Tình trạng thiếu vitamin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất các loại thuốc vitamin bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí (Trang 46 - 49)

C 20H30O PTL: 286,5 Tên khác: retinol

b. Tác dụng dược lý

3.4 Tình trạng thiếu vitamin

Trong thời gian không được cung cấp từ thức ăn, cơ thể sử dụng phần vitamin dự trữ, lúc này có thể nhận thấy được ở tế bào sự rối loạn có liên quan đến sự vô hoạt của vài enzym.

Lượng vitamin dự trữ của cơ thể thay đổi tùy loại. Các biểu hiện lâm sàng xuất hiện sau một thời gian dài bị thiếu, có thể thấy các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu dưới dạng suy nhược không giải thích được như: không thích

ăn, sụt cân, mất ngủ hoặc bị kích thích mà không đặc trưng cho sự thiếu một vitamin cụ thể nào.

Nghiên cứu ở những người tình nguyện và khỏe mạnh theo chế độ ăn thiếu vitamin B1 thì trong ngày đầu có thể dùng lượng vitamin dự trữ, sau đó rối loạn tế bào xuất hiện nhưng đến tháng sau thì mới thấy các dấu hiệu lâm sàng của sự thiếu vitamin.Bệnh do không có một hoặc nhiều vitamin gọi là avitaminose, bệnh do thiếu vitamin một cách tương đối, kết hợp với nhiều chất khác gọi là hypovitaminose.

Nguyên nhân thiếu vitamin:  Do dinh dưỡng

Hiện nay trên thế giới chia thành 2 vùng:

- Các nước công nghiệp phát triển (chiếm 1/3 dân số toàn cầu) có nhu cầu dinh dưỡng về số lượng (hàng ngày cung cấp 3000 calori) và chất lượng cao (lượng protein khoảng 40 g/ngày).

- Các nước còn lại (chiếm 2/3) thì nhu cầu dinh dưỡng có thể hoàn toàn không được thỏa mãn về số lượng (≤ 2000 cal/ngày) và chất lượng (lượng protein chỉ bằng 1/5).

Ở các nước phát triển:

- Mất cân bằng dinh dưỡng do lựa chọn thức ăn theo sở thích nên không đầy đủ các vitamin cần thiết.

- Rối loạn hấp thu: do dùng nhiều thuốc có ảnh hưởng đến sự â hấp thu vitamin (kháng sinh, nhuận trường), phẫu thuật khiến cho dịch tiêu hóa bị giảm nên ít men, mật nên khó hấp thu các vitamin tan trong dầu.

- Gia tăng nhu cầu: bệnh nhiễm khuẩn cần nhiều vitamin để tạo kháng thể, dùng chung với các thuốc có ảnh hưởng đến sự hấp thu của vitamin như kháng sinh phổ rộng, thuốc chống co giật, …

Ở các nước kém phát triển:

- Khí hậu: dân Bắc Phi ít phơi nắng nên thường thiếu vitamin D, dân ở sa mạc thiếu rau quả tươi nên thiếu vitamin C.

- Mât độ dân cư và sự gia tăng dân số khiến cho nguồn lương thực tại địa phương không đủ cung cấp.

- Tập quán ăn uống: không ăn thịt để tránh bệnh kí sinh trùng, ăn chay.  Do các nguyên nhân khác

- Do hấp thu bị cản trở

- Avidin ở lòng trắng trứng tạo phức với biotin trong ruột ngăn cản hấp thu

- Ethanol ở người nghiện rượu hoặc bị ngộ độc cấp làm tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa nên giảm hấp thu vitamin B1, PP, B9, B12.

- Thiaminase trong thịt cá nước lợ ở Nhật phân hủy vitamin B1. - Dược phẩm

- Kháng sinh phổ rộng, sulfamid làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ruột.  Tương tác giữa các vitamin

- Lượng vitamin A nhiều gây loãng xương ở cừu mặc dù lượng vitamin D được cung cấp đầy đủ.

- Vitamin C cần cho vitamin B9 chuyển thành dạng hoạt động nên thiếu vitamin C sẽ gây thiếu vitamin B9.

- Vitamin B6 cần thiết cho việc tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan nên thiếu B6 sẽ làm thiếu vitamin B3.

- Gia tăng nhu cầu: bệnh nhiễm khuẩn cần nhiều vitamin để tạo kháng thể, dùng các thuốc có ảnh hưởng đến sự hấp thu của vitamin như kháng sinh phổ rộng, thuốc ngừa thai, thuốc chống co giật…

Bệnh do thừa vitamin gọi là hypervitaminose, nguyên nhân do ăn uống nhưng ít gặp, vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa, hoặc do lạm dụng thuốc.

Các vitamin tan trong nước khi thừa thì không gây độc cho cơ thể như các vitamin tan trong dầu: vitamin A gây tăng áp suất hộp sọ, vitamin C có thể gây sỏi thận, B6 làm rối loạn thần kinh cảm giác, B12 gây thừa Co làm tăng sản huyết áp, tăng hồng cầu quá mức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất các loại thuốc vitamin bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w