“Triêu càn tịch dịch” vốn là một thành ngữ phát xuất từ một câu nói trong sách Châu Dịch:

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 7 ppsx (Trang 30 - 33)

“Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược lệ, vô cữu” (Quân tử suốt ngày từ sáng đến tối cẩn thận dè dặt, không có chút coi thường, chểnh mảng nào, nên không lầm lỗi). Do vậy,

“triêu càn tịch dịch” có thể hiểu là luôn cố gắng cẩn thận, giữ gìn, không coi thường, buông lung ý niệm.

Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, Những bài viết khác 271

tiêu, trí sẽ rạng, không có lầm lỗi, đức được sáng tỏ, xưa kia là kẻ chẳng ra gì, nay là bậc đại hiền.

Do vậy biết đối với việc tự tu thì đạo Thành - Minh đã đủ rồi, nhưng để dạy người khác, nếu chẳng dùng nhân quả để giúp vào thì cũng khó khiến cho trọn hết mọi người đều tuân theo được! Kết hợp hai pháp nhân quả và Thành - Minh thì mới là đạo kế thiên lập cực7 nêu gương mẫu cho muôn đời của thánh nhân, đấy cũng chính là ánh sáng sẵn có trong tự tâm và Phật quang phổ chiếu pháp giới vậy.

Bất Huệ thường nói: “Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian lẫn xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh”.

Muốn vãn hồi kiếp vận, cứu chữa nhân tâm nhưng chẳng chú ý điều này thì giống như tìm cá trên cây! Bọn Tống Nho khí lượng hẹp hòi, trộm cắp những nghĩa trọng yếu trong kinh Phật để phát huy tâm pháp của thánh nhân Nho giáo đời trước, muốn cho kẻ học đời sau chẳng nghe tới Phật pháp nên âm thầm sùng phụng, bề ngoài chống trái, càng ra sức bài bác [Phật pháp], cho là thật sự chẳng hề có những chuyện nhân quả luân hồi như đức Phật đã nói, Ngài chỉ nhờ vào đó để gạt gẫm hàng ngu phu ngu phụ tuân phụng giáo pháp của Ngài mà thôi! Do báng Phật nên tuy là nhân quả do thánh nhân đã nói cũng như những sự tích luân hồi sanh tử được chép trong các bộ Sử Ký, Hán Thư họ đều chẳng buồn nhắc tới, chỉ lấy “trọn hết tình nghĩa, trọn hết bổn phận, chánh tâm, thành ý” để làm căn bản trị mình, trị người, trị nước mà thôi!

Họ lại còn nói con người chết rồi, hình hài đã mục nát, thần thức cũng phiêu tán, dẫu có chém - chặt - xay - giã thì lấy gì để thực hiện? Hơn nữa, thần thức đã phiêu tán, còn ai để thác sanh? Kẻ nói như vậy chẳng những phản bác Phật pháp mà còn hết sức phản bác những sự tích về thác sanh, biến hóa được chép trong Tứ Thư, Ngũ Kinh và Sử Ký, Hán Thư, riêng muốn dùng những cách ngăn lấp hậu học ấy khiến cho hàng hậu học đời đời chẳng được nghe Phật pháp để không ai biết những gì chính họ (tức bọn Tống Nho) đã đạt được [là do đâu mà có] và nhờ đó Nho Giáo cũng sẽ hưng thịnh. Họ chẳng biết cội gốc đã bị tổn thương thì cành nhánh làm sao tươi tốt cho được!

7“Kế thiên lập cực” là một thành ngữ hiểu theo nghĩa đen là kế thừa ngôi vua, do vua được xưng tụng là thiên tử (con trời), ngôi vị cao nhất trong vạn dân, nên gọi là “kế thiên lập cực”. xưng tụng là thiên tử (con trời), ngôi vị cao nhất trong vạn dân, nên gọi là “kế thiên lập cực”. Hiểu theo nghĩa rộng, “kế thiên lập cực” là kế thừa đạo trời, dự vào ngôi vị cao cả, tức ngôi vị thánh nhân, thuận theo mạng trời, được vạn dân ngưỡng vọng.

Từ đấy trở đi, phương cách để duy trì thế đạo nhân tâm chỉ là “trọn hết tình nghĩa, trọn hết bổn phận, chánh tâm, thành ý” mà thôi, hoàn toàn phế bỏ sự lý nhân quả thiện ác là cái thúc đẩy người khác chẳng thể không trọn hết tình nghĩa, trọn hết bổn phận, chánh tâm, thành ý! Cõi đời bậc đại hiền thì ít, kẻ [căn cơ] trung hạ lại nhiều. Nếu coi nhân quả là hư vô, con người chết đi sẽ vĩnh viễn diệt mất thì chính là lấp mất con đường gắng sức làm lành của kẻ trung hạ, mở tung đầu mối cho kẻ cuồng vọng phóng túng chẳng kiêng dè! Đến khi gió Âu vừa thổi qua, bồng bột ngả theo, lại bị biến đổi dữ dội đến tận gốc, rốt cuộc đến nỗi phế kinh điển, phế luân thường, bỏ lòng hiếu, vứt lòng thẹn, mà vẫn khoe khoang, chẳng biết hổ thẹn. Nếu như lý nhân quả chẳng bị bài xích, đả phá, có ai chịu xướng lên những vở tuồng xấu ác ấy để chuốc lấy quả báo vĩnh viễn đọa trong ác đạo ư? Các vị tiên sinh [bên Nho giáo] chỉ biết dùng kiểu đó để bảo vệ đạo Nho, chẳng ngờ do đấy mà đạo Nho bị diệt! Học thuyết gây lầm lạc cho người khác, còn quá nước lũ, mãnh thú, chẳng đáng sợ hay sao?

Gần đây, phong hóa trong cõi đời ngày một đi xuống, những người hữu tâm ai nấy đều đề xướng học Phật. Tại Vụ Nguyên, kể từ khi được cư sĩ Giang Dịch Viên đề xướng đến nay, nhân sĩ cả một vùng đua nhau phụ họa, đã có nhiều nơi lập phân xã. Ấy là vì mong được nhờ Từ quang của đức Phật để từ đó bỏ ác tu thiện, tiêu tai, lành bệnh, giặc cướp nhiều phen chẳng kéo đến, tật dịch nhiều phen không xảy ra, hễ mưa nắng trái thời thì niệm Phật cầu đảo bèn được ứng nghiệm. Người cả một vùng khâm phục lời lẽ của Dịch Viên giống như bảy mươi người khâm phục Khổng Tử8 vậy.

Nay tại huyện thành cũng lập phân xã, trước khi mở cửa, cư sĩ Tề Dụng Tu xin Bất Huệ lược thuật những nét chánh yếu dù ẩn hoặc hiển về Phật quang, cho nên tôi trình bày những chuyện trong hơn tám chín trăm năm qua để bậc thông sáng mai sau có cái để soi xét. Còn đối với những người ắt dốc sức thực hành thì [hãy nên] giữ vẹn luân thường, trọn hết

8

Theo Pháp Ngôn Nghĩa Sớ của Dương Hùng, chữ “thất thập tử” phát xuất từ một câu nói của Khổng Tử: “Tốc tai, thất thập tử chi tiếu Trọng Ni” (Nhanh chóng thay, bảy mươi người có thể giống như Trọng Ni vậy). Tiếp đó, Dương Hùng đã dẫn các lời chú giải như sau:

“Nhan Sư Cổ chú thích: Thất thập tử nghĩa là [trong số] bảy mươi hai người đệ tử thấu đạt đạo của thầy, chỉ nêu số người đã học thành cái đạo của thầy nên nói là bảy mươi”. Ở đây, Tổ Ấn Quang đã mượn thành ngữ này để khen ngợi ông Giang Dịch Viên cũng như khen ngợi những người do khâm phục ông Giang đã tự đề xướng tu trì Tịnh nghiệp tại các nơi giống như học trò Khổng Tử đã truyền bá cái đạo của thầy vậy.

Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, Những bài viết khác 273

bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, vâng giữ tám đức “hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ”, thực hiện tám sự “cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, lại còn phát Bồ Đề tâm, tín nguyện niệm Phật, tự hành dạy người cùng sanh về Tây Phương, cùng chứng vô lượng thọ, vô lượng quang để tâm quang của mỗi người cùng với Phật quang thường tịch và tâm quang từ Hạnh Đàn9 Tứ Thủy chiếu rọi lẫn nhau thì quốc gia may mắn lắm mà pháp đạo cũng may mắn lắm.

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 7 ppsx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)