- Đạt CSTĐ cấp cơ sở 01 4,5 02 7,7 02 6,
4. Những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn bồi dưỡng toàn diện đội ngũ Nhà giáo từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-
đội ngũ Nhà giáo từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014
Từ thực tiễn bồi dưỡng toàn diện đội ngũ Nhà giáo tại nhà trường từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 bằng các biện pháp quản lý giáo dục tích cực, tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: người đứng đầu nhà trường phải thực sự tâm huyết với trách
nhiệm bồi dưỡng đội ngũ Nhà giáo của mình, phải coi đây là yếu tố quyết định đến sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao của nhà trường để luôn có sự đổi mới, sáng tạo tích cực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác này theo một kế hoạch khoa học của người đứng đầu;
Thứ hai: bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và cơ chế
quản lý thích hợp, tạo được trong nhận thức của đội ngũ Nhà giáo nhà trường một ý thức thường trực về bổn phận và trách nhiệm của Nhà giáo là: phải tự học, tự rèn luyện trong thực tiễn giáo dục về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục… suốt đời, mới đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp và xã hội;
Thứ ba: phải biết gắn việc thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị nhà trường và
huy động mọi tổ chức chính trị nhà trường với từng mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ Nhà giáo và tạo được phong trào thi đua tự học, tự rèn trên tất cả các lãnh vực của đời sống Nhà giáo; tạo những điều kiện tốt nhất cho Nhà giáo trong quá trình tự học, tự rèn và có cơ hội đi học nâng cao trình độ đào tạo; gắn hiệu quả tự học, tự rèn của từng Nhà giáo với đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và thành quả công tác của mỗi người sau từng học kì, từng năm học;
PHẦN IIIKẾT LUẬN KẾT LUẬN
Đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và kĩ năng giáo dục cho đội ngũ Nhà giáo bằng các biện pháp quản lý giáo dục tích cực và sáng tạo như đã nêu ở trên trong nhà trường những năm qua đã đem lại không ít những thành tựu đáng phấn khởi. Nó đã góp phần tạo ra cho nhà trường dần có một đội ngũ Nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có năng lực tự học và sáng tạo trong chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực và kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục. Những tấm gương Nhà giáo có được những phẩm chất, năng lực, kĩ năng như đã nêu ở trên sẽ là tấm gương tốt để giáo dục học sinh và góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường;
Nhưng so với yêu cầu của đổi mới sự nghiệp giáo dục, vấn đề bồi dưỡng toàn diện đội ngũ Nhà giáo, để có được một đội ngũ Nhà giáo đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục như hiện nay và yêu cầu xã hội, thì còn nhiều vấn đề chúng ta còn băn khoăn, trăn trở. Nó đã và đang đặt ra trước nhà trường và người làm công tác quản lý giáo dục những nhiệm vụ rất nặng nề đòi hỏi người đứng đầu nhà trường cùng các nhà quản lý giáo dục khác trong nhà trường và từng Nhà giáo chúng ta phải chung sức, chung lòng cùng nhau tự học và sáng tạo trong thực tiễn giáo dục để mỗi ngày có thêm một tiến bộ mới trong nghề nghiệp, xứng đáng với niềm tin của Đảng, của nhân dân, đáp
ứng được yêu cầu của xã hội thời kì đất nước công nghiệp hóa-hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nhưng tôi tin, nếu mỗi nhà quản lý giáo dục trong Chiến lược bồi dưỡng đội ngũ Nhà giáo của mình, biết gắn các nội dung bồi dưỡng như đã nêu ở trên với thực hiện các nhiệm vụ chính trị và đời sống giáo dục nhà trường, đồng thời thường xuyên có sự rà soát để bổ sung những giải pháp tổ chức thực hiện các biện pháp cho sát thực tiễn giáo dục nhà trường thì sẽ có được một đội ngũ Nhà giáo đáp ứng được công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện sự nghiệp giáo dục.
Từ thực tiễn lãnh đạo, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng toàn diện đội ngũ Nhà giáo của nhà trường nhiều năm qua. Để việc bồi dưỡng toàn diện đội ngũ Nhà giáo của các nhà trường ngày một hiệu quả hơn, tôi xin có những đề xuất và kiến nghị sau: