1.3.1. Tại Mỹ
Tại TTCK Mỹ, việc CBTT có ảnh hưởng rất lớn tới giá chứng khoán, ví dụ như vụ “Ngày thứ hai đen tối” năm 1929 đã làm giá chứng khoán lao dốc một cách thảm hại do việc CBTT không chính xác khi làm mất niềm tin của nhà đầu tư, từ đó khiến tổn thất
hàng triệu đô là cùng với đó là khiến thị trường bất ổn trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, việc CBTT tại Mỹ được quy định rất chặt chẽ nhằm minh bạch hóa thông tin, để bảo vệ các nhà đầu tư nói riêng, TTCK Mỹ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nếu thông tin không trung thực, rất có thể nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để mua cổ phiếu nhưng giá trị cổ phiếu họ đang nắm giữ thực chất lại là ảo. Trước tình trạng này, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã công bố Luật Chứng khoán Liên bang, quy định rõ ràng về việc CBTT nhằm tối thiểu hóa rủi ro cho nhà đầu tư, trong đó, bắt buộc những công ty niêm yết chỉ rõ trong bản cáo bạch những rủi ro trong hoạt động công ty và công bố rõ ràng đến công chúng.Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp liên quan đến pháp lý của công ty (nếu có). Khi công
bố những thông tin này thì đều ít nhiều tác động tới giá chứng khoán, tùy thuộc nội dung,
mức độ ảnh hưởng của thông tin được công bố tới lợi nhuận của nhà đầu tư. Nợ càng cao, tranh chấp pháp lý càng nhiều thì giá chứng khoán càng thấp, và ngược lại.Thông tin trong BCTC của doanh nghiệp trước khi công bố cần được kiểm toán, đặc biệt là những thông tin quan trọng như doanh thu thuần, tổng tài sản, nợ dài hạn, cổ tức... có ý nghĩa quyết định tới giá chứng khoán.Vì thế, các công ty của Mỹ rất thận trọng và thường
đưa ra những thời điểm thích hợp để CBTT, làm thay đổi giá cổ phiếu theo hướng tích cực.
Cũng sau sự sụp đổ gây chấn động nước Mỹ của nhiều tập đoàn lớn như Enron, WorldCom, Peregrine Systems...,nước Mỹ mới ban hành một đạo luật nhằm ngăn chặn những gian dối tài chính và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Được quốc hội Mỹ thông qua ngày 30/7/2002, đạo luật Sarbanes-Oxley (hay còn được gọi là Sarbox, SOX) được bảo trợ bởi nguyên Thượng nghĩ sỹ bang Maryland, Paul Sarbanes và nghị sỹ Micheal Oxley và là một trong những luật căn bản của nghề kiểm toán. Đây có thể coi là một sự tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý thị trường Việt Nam ,nhất là trong bối cảnh hiện nay khi liên tục xảy ra nhiều trường hợp vi phạm CBTT ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư.Đạo
luật Sarbanes-Oxley có 6 điểm quan trọng:
- Các CEO và CFO đều phải ký vào và cam kết đảm bảo về tính chính xác trong các báo cáo tài chính mà công ty công bố trước công chúng đầu tư. Các báo cáo này phải
đảm bảo thể hiện trung thực nhất các kết quả hoạt động của công ty. Nếu thông tin sai, các vị này có thể phải ngồi tù.
- Các công ty phải lập ra Ban giám sát Kế toán của công ty mình trong đó có thẩm quyền đặc biệt quan trọng chưa từng có trước đó là giám sát công tác và các công ty làm
kiểm toán cho công ty đó. Một loạt quy định và tiêu chuẩn mới cũng được đưa ra.
- Ban giám đốc không được trực tiếp quyết định về số phận của các công ty kiểm toán làm hợp đồng với họ mà quyền đó thuộc về một Ban Kiểm toán của công ty. Ban này sẽ quyết định thuê, không thuê, sa thải - không sa thải, chấm dứt hay không chấm dứt hợp đồng với các công ty kiểm toán đó.
- Các công ty kiểm toán bị rút quyền bớt cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán của họ để đảm bảo họ không bị các lợi ích làm lung lay. Các dịch vụ này phải do các công ty khác cung cấp.
- Trong bộ báo cáo hàng năm phải có một Báo cáo kiểm soát nội bộ trong đó thể hiện các vấn đề liên quan đến công tác kiểm toán một cách khá toàn diện. Báo cáo này phải có chứng thực của công ty kiểm toán.
- Đạo luật đưa ra các hình phát rất nghiêm khắc nếu vi phạm các quy định về kiểm toán như việc có thể tuyên án đến 20 năm tù với các tội danh như phá hủy tài liệu.
Vấn đề công bố minh bạch thông minh luôn đi kèm lợi ích vàchi phí nên ta cần điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của mình để tránh tạo ra nhiều áp lực chi phí lên công
ty. Thực tế trên thị trường Việt Nam ta thấy hành lang pháp lý về hoạt động kế toán, kiểm soát nội bộ còn chưa cao. Trách nhiệm của ban giám đốc điều hành, kế toán trưởng
cũng chưa có những quy định và chế tài rõ ràng... đây là những điểm ta có thể áp dụng linh hoạt để tăng chất lượng thông tin tại Việt Nam, tăng niềm tin cho các nhà đầu tư.
1.3.2. Tại Pháp
Việc CBTT ảnh hưởng rất nhiều tới giá chứng khoán tại Pháp. Vì thế mà việc công bố này được kiểm soát rất chặt, trừ việc huy động vốn với giá trị nhỏ hơn 100.000 Euro; khác hẳn so với doanh nghiệp Việt Nam là phải có cả kiểm toán về lợi nhuận (giá trị có thể thực hiện trong tương lai), hay nói khác đi, thông tin phải trung thực, dù khó có thể xác định chính xác khoản lợi nhuận này trong tương lai. Xác nhận của kiểm toán về mức độ tin cậy trong dự báo lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp sẽ được chuyển đến cơ quan giám sát TTCK và nhà đầu tư. Đây là một chỉ báo quan trọng cho nhà đầu tư tại Pháp, bởi thực tế khi nhà đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp chính là mua tương lai của doanh nghiệp đó. và khi mức độ tin cậy về lợi nhuận tương lai cao, và dự báo lợi nhuận cũng cao thì giá chứng khoán sẽ biến động theo một chiều hướng tốt. Như vậy, ở Pháp, ta thấy có ba điểm khác biệt cơ bản so với Việt Nam: Thứ nhất, điểm khác biệt có bản so với công ty Việt Nam là kiểm toán viên phải xác nhận cả những dự báo về lợi nhuận trong tương lai (tại Việt Nam, chỉ kiểm soát
những dữ liệu quá khứ). Để có thể xác nhận những dự báo lợi nhuận, kiểm toán viên phải tiếp cận và đối thoại nghiêm túc với ban lãnh đạo công ty. Mặc dù không ai có thể khẳng định chắc chắn khoản lợi nhuận tương lai của công ty nhưng yêu cầu này đòi hỏi kiểm toán viên và lãnh đạo công ty phải trung thực, thẳng thắn và thật sự nghiêm túc trong việc đánh giá tưởng lai công ty. Xác nhận của kiểm toán viên về mức độ tin cậy trong dự báo lợi nhuận công ty sẽ được chuyển đến cơ quan giám sát TTCK và nhà đầu tư. Đây là một chỉ báo quan trọng cho nhà đầu tư, bởi thực tế nhà đầu tư mua cổ phiếu dựa vào những tiềm năng trong tương lai của công ty.
Điểm khác biệt thứ hai là Cơ quan quản lý các thị trường tài chính Pháp (AMF) sẽ giám sát tất cả thông tin quảng cáo của các công ty liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn 3 tháng từ ngày công bố bản cáo bạch, thời gian công bố cũng như địa điểm nhà đầu tư có thể lấy để tham khảo. Theo ông Bruno, Phó tổng thư ký AMF, tại Pháp cũng có nhiều trường hợp công ty sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chỉ để truyển tải những thông tin tốt cho mình, vì thế, AMF có trách nhiệm phải giám sát thông
tin của công ty này, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước
khi công ty được phép phát hành chứng khoán hay huy động vốn. Điểm khác biệt thứ ba
trong hồ sơ huy động vốn của công ty Pháp là công ty phải lập cáo bạch tóm tắt dưới 2500 chữ để giúp người ít thời gian vẫn có thể tiếp nhận thông tin chủ yếu về công ty. Tại Pháp, nhiều công ty có cáo bạch tới 500 trang nên việc yêu cầu phải có 1 bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu trách nhiệm
dân sự nếu tóm tắt có nội dụng lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với bản chính. Để đảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, AMF quy định bản cáo bạch của công ty phải có 3 đối tượng cũng liên đói chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin, kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư. Ngoài ra AMF cũng phải chịu trách
nhiệm nếu không phát hiện được những lỗi cơ bản trong bản cáo bạch của công ty mà đang ra phải phát hiện được. Trong trường hợp này, thẩm phán sẽ có một quy định riêng để xử lý trách nhiệm của người thuộc AMF. Sau sự kiểm duyệt chặt chẽ trên, nếu một công ty được thông qua một bản cáo bạch tại Pháp hay một quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu (EU), công ty có quyền huy động vốn tại bất kỳ thị trường nào ở EU. Đây
là một lợi thế rất lớn cho công ty thuộc EU. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty ở Pháp cũng phải thực hiện nghĩa vụ CBTT định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Những báo cáo này phải được gửi đồng thời đến cơ quan quản lý và nhà đầu tư thông qua các phương pháp khác nhau. Theo ông Bruno, với nhà đầu tư sẽ là tốt nhất nều công ty thực hiện CBTT hàng ngày. Tuy nhiên với công ty, việc yêu cầu thông tin với họ quá liên tục hoặc chi tiết là việc rất nguy hiệm, bởi khi đó người lãnh đạo sẽ chỉ chú ý đến hiệu quả trước mắt mà không tập trung cho phát triển dài hạn.
1.3.3. Tại Singapore
Từ năm 2009, các chỉ số minh bạch thông tin công ty (CTI) được thay thế bằng chỉ số quản trị và minh bạch thông tin (Governance and Transparency Index -GTI). Nhóm các chỉ số này được tờ Business Times, Trung tâm quản trị công ty (CGIO), các học viện và các tổ chức thuộc Trường Kinh doanh -Đại học Quốc gia Singapore phối hợp cùng xây dựng. Bên cạnh đó, còn có sự tài trợ của CPA Australia và sự hỗ trợ của Hiệp hội Đầu tư và Quản lý Singapore. Chỉ số này được chia thành 2 nhóm chính: quản trị công ty và minh bạch thông tin với số điểm đánh giá cao nhất cho mỗi nhóm lần lượt là 75 và 25. Các điểm cơ bản đánh giá công ty dựa trên:
- Vấn đề về hội đồng quản trị và ban giám đốc (Điểm cao nhất = 35điểm)
- Vấn đề về chính sách lương thưởng (Điểm cao nhất = 20 điểm)
- Vấn đề về kế toán và kiểm toán (Điểm cao nhất= 20 điểm)
- Vấn đề về minh bạch và mối quan hệ với nhà đầu tư (Điểm caonhất = 25 điểm)
Bên cạnh đó, các điểm điều chỉnh bao gồm: đánh giá “chế độ đãi ngộ và hệ thống
thưởng phạt”; trong đó, các công ty có thể được cộng thêm điểm hoặc bị trừ điểm trên tổng điểm GTI. Để đánh giá được tổng điểm GTI của các công ty niêm yết trên TTCK Singapore, các nguồn thông tin sơ cấp được sử dụng, như: các báo cáo thường niên của năm trước đó, các thông tin công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX.net)
hoặc website của công ty Điểm nổi bật của phương pháp này là trên website của báo Business Times, Trung tâm Quản trị doanh nghiệp và Báo cáo tài chính Singapore
(CGFR) và CPA Australia có cung cấp các hình thức mẫu để các công ty có thể điền thông tin và tự đánh giá điểm GTI của mình. Sau đó, các công ty có thể gửi bản tự đánh giá này cho CGFR hoặc CPA Australia chi nhánh tại Singapore và họ sẽ đưa ra những nhận xét giúp cho công ty có thể cải thiện được chỉ số này. Đây thực sự là điểm mới so với các phương pháp đánh giá minh bạch thông tin khác, bởi nó cho phép các công ty có
thể chủ động hơn trong việc cải thiện niềm tin đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra tại Singapore, người ta cũng ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề công bố chính sách mua - bán cổ phiếu của công ty, thâm niên của giám đốc độc lập, CBTT về việc bầu lại CEO hay công bố các thông tin về rủi ro phi tài chính.
1.3.4. Tại Đài Loan
Năm 2003, Viện nghiên cứu Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (Securities and Futures Institute -SFI) dưới sự chỉ đạo của Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE)
và Sàn Giao dịch chứng khoán phi tập trung (GTSM) đã công bố Hệ thống xếp hạng mức độ công bố và minh bạch hóa thông tin, viết tắt là IDTRS (Information Disclosure and Transparency Ranking System) để đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin của tất cả các công ty niêm yết trên TTCK Đài Loan. SFI đã thành lập một Ủy ban Đo lường mức độ minh bạch hóa thông tin (Information Disclosure Evaluation Committee -IDE) để xây dựng hệ thống chỉ số IDTRS. Tất cảcác công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán TWSE và GTSM đều được chấm điểm, chỉ loại trừ một số công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Các công ty được đánh giá dựa trên một hệ thống các tiêu chí về CBTT. Năm 2003, khi bắt đầu tiến hành đánh giá, bộ tiêu chí này gồm 62 câu
hỏi, năm 2004 là 88 câu hỏi và đến năm 2012 đã tăng lên 113 câu hỏi. Bộ tiêu chí gồm 5 nội dung chính, cụ thể:
- Tuân thủ CBTT bắt buộc: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến việc tuân thủ quy trình CBTT cho các công ty niêm yết, về tổ chức họp báo, báo cáo thông tin quản lý, thông báo thay đổi về giao dịch cổphiếu nội bộ, mua sắm thanh lý tài sản, kiểm toán nội bộ, báo cáo tài chính...
- Thời hạn báo cáo: Gồm các câu hỏi liên quan đến việc CBTT đúng thời hạn các báo cáo tài chính năm, quý, các báo cáo thường niên; lãi - lỗ từ việc đầu tư vào Trung Quốc lục địa hay các chi nhánh nước ngoài khác; về ban giám đốc, ban kiểm soát trong doanh nghiệp; về cổ phiếu quỹ...
- CBTT về dự báo tài chính: Gồm các câu hỏi, như: công ty có tự nguyện thông tin về dự báo tài chính hay không? Công bốcác yếu tố có thể làm thay đổi kết quả sản xuất, kinh doanh thực tế so với kế hoạch không? Có cập nhật thông tin dự báo theo đúng quy định không ?...
- CBTT trong các báo cáo thường niên nhằm đánh giá tính minh bạch về tình hình tài chính, khả năng hoạt động, chất lượng nhân viên, cơ cấu hội đồng quản trị và cơ cấu sở hữu.
- Công bố về website hoạt động: Gồm các câu hỏi đánh giá các thông tin trên website về tính dễ dàng tiếp cận thông tin; về tính kịp thời của thông tin và các câu hỏi khác. Cụ thể như: Website có cho biết quy trình mua bán, thanh lý tài sản cố định? Mối quan hệ với nhà đầu tư? Có cung cấp ghi âm hoặc video cuộc họp đại hội đồng cổ đông?
Có công bố thành phần ban giám đốc, bộ máy kiểm soát nội bộ và chức năng nhiệm vụ của họ?. Nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống xếp hạng công bố và minh bạch thông tin đến các nhà đầu tư tại Đài Loan” của Huang, Chang, Fu (2007) đã khẳng định, những
ảnh hưởng nhất định của chỉ số IDTRS. Cụ thể, nghiên cứu đưa ra những bằng chứng cho thấy, tầm quan trọng của việc ban hành chỉ số IDTRS trong việc góp phần cải thiện tình trạng minh bạch thông tin trên thị trường. Từ đó, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp, tạo lập và giữ vững niềm tin của các nhà đầu tư, cũng như cảnh báo sớm những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
1.3.5. Tại Việt Nam
Có thể thấy tại Việt Nam, cơ sở pháp chế về hoạt động công bố thông tin trên TTCK ở nước ta không ngừng được hoàn thiện và đi vào nền nếp. Tuy nhiên, cũng phải