PHẦN KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu nienluan32 (1) doc (Trang 26 - 29)

Quyền tiếp cận thông tin của cổ động là một trong những quyền quan trọng nhất để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư trong việc đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể. Thông qua thực hiện quyền này, cổ đông có thể nắm được tình hình kinh

doanh của doanh nghiệp, nắm vững các kế hoạch, dự án sắp đầu tư, trực tiếp kiểm tra được những kết quả của dự án đó một cách xuyên suốt từ khi hình thành cho đến lúc thực hiện, nhờ đó nắm bắt được hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì sự hiệu quả của quyền này mà trên thực tế, việc quy định nó không phải dễ dàng và việc thực hiện cũng vấp phải những khó khăn bởi những hành vi cố tình che giấu, hạn chế quyền này từ phía những người có thẩm quyền. Bởi đơn giản, sự lạm quyền từ phía những nhà lãnh đạo công ty sẽ không thể diễn ra nếu mọi thông tin về hoạt động kinh doanh được công khai, minh bạch và nó chỉ có thể thực hiện được khi mà người cổ đông có quyền biết và theo dõi những thông tin đó thường xuyên hoặc vào bất cứ lúc nào họ cảm thấy cần thiết chứ không phải chỉ thông qua các cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông. Ngoài ra, việc công khai những thông tin này trực tiếp cũng góp phần giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra được hoạt động làm ăn, kinh doanh của doanh nghiệp đó để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của họ. Nhưng đồng thời, việc có những thông tin bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu để tiết lộ ra bên ngoài sẽ gây thiệt hại rất lớn đến quyền lợi của doanh nghiệp, do đó việc quy định những trường hợp nào thuộc diện bí mật, các cổ đông chỉ được xem, biết mà không được tiết lộ thì pháp luật phải quy định và được cụ thể hóa trong những văn bản của doanh nghiệp như điều lệ, nội quy… của doanh nghiệp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực có thể xảy ra khi những người có quyền tiếp cận thông tin lạm dụng quyền hạn này để phục vụ cho những mục đích cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cả doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích những điểm chính về lý luận của quyền tiếp cận thông tin, đề tài tiếp cận vấn đề này trên những thông tin thực tế và phan tích những vấn đề này trên cơ sở lý luận đã trình bày. Qua đó, đề tài đã đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế trên dựa trên quan điểm chủ đạo của đề tài là: phải đảm bảo sự hiệu quả của quyền tiếp cận thông tin của cổ đông để bảo đảm sự minh bạch trong doanh nghiệp, bảo vệ sự ổn định nền kinh tế nhưng đồng thời cũng phải hạn chế sự lạm dụng quyền này để trục lợi cá nhân.

Mặc dù đề tài đã có những sự đầu tư, tìm hiểu và đề ra những sáng kiến nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót đang còn tồn tại trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông, tuy nhiên, trong phạm vi của một bài nghiên cứu niên luận thật sự vẫn còn nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu và trình bày hết mọi vấn đề liên quan cũng như đề ra giải pháp một cách cụ thể, chính xác và toàn diện hơn. Do đó, trong thời gian tới bằng việc đầu tư tìm hiểu kỹ càng hơn, có thời gian dài và sự học hỏi kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu đi trước, hy vọng đề tài này sẽ giải quyết triệt để những hạn chế, thiếu sót có trong bài viết này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật doanh nghiêp 2005 ngày 12/12/2005 2. Luật doanh nghiêp 1999

3. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp.

4. Thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chúng khoán

5. khóa luận : Bảo vệ cổ đông thiểu số/ Đỗ Tuấn Hùng ĐH. Luật TP.Hồ Chí Minh

6. Vấn đề quản trị công ty trong các doanh nghiệp Việt Nam/ Nguyễn Trường Sơn/ ĐH. Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu nienluan32 (1) doc (Trang 26 - 29)