ cổ của Trung Hoa, vốn là con cháu của một vị đại phu đời Tần tên là Tử Xa, con cháu lấy tên tổ tiên làm họ. Đời Tần Mục Công, nước Tần có ba vị đại phu nổi tiếng hiền tài là Tử Xa Trọng Hành, Tử Xa Yểm Tức và Tử Xa Kiềm Hổ. Khi Tần Mục Công chết, ba ông này đã bị con Tần Mục Công chôn sống để bồi táng Tần Mục Công theo di chúc của vua. Về sau, họ Tử Xa đổi thành họ Xa.

Liệt Quốc20, ở nước Lỗ có hai gã dũng sĩ, mỗi người ở một nơi. Một hôm gặp nhau, mua rượu cùng uống, một gã nói: “Không thịt chẳng thành cuộc vui! Hãy nên mua thịt”. Gã kia nói: “Tôi với anh đều có thịt, cần gì phải tìm thịt ở đâu nữa?” Liền cắt thịt của nhau ăn, lại còn cắt thịt của chính mình để dâng cho nhau đến nỗi chết ngắc!

Trong cái nhìn của chúng ta, hai gã ấy là kẻ đại ngu, nhưng [chúng ta] chẳng biết rằng “kẻ ăn thịt là vì chẳng hiểu rõ nhân quả báo ứng”. Mai kia con người chết đi [đầu thai] làm loài thú, thú chết đi thành người, ăn thịt lẫn nhau, có khác chi đâu? Chẳng qua khác biệt ở chỗ cách đời hay cùng thời mà thôi, nhưng còn tệ hơn! Hai gã dũng sĩ chết vì ăn thịt lẫn nhau, nhân quả báo ứng trong một lúc đều xong hết; chứ kẻ ăn thịt nhân quả dây dưa không dứt, báo ứng cũng chẳng có lúc nào xong. Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Do con người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành dê. Như thế cho đến mười loại chúng sanh, chết chết sống sống ăn nuốt lẫn nhau”. Kinh đã dạy rõ ràng như thế, thật đáng kinh hãi! Ở đây, tôi lại lược thuật vài nghĩa để làm sáng tỏ đạo lý [vì sao] “không nên ăn thịt”.

20

Liệt Quốc là cách gọi gộp chung của hai thời kỳ lớn trong vương triều nhà Châu, tức Xuân Thu và Chiến Quốc (có thuyết coi Liệt Quốc chỉ là tên gọi khác của thời kỳ Chiến Quốc).

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 1 ppsx (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)