Những sai phạm thường gặp và cách sửa chữa (1 tiết Tiết thứ 49) a Những sai phạm thường gặp

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2 doc (Trang 27 - 31)

a. Những sai phạm thường gặp

+ Trộn bêtông không đúng liều lượng: Thường xảy ra khi cân đong các thành phần vật liệu. Do vậy, cần cân đong bằng các dụng cụđúng qui định, không nên tùy tiện thêm bớt vật liệu nếu không có sựđồng ý của thiết kế.

+ Đổ bêtông quá thời gian cho phép và không liên tục: Xảy ra khi bố trí dây chuyền sản xuất không tốt (trộn bêtông quá nhiều, đổ và đầm không kịp), do mất điện hoặc do hư hỏng ván khuôn, cốt thép bất ngờ phải dừng lại để sửa chữa. Khi đổ bêtông bị dừng đột ngột phải đánh xờm bề mặt lớp đổ trước đểđảm bảo liên kết tốt với lớp đổ sau.

+ Cường độ không đạt mức thiết kế: Do không đảm bảo đúng liều lượng cấp phối, trộn không đều, đầm không kỹ, dưỡng hộ không đúng qui định.

+ Không đảm bảo chiều dày của lớp bêtông: Hiện tượng này thường xảy ra khi đổ bêtông móng và sàn, vì không có biện pháp kiểm tra và khống chế chiều dày. Khi kích thước tăng lên không chỉ gây lãng phí vật liệu mà còn làm tăng tải trọng cho công trình.

+ Bêtông bị rỗ hoặc bị xốp: Sai phạm này rất phổ biến trên các công trình. Bêtông bị rỗ mặt ngoài để lộ cốt thép ra, hoặc bị xốp sâu vào trong. Cốt thép bị hở sẽ dễ bị han gỉ, kết cấu có thể bị nứt. Sự dính kết giữa bêtông và cốt thép giảm. Bêtông xốp sẽ không đảm bảo độ đặc chắc, làm giảm khả năng chịu lực và nước dễ thấm qua.

Nguyên nhân làm bêtông bị rỗ hoặc bị xốp có thể là: đầm không kỹ, vữa ximăng chưa đủ bao quanh sỏi, ván khuôn không kín khít, nước ximăng bị chảy đi, cốt thép dày nhưng không chú ý đầm chọc kỹ, hoặc dùng sỏi quá to, đầm sót hay chiều cao đổ lớn gây nên hiện tượng phân tầng.

+ Kết cấu bêtông bị rạn nứt: Hiện tượng này thường xảy ra ở bề mặt bêtông có diện tích lớn, các khe nứt làm giảm khả năng chống thấm của công trình và tạo điều kiện để hơi nước xâm nhập làm hư hại cốt thép. Nguyên nhân chủ yếu là do sự co ngót quá lớn của bêtông, do không đảm bảo đúng những qui định về dưỡng hộ bêtông, hoặc khống chế nhiệt độ khi đổ bêtông không tốt, ngoài ra còn có thể do đặt sai vị trí cốt thép.

b. Cách sửa chữa những hư hỏng của kết cấu bêtông cốt thép

Khi sửa chữa, cần xác định rõ tình trạng, nguyên nhân hư hỏng, xác định phạm vi và mức độ hư hỏng, để từđó chọn những phương pháp thích hợp.

+ Xử lý chổ hỏng trước khi sửa chữa:

Trước khi sửa chữa, nhất thiết phải đục bỏ phần bêtông bị hư hỏng, nhưng tránh gây hư hỏng phần bêtông lân cận.

Khi đục bêtông, phải đục thành mạch nhám hình răng cưa, có những góc nhọn để gắn với bêtông mới được chắc chắn. Vùng đục đi phải có vách thẳng góc (nếu trên mặt bằng phải hình thành những hố có vách thẳng đứng), đồng thời mép vách phải tương đối thẳng, tránh nhấp nhô.

Khi đục xong cần phải rửa sạch và tưới ướt bề mặt đã đục, thông thường khoảng 2-3 giờ trước khi đổ, phải tưới nước liên tục để cho chổđó luôn ướt, nếu chổ hư hỏng có cốt thép lộ ra, phải tẩy gỉ cho cốt thép (tốt nhất là dùng cách phun cát ). Nếu sửa chữa bêtông mới đổ do bị rỗ, hỏng ...thì phải sửa chữa ngay trong vòng 24 giờ sau khi dỡ ván khuôn để đảm bảo dính chắc với nhau giữa lớp bêtông mới và cũ.

+ Các phương pháp sửa chữa: Tùy theo diện tích, kích thước và bề sâu hư hỏng mà chọn phương pháp sửa chữa thích hợp, các phương pháp thường dùng như:

· Sửa chữa bằng cách đổ bêtông: Sử dụng khi chỗ hư hỏng có dạng hình hang hốc chạy suốt mặt cắt hoặc ăn sâu vào cốt thép, khối lượng đắp vá tương đối lớn, vùng bêtông mới đổ bị rỗ lớn.

Trước hết đục phần bêtông bị hư hỏng, dùng bàn chải sắt chà xát hoặc dùng vòi phun cát thổi 5. Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu ±8

6. Sai lệch vị trí và cao độ của các chi tiết làm gối tựa cho các

sạch rồi xối nước rửa sạch. Rải một lớp vữa ximăng cát mỏng dưới 3cm, sau đó đổ bêtông vá lại.

· Sửa chữa bằng bêtông ép vữa: Phạm vi sử dụng cũng giống như cách đổ bêtông. Sau khi đục bỏ phần bêtông hư hỏng, ta nhồi đầy cốt liệu lớn có cấp phối nhất định vào vị trí, ép một lượt nước sạch để làm ướt cốt liệu và khai thông đường ép vữa, sau đó ép vữa ximăng cát vào tạo thành bêtông.

Phương pháp này có ưu điểm là sự dính kết giữa bêtông cũ và bêtông mới rất tốt, lượng co ngót giảm. Trong quá trình ép, thành phần vữa không thay đổi, áp lực phải đảm bảo ép đầy vào các khe rỗng của cốt liệu trong thời gian tương đối ngắn, quá trình ép vữa phải liên tục, kết hợp với đầm cạnh để nâng cao chất lượng và cải thiện bề mặt của bêtông. Sau khi ép xong cần duy trì áp lực nhất định trước khi vữa đông kết sơ bộ.

· Sửa chữa bằng bêtông phun vữa: Sử dụng khi lớp bêtông hư hỏng rất mỏng.

Dùng dòng khí áp lực cao và tốc độ lớn để phun vữa ximăng cát lên bề mặt bêtông bị hỏng sau khi đã đục hết phần bêtông long lở và xối rửa bằng nước cao áp.

Sau khi phun xong phải dưỡng hộ cẩn thận. Những ngày đầu không nên tưới nước quá nhiều để tránh làm trôi vữa vừa mới phun.

· Sửa chữa bằng phương pháp trát vữa đặc: Dùng để sửa bêtông mới đổ như lỗ bulông, bịt những hang hốc nhỏ nhưng sâu.

Phương pháp này có ưu điểm là dụng cụđơn giản, cường độ phần vá sửa cao và không sinh co ngót.

Khi trát phải trát theo từng lớp để miết nén được chặt, chiều dày mỗi lớp khoảng 1cm, mỗi lớp trát cần được nén bằng vồ và thanh gỗ cứng. Có thể vá liên tục từ lớp này sang lớp khác, nếu thấy có hiện tượng nhão thì dừng lại chờ khoảng 30 ¸ 40 phút sau đó vá tiếp. Khi đã vá đầy cần lấy một thanh gỗ cứng đậy lên mặt rồi dùng vồ gõ lên thanh gỗđó cho mặt vữa phẳng nhẵn.

Không được đắp vá lồi lên, không dùng đồ sắt hoặc dùng nước để láng mặt.

· Sửa chữa mặt bêtông bị rạn nứt: Trước khi sửa chữa phải tẩy sạch vết bẩn xung quanh chỗ hư hỏng. Nếu chỉ bịt kín khe nứt thì cách làm và sửa chữa nhưđối với khe co giãn., vật liệu gồm nhựa đường, cao su...Khi sửa chữa có thể dùng vật liệu tương đối loãng hoặc tìm cách đục lỗ rỗng khe nứt ra một chút rồi trát kín. Nếu phải khôi phục tính chất liền khối của kết cấu thì có thể ép vữa hay dùng keo epoxit để trát vào khe nứt.

c. Gia cố và sửa chữa các kết cấu bị hư hỏng + Những nguyên nhân cơ bản gây ra hư hỏng:

- Do những hoạt động của chiến tranh, các công trình có thể bị hư hỏng toàn bộ hoặc từng phần. - Do các tai biến của thiên nhiên như gió bão, động đất... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do sử dụng không đúng chức năng của thiết kế, công trình bị vượt tải. - Do đục nhiều lỗở những bức tường chịu lực trong quá trình sử dụng. - Do những sai sót trong quá trình thiết kế và thi công.

Muốn sử dụng công trình ta phải tiến hành kiểm tra mức độ hư hỏng, khả năng chịu tải của kết cấu đểđề ra phương pháp sửa chữa, khắc phục.

+ Các phương pháp gia cường: Việc lựa chọn phương pháp gia cường phụ thuộc vào: - Loại kết cấu cần gia cường.

- Mức độ hư hỏng của kết cấu.

- Số lượng kết cấu cần được gia cường. - Vị trí kết cấu cần được gia cường. - Loại vật liệu dùng để gia cường.

- Tải trọng sử dụng và việc khai thác không gian mà ởđó có các kết cấu cần được gia cường. - Điều kiện kiến trúc và những đòi hỏi về không gian.

Phương pháp gia cường có thể chia ra thành 2 nhóm:

Nhóm 1: Gia cường bằng cách làm các kết cấu mới hoạt động độc lập, không có sự tham gia

của các kết cấu cũ.

Phương pháp này tiến hành đơn giản khi thiết kế và sửa chữa nhưng đắt vì không tận dụng được kết cấu cũ, mặt khác làm giảm không gian sử dụng.

Nhóm 2: Gia cường bằng cách tăng cường khả năng chịu tải trọng của kết cấu cũ, có thể tiến hành theo 2 hướng:

- Không thay đổi sơđồ làm việc của kết cấu cũ: làm các vỏ bọc bằng bêtông lưới thép, bổ sung thép chịu lực, gắn vá...(tùy theo loại kết cấu và mức độ hư hỏng của nó).

- Thay đổi sơđồ làm việc của kết cấu: Tăng thêm các gối đỡ cứng như cột, các gối đỡ tam giác kiểu chống xiên, các gối đỡ hình thang kiểu giằng xiên, gia cường các kết cấu bêtông cốt thép bằng cách thêm các gối đỡ đàn hồi (dầm bêtông cốt thép đặt ở phía dưới đểđở hoặc đặt ở phía trên để treo...).

+ Những nguyên tắc gia cường và sửa chữa kết cấu:

Nếu kết cấu bêtông cốt thép bị hư hỏng do thiếu cốt thép hoặc cốt thép bị hư hỏng cần phải bổ sung cốt thép hoặc hàn thêm cốt thép vào cốt thép cũ.

Cốt thép được bổ sung không kết hợp với cốt thép cũ bằng các đường hàn, thì chỉ có thể cùng làm việc khi bêtông mới và cũ liên kết với nhau (ví dụ như vỏ bọc cột hư hỏng bằng bêtông lưới thép).

Cốt thép mới hàn vào cốt thép cũ và nằm ở lớp bêtông mới bảo đảm sự làm việc không những nhờ sự dính kết tốt giữa lớp lót bêtông mới và cũ, mà trước hết nhờđường hàn chịu lực giữa cốt thép mới và cũ.

Sự kết hợp làm việc giữa lớp bêtông gia cường và kết cấu cũ (được gia cường) cần phải bảo đảm cho sự làm việc của kết cấu như là một kết cấu toàn khối, sự kết hợp này hoàn toàn thực hiện được nếu tiến hành đúng qui trình kỹ thuật.

Nhiều thí nghiệm và thực tếđã chứng minh rằng, kết cấu bêtông cốt thép được sửa chữa có thể phục hồi đầy đủ chức năng với điều kiện có đầy đủ số lượng cốt thép tính toán và phần bêtông bị thiếu hụt hay bị hư hỏng được bổ sung.

Đểđảm bảo khả năng chịu tải của kết cấu sau khi gia cường và sửa chữa, khi tiến hành cần phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Mác bêtông mới gia cường cao hơn mác bêtông cũ của kết cấu cần được gia cường. - Vị trí tiếp giáp giữa bêtông mới và bêtông cũ phải được chọn đúng.

- Phải có biện pháp tăng cường khả năng dính kết giữa bêtông mới và cũ. - Tăng tiết diện bêtông trong vùng chịu nén ở vị trí có mô men uốn lớn nhất.

Chú ý:

. Vị trí tiếp giáp giữa bêtông mới và cũ cần phải được chuẩn bị chu đáo, đánh nhám bằng búa có răng, chải sạch bằng bàn chải sắt, trước khi đổ bêtông phải dùng nước rửa sạch, sau đó phủ lên một lớp vữa ximăng cát vàng mác cao rồi mới đổ bêtông.

. Sau khi đổ, bêtông phải được bảo dưỡng theo đúng qui phạm kỹ thuật để bêtông đạt cường độ thiết kế.

- Khi tiến hành sửa chữa phải có hệ thống chống đỡ đảm bảo an toàn và tránh hiện tượng chuyển vị của kết cấu.

2.7. An toàn trong công tác thi công bêtông. (1 tiết . Tiết thứ 50) a. An toàn ở khu vực làm việc

+ Nơi làm việc phải khô ráo, đường đi lại vận chuyển thuận tiện không bị vướng, khi dùng ván làm cầu lên xuống thì chiều dày ván ³ 4cm, đóng gỗ ngang làm bậc, không được để phẳng và dùng ván mục.

nơi đểđổ bêtông, những nơi cấm cần phải có đèn đỏ báo hiệu nguy hiểm.

+ Không được leo theo giáo để lên xuống nơi làm việc, phải có cầu thang riêng chắc chắn và cách vị tí làm việc ít nhất là 80cm. Cấm không được hút thuốc khi làm việc và nghỉ ngơi trên giàn giáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Không được lấy gạch đá hoặc những dụng cụ không đảm bảo kê lót dưới giáo. + Những nơi đổ bêtông cao hơn 2m phải làm giàn giáo có lan can.

+ Khi đổ bêtông sàn phải làm chân ngựa thấp để lót ván làm đường đi lại và vận chuyển bêtông đến nơi đổ, chân ngựa phải chắc chắn, không dùng gạch để thay chân ngựa. Nếu kéo bêtông bằng lỗ chừa sẵn trên sàn hoặc trần nhà thì khi nghỉ phải dùng ván đậy lại và không được ngồi nghỉ tại đó, người đứng nhận vật liệu tại đó phải đeo dây an toàn, không đứng trên sênô ô văng đã tháo vật chống ở dưới để đổ bêtông. Không được ngồi trên hai mép ván khuôn để đầm bêtông, mà phải đứng trên sàn công tác và phải có dây an toàn.

+ Khi đang đổ bêtông thì không được đi lại phía dưới, phải có biển báo cấm. + Khi đổ bêtông ở nơi có độ dốc trên 300 phải có dây an toàn.

+ Không được gánh bêtông đi trên đường, nếu dùng ròng rọc để vận chuyển vữa lên cao thì khi xô đang thả xuống không được gánh bêtông đổ vào.

b. An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu:

+ Phải kiểm tra dụng cụ kỹ càng, nếu có hiện tượng hư hỏng thì không được dùng, không được vứt dụng cụ hay những trang bị từ trên cao xuống mà phải chuyển theo dây hoặc chuyền tay mang xuống. Sau khi đổ bêtông xong phải thu xếp dụng cụ gọn gàng và rửa sạch, không được vứt bừa bãi hay để bêtông khô cứng trên những cụđó.

Bao ximăng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 bao, không được để dựa vào tường, phải để cách tường từ 0,6 - 1m làm lối đi lại.

c. An toàn khi vận chuyển bêtông.

Các đường vận chuyển bêtông trên cao cho các xe thô sơ đều phải có che chắn cẩn thận. Khi vận chuyển bằng băng tải thì góc nghiêng của băng tải không quá 200, lớp bêtông trên băng phải có độ dày ít nhất là 10cm, việc làm sạch những ống làm bằng cao su và các bộ phận khác chỉ được tiến hanh khi máy ngừng làm việc.

Chỉ vận chuyển vữa bêtông trên băng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế vận chuyển ngược chiều từ trên xuống.

Khi băng tải chuyền lên hoặc xuống phải tuân theo tính hiệu qui định.

Vận chuyển vữa lên cao thường dùng thùng có đáy đóng mở, đựng bêtông rồi dùng cần trục đưa lên cao, thùng vận chuyển phải bền chắc, không dò nước, dễđóng mở. Khi đưa thùng đến phễu đổ, không được đưa qua đầu công nhân đổ bêtông. Tốc độ quay ngang và đưa lên cao phải chậm vừa phải sao cho lúc nào dây treo thùng cũng gần như thẳng đứng. Chỉ khi nào thùng bêtông ở trong tư thế ổn định và cách miệng phểu một khoảng 1m mới được mở đáy thùng. Nếu dùng cần trục hay êlêvatơđể vận chuyển vữa bêtông lên cao thì khu vực làm việc phải rào lại trong phạm vi 3m2, có bảng cấm không cho người không có nhiệm vụ qua lại, ban đêm phải có đèn báo ngay trên bảng cấm.

d. An toàn khi đổ và đầm bêtông.

Khi đổ bêtông theo các máng nghiêng hoặc theo ống vòi voi cần phải kẹp chặt máy và thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép để tránh bị dật đứt khi vữa chuyển động.

Khi đổ vữa bêtông ởđộ cao trên 3m không có che chắn, phải đeo dây an toàn. Thi công ban đêm phải có đèn chiếu sáng.

Công nhân san đầm bêtông phải đi ủng cao su cách nước, cách điện, mặc quần áo phòng hộ, đeo găng tay đội mũ cứng.

e. An toàn khi dưỡng hộ bêtông.

kinh và phụ nữ có thai làm việc này.

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2 doc (Trang 27 - 31)