người dân xã Ký Phú
Để sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển nhằm cải thiện và nâng cao cuộc sống của người nông dân. Đặc biệt là hướng tới một nền sinh kế bền vững cho nông dân ở các vùng nông thôn nói chung và nông dân trên địa bàn xã Ký Phú nói riêng thì việc xây dựng một mô hình sinh kế bền vững là điều cần thiết và tất yếu nhằm hướng tới một sự phát triển bền vững cho con người đặc biệt là những người nông dân. Hướng tới phát triển nhưng nó không đơn thuần là việc phát triển kinh tế mà còn cần phải song song với nó là tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày nay khi con người đang gánh chịu những hậu quả của các cuộc thảm họa thiên nhiên, các cuộc khủng hoảng kinh tế thì phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu và cần thiết.
Việc phát triển một sinh kế bền vững hiện nay cũng là một phương thức xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là một hướng tiếp cận mới trong phát triển và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
* Giải pháp phát triển nguồn lực con người
Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng là một chiến lược lâu dài, cần phải có sự quan tâm nỗ lực của người dân và các tổ chức xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời họ cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp hơn.
Thay đổi hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia đình, giáo dục lối sống, nhân phẩm. Phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để
xây dựng nguồn vốn con người. Một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội trong việc lựa chọn cho mình một sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bố chỉ tiêu hợp lý, khoa học hơn.
Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân, phát triển toàn diện về thể xác lẫn tinh thần.
*Giải pháp về chính sách vốn
Thiếu vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc tiếp cận nguồn vốn này người dân gặp phải rất nhiều khó khăn. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Xét về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn vốn từ bên ngoài với số lượng lớn. Vì vậy từ phía chính quyền địa phương cần phải có các chính sách chương trình cụ thể để giúp người dân tăng nguồn vốn đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo. Một số giải pháp cụ thể như sau:
- Cho vay đúng đối tượng: Những đối tượng đó phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo.
- Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: Đối với các hộ không nghèo cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân,…và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm này.
- Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ
- Đa dạng sinh kế nông hộ nhằm đảm bảo an ninh lương thực.
*Giải pháp về đất đai
Hiện nay đất canh tác của người dân còn manh mún nhỏ lẻ, phân bố không đều vì vậy cần phải có các chủ trương mới về ruộng đất, giao đất và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm sản xuất.
Các cấp có thẩm quyền trong xã cần có những biện pháp hợp lý để phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như chuyển nhượng, cho thuê… nhằm vận động tiến hành dồn điền đổi thửa để có diện tích canh tác tập trung hơn tạo điều kiện cho đầu tư thâm canh, chăm sóc và thu hoạch của người dân tại địa phương.
* Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn với quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, giao thông nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng từ việc mở rộng thị trường và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Mở rộng hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế càng phát triển, yêu cầu lượng thông tin càng nhiều.
* Về thị trường
Hiện nay trong sản xuất người dân phải xử lý nhiều khâu: sản xuất, phòng trừ thiên tai, dịch bệnh, giống, tiến bộ khoa học kĩ thuật,... đồng thời cũng do khả năng thông tin về thị trường có hạn nên họ có rất ít thời gian để tìm kiếm thị trường cho tiêu thụ sản phẩm nông sản của mình một cách hiệu quả nhất. Vì vậy các cấp chính quyền địa phương cần phải có phương hướng xây dựng, mở rộng, tìm kiếm thị trường để sản phẩm của người dân làm ra được tiêu thụ tốt đạt hiệu quả về thu lợi nhuận.
Đồng thời, hướng dẫn tạo điều kiện, cung cấp thông tin về giá cả thị trường cho các nông hộ để việc buôn bán các sản phẩm nông sản được thuận lợi nhằm tăng giá trị sản phẩm.
* Giải pháp về khoa học kĩ thuật
Tổ chức tốt các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng mô hình trình diễn cho địa phương để tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật từ các viện nghiên cứu, trại thực nghiệm, các tổ chức khuyến nông cấp trên đến các hộ nông dân.
Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ hộ sản xuất hàng hóa, đặc biệt là chủ trang trại.
Mở rộng hệ thống dịch vụ nhất là dịch vụ khoa học kỹ thuật để cung cấp vật tư và hướng dẫn hộ nông dân sản xuất, qua đó mua trao đổi sản phẩm cho các hộ. Hướng dẫn họ dùng phân bón, cải tạo đất, bảo vệ thực vật, trồng lúa nước và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn.
Tổ chức đào tạo cán bộ, những nông hộ có năng lực, trình độ làm công tác khuyến nông tại chỗ.
Cần có sự hỗ trợ của kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình điều tra nghiên cứu đa dạng hóa sinh kế nông hộ tại xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Do diện tích canh tác ít nên các hoạt động chủ yếu của người dân xã Ký Phú chủ yếu là phi nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi còn ít chủ yếu để phục vụ cho gia đình.
2. Nguồn lao động để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chỉ là những người già hết tuổi lao động, những người ở nhà. Lao động trẻ trên địa bàn xã hiện nay đã có việc làm ổn định tại các khu công nghiệp, xí nghiệp giúp làm tăng thu nhập trên cho bản than và gia đình.
3. Các hoạt động sinh kế của người dân xã Ký Phú hiện nay nhìn chung bền vững, ổn định, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện qua từng năm.
Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có những chính sách cũng như chiến lược hợp lý trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng các nguồn lực tại địa phương đồng thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân trong xã, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân tại xã cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội về các nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu khi các nguồn vốn sinh kế của người dân được bổ sung. Các chính sách, các dự án hỗ trợ cho người dân cần tính đến cái trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng với tư cách là chủ thể trung tâm bởi chỉ có chính họ mới có thể là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động
5.2. Kiến nghị
* Đối với nhà nước
- Có chính sách và biện pháp hỗ trợ về tạo lập và tăng cường vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sự liên kết giữa các hộ, hỗ trợ đào tạo người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
* Đối với chính quyền địa phương
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông nhằm kịp thời cung cấp thông tin cho bà con nông dân.
- Tăng cường chính sách tín dụng, liên kết chặt chẽ các ngân hàng tại địa phương nhằm hỗ trợ về vốn cho người dân.
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa phương, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở địa phương.
* Đối với các hộ nông dân
Để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì các hộ phải biết bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với hộ nghèo cần tận dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, nâng dần mức thu lên.
Hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn nâng cao những kỹ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sinh kế hộ nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao năng lực cho tầng lớp thanh niên để thay đổi sinh kế trong thời gian gần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã Ký Phú năm 2016, 2017, 2018. 2. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung
phân tích 2003.
3. Dự án giảm nghèo Việt Nam giai đoạn 2 (2009), Nghiên cứu sinh kế: Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2.
4. Dương Văn Sơn, 2011. Bài giảng Giám sát đánh giá khuyến nông. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Mỹ Vân (2009), Bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế.
7. Trần Đức Viên, Nguyễn Văn Vinh, Mai Văn Thành (2005), Phân cấp trong
quản lý tài nguyên rừng và sinh kế người dân, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nxb nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh
9. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020
II. Tài liệu internet
10. http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571