Đánh giá thực trạng kế toán Các khoản chi phí hoạt động tại Cục quản lý

Một phần của tài liệu 315 hoàn thiện công tác kế toán các khoản chi phí hoạt động tại cục quản lý lao động ngoài nước (Trang 44 - 50)

1.1 .Chi phí trong đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung

2.4. Đánh giá thực trạng kế toán Các khoản chi phí hoạt động tại Cục quản lý

lao

động ngoài nước 2.4.1. Ưu điểm

a. về bộ máy kế toán

- Phòng Ke hoạch - Tài chính thuộc CQLLĐNN được vận hành bởi đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao và kinh nghiệm nhiều năm làm việc, luôn nghiêm túc bám sát các quy định của bộ Tài chính trong kế toán và nhanh chóng cập nhật, điều chỉnh

theo quy định của Trung ương. Bộ phận luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,

tinh thần đoàn kết tốt, luôn giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Công tác kế toán được sự hỗ trợ tối đa của phần mềm kế toán và ứng dụng tin học. Các phần mềm này được điều chỉnh, cập nhật sao cho phù hợp với đặc điểm kế toán của

đơn vị, góp phần phản ánh chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị. Vì vậy,

việc kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành dự toán chi nói riêng và chế độ tài chính sách

nói chung được nâng cao.

- Xuất phát là CQLLĐNN, các CBCNV hầu hết đều tiếp xúc nhiều với môi trường các nước trên thế giới, do đó, phong thái làm việc của đội ngũ cán bộ đều năng động, cởi

mở, khả năng ngoại ngữ khá tốt. Ngôn ngữ chung nhất là tiếng Anh không gây trở ngại

đến quá trình làm việc.

được bố trị tương đối rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ, nhiều cây cảnh, không để xảy ra hiện tượng mốc, hỏng giấy tờ.

- Công tác lập dự toán cho năm và chi hoạt động được quản lý khá chặt chẽ, tránh lãng phí và bám sát với kế hoạch.

- Số liệu ghi trên sổ kế toán đầy đủ, chính xác và trung thực.

- Hệ thống chứng từ tại Cục được tổ chức khá đầy đủ và hợp lý dựa trên các quy định về chứng từ kế toán hiện hành của Bộ Tài chính và đặc điểm hoạt động của đơn vị.

Trình tự luân chuyển các loại chứng từ cũng tương đối phù hợp, gói gọn và khoa học, giúp hoạt động của đơn vị diễn ra nhanh chóng và kịp thời. Do đó, công tác kế toán nói

chung và công tác kế toán chi hoạt động nói riêng được thực hiện một cách minh bạch,

rõ ràng, có căn cứ vững chắc, đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho việc tham mưu với

lãnh đạo đơn vị.

- Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung giúp đơn vị lưu các nghiệp vụ theo trình tự thời gian nên thuận lợi cho việc theo dõi, rà soát, kiểm tra đối chiếu từng nghiệp vụ kinh tế. Việc ứng dụng công tác kế toán trên máy tính cũng thuận tiện hơn. Sổ sách đơn giản, dễ hiểu, dễ theo dõi và ghi chép; quá trình in ấn cũng không mất nhiều thời gian. Mặt khác, việc sắp xếp chứng từ, đóng sổ cũng không yêu cầu trình độ nhân viên quá cao, việc kiểm tra, đối chiếu thông tin có thể thực hiện bất cứ lúc nào.

- Bộ máy kế toán của đơn vị luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đó là ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết và hỗ trợ

2.4.2. Nhược điểm

- CQLLĐNN sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, mà nhược điểm của hình thức kế toán này là số nghiệp vụ phải ghi chép tương đối nhiều. Bên cạnh đó một nghiệp vụ có thể bị ghi vào sổ Nhật ký chung nhiều lần. vì vậy khi tổng hợp vào sổ Cái, kế toán phải kiểm tra thật kỹ.

- Hệ thống máy tính làm việc tại phòng Kế Hoạch - Tài chính có dấu hiệu đi xuống, công suất hoạt động kém, đôi khi mất rất nhiều thời gian tắt/mở chương trình, thực hiện

thao tác, dễ gây khó khăn, ức chế cho đội ngũ CBNV. Trong khi đó giá thành tại thời điểm mua tương đối cao và thời gian khấu hao chưa được lâu.

- Các nhân viên kế toán tuy có hiểu biết sâu về mảng mình đảm nhận nhưng vẫn còn một số hạn chế ở các mảng kế toán khác. Ví dụ, theo quan sát của tôi, kế toán ngân

sách không nắm được rõ ràng các đặc điểm về kế toán chi phí ở đơn vị. Có thể nói, các

cá nhân chưa thực sự “đa năng”, trong tình huống có một người vắng mặt đột xuất thì sẽ

không có ai thay thế, gây đình trệ công việc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở mục này, bài viết đã tập trung đi vào thực trạng kế toán các khoản chi phí hoạt động tại CQLLĐNN, cụ thể về hai khoản chính là “Chi cho thanh toán cá nhân” và “Chi về hàng hóa, dịch vụ” và đưa ra các đánh giá về tình hình thực tế trên góc nhìn sinh viên. Nói chung, tổ chức kế toán và bộ máy kế toán đã và đang hoàn thành tốt công việc, luôn hướng tới mục tiêu đạt được chỉ tiêu của bộ máy đề ra, song trong đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI CỤC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NGOÀI NƯỚC

3.1. Phương hướng hoạt động của Cục quản lý lao động ngoài nước nói riêng

Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội nói chung giai đoạn 2020 - 2021

CQLLĐNN tiếp tục làm tốt công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, thường xuyên kiểm soát, thanh tra, kiểm tra các công ty xuất khẩu lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hạn chế tình trạng lao động bỏ trốn ở các nước.

Trong “Báo cáo kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”, bộ xề xuất tiếp tục làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, với phương châm hành động của Chính phủ là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”, cùng một số điểm chính là:

- Trong công tác hoạt động phải đề cao việc việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Việc xây dựng dự toán kinh phí phải chặt chẽ, công tác phê duyệt mua sắm, sửa chữa, lựa chọn nhà thầu đảm bảo quy định, tiêu chuẩn, định mức. Cùng với đó, công tác

phê duyệt quyết toán đúng quy định.

- Có kế hoạch thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong bối cảnh đại dịch.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán Các khoản chi phí hoạt động tại Cục quản lý lao

động ngoài nước.

a. về tổ chức kế toán

- Duy trì việc áp dụng đúng các chuẩn mực, chế độ, luật, thông tư của Bộ Tài chính nhằm giúp cho việc ghi nhận, hạch toán được minh bạch, rõ ràng và thích hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ, khuyến khích CBCNV đi học các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ kế toán, sử dụng phần mềm... để trau dồi thêm kỹ năng,

kiến thức.

- Nghiêm túc trong quá trình đánh giá chuyên cần, năng lực làm việc

- Tổ chức phát động phong trào thi đua, khen thưởng cho các cá nhân xuất sắc.

b. về công tác kế toán

- Tiếp tục phát huy việc lưu giữ sổ sách, chứng từ. Các chứng từ phải được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, quản lý theo số hiệu và đóng thành quyển theo từng tháng, quý,

năm, hỗ trợ tối đa cho việc kiểm soát và phát hiện sai sót

- Việc chi tiêu hoạt động của Cục phải được cân nhắc thực hiện theo đúng kế hoạch và nhu cầu, tránh thất thoát, lãng phí.

- Tiếp tục nâng cao, hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị - Kiểm tra việc ghi chép, lưu giữ các nghiệp vụ thường xuyên

- Nâng cấp, bảo dưỡng, thay thế hệ thống máy tính, phần mềm một cách hợp lý, giúp quá trình làm việc diễn ra trơn chu hơn, tạo sự thoải mái cho người làm kế toán. - Bộ phận kế toán nên thường xuyên có những buổi họp để trao đổi, phổ biến kiến

- Công tác thi tuyển công chức, viên chức cho Phòng Ke hoạch - Tài chính để bổ

sung nhân lực, tránh việc kiêm nhiệm để công việc thêm minh bạch, bên cạnh đó cũng cần tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các CBCNV hiện tại.

- Tăng cường công tác khuyến khích thi đua, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc.

- Thanh tra, kiểm tra định kỳ về việc chấp hành thông tư, luật Kế toán, luật Ngân sách,... nhằm phát hiện và xử lý các vấn đề kịp thời.

Một phần của tài liệu 315 hoàn thiện công tác kế toán các khoản chi phí hoạt động tại cục quản lý lao động ngoài nước (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w