Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường đại học phòng cháy chữa cháy bộ công an​ (Trang 52)

2.2.1. Phương pháp phân tích

Trên cơ sở lý thuyết và hiện trạng đối tƣợng nghiên cứu thu thâp đƣợc, tác giả tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Trƣờng Đại học PCCC Bộ Công an thành những lát cắt, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu. Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc tập hợp sử dụng trong Chƣơng 3, trong đó, thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên ở đơn vị nghiên cứu đƣợc phân tích, đánh giá trên cơ sở các khâu của quy trình quản lý chi.

2.2.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc tại thời điểm hiện tại về trƣờng Đại học PCCC Bộ Công an và các nội dung liên quan đến công tác chi thƣờng xuyên. Từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập đƣợc và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến cùng với việc sử dụng các kỹ thuật của phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: bảng biểu, sơ đồ… luận văn cố gắng phân tích và lý giải một cách chính xác và chân thực tình hình hoạt động của trƣờng Đại học PCCC Bộ Công an và công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc của nhà trƣờng nói riêng.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh nhằm phân tích sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian, so sánh giữa dự toán với thực hiện việc chấp hành dự toán, giữa dự toán và quyết toán chi thƣờng xuyên NSNN.

Trên cơ sở thông tin từ các tài liệu thu thập đƣợc qua nghiên cứu và thông tin từ phỏng vấn tác giả tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ sở lý luận đã hệ thống với thực trạng công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại Trƣờng Đại học PCCC Bộ Công an. Đồng thời, từ dữ liệu thứ cấp đƣợc xử lý trên phần mềm Excel tác giả sẽ tiến hành so sánh sự biến động của các yếu tố qua từng thời kỳ để đƣa ra những nhận xét, đánh giá và trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý CTX tại Trƣờng Đại học PCCC trong thời gian tới.

2.2.4. Phương pháp đánh giá

Dùng các chỉ số để phân tích qua đó đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các hiện tƣợng. Phƣơng pháp này để đánh giá tình hình giao dự toán qua các năm, số liệu chi ngân sách thƣờng xuyên của ngân sách trƣờng Đại học PCCC từ năm 2014-2019, số liệu giải ngân chi thƣờng xuyên.

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an, 243 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

3.1. Khái quát chung về trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy, tiền thân là Tổ Giáo dục Phòng cháy chữa cháy (năm 1963); Khoa Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (năm 1965) thuộc Trƣờng Công an Trung ƣơng nay là Học viện An ninh nhân dân.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 30 về tổ chức lại hệ thống đào tạo của ngành Công an, ngày 2/9/1976 Bộ trƣởng Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) ký Quyết định số 5062- NV/QĐ, tách phân hiệu Cảnh sát PCCC khỏi trƣờng Cảnh sát nhân dân và thành lập Trƣờng Hạ sĩ quan Cảnh sát PCCC. Đây là dấu mốc lịch sử quan trọng, khẳng định nhà trƣờng là một đơn vị độc lập trong hệ thống các trƣờng CAND. Nhà trƣờng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp PCCC cho lực lƣợng CAND, thời gian đào tạo là 3 năm và là cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật về PCCC.

Sau khi thực hiện nhiệm vụ đào tạo đƣợc 7 khóa trung cấp phòng cháy, chữa cháy, đến 19/6/1984, Hội đồng Bộ trƣởng ra Quyết định số 90/QĐ-HĐBT thành lập trƣờng Cao đẳng Phòng cháy, chữa cháy. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu mới, kể từ khi thành lập trƣờng đến năm 1999, Trƣờng đã đào tạo 23 khóa trung học và 15 khóa cao đẳng. Đến ngày 14/10/1999 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 203/1999/QĐ-TTg “về việc thành lập trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy” trực thuộc Bộ Công an.

Từ một cơ sở chỉ đào tạo một chuyên ngành ở trình độ Trung cấp PCCC và các trình độ thấp hơn, đến nay nhà trƣờng đã tổ chức đào tạo các

trình độ thạc sĩ, đại học với 4 chuyên ngành hệ đại học và trung cấp (Phòng cháy; chữa cháy; cứu nạn cứu hộ; phƣơng tiện kỹ thuật PCCC và CNCH). Từ năm học 2017-2018 nhà trƣờng tổ chức đào tạo trình độ Tiến sỹ chuyên ngành PCCC.

Là cở sở duy nhất đào tạo cán bộ làm công tác PCCC của Việt Nam, trƣờng Đại học PCCC đã có quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhƣ trao đổi, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tổ chức quản lý… với nhiều quốc gia trên thế giới. Trƣờng đã đặt mối quan hệ với Học viện PCCC, Học viện Phòng vệ dân sự Quốc gia Liên Bang Nga; Học viện PCCC Belarus, Tổng cục PCCC và cứu nạn Nhật Bản; cơ quan Hợp tác quốc tế của Chính Phủ Nhật Bản;… Hiện nay trƣờng đã và đang tích cực chủ động tăng cƣờng mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học PCCC với các nƣớc nhƣ: Singapore, Pháp, Belarus… Nhờ các hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trƣờng đã đƣợc bổ sung về cả chất và lƣợng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực PCCC và CNCH của đất nƣớc.

Trƣờng Đại học PCCC hiện có 3 cơ sở đào tạo. Cơ sở 1 tại 243 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội có diện tích 3,02 ha đƣợc chia thành 02 khu (khu giảng đƣờng và khu ký túc xá). Toàn bộ các cơ sở đào tạo đƣợc xây dụng đồng bộ với các hạng mục: Khu nhà hiệu bộ, hành chính; Giảng đƣờng gồm 35 phòng học, 15 phòng thí nghiệm, trung tâm thông tin tƣ liệu, thƣ viện; Ký túc xá của học viên; Nhà ăn; Bệnh xá; Khu thể thao, võ đƣờng.

Cơ sở 2 tại Hòa Sơn, Huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình có diện tích gần 10 ha. Sau nhiều năm đƣợc Bộ Công an đầu tƣ xây dựng, năm học 2011-2012 nhà trƣờng đã tiến hành đào tạo hệ Trung cấp PCCC và CNCH với qui mô 1000 học viên. Hiện nay, nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành, đƣợc đƣa vào sử dụng nhƣ: Giảng đƣờng, Nhà thử vật liệu, Tháp tập 10 tầng, Sân thực hành chữa

cháy, Sân tập và sát hạch lái xe ô tô, Nhà ăn, Nhà ở học viên; Nhà tập thể hình… Cơ sở 3 của trƣờng tại xã An Phƣớc, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai có diện tích 20 ha. Năm học 2013-2014, trƣờng có trên 1.000 học viên hệ Trung cấp PCCC và CNCH cho các tỉnh phía Nam.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Về chức năng, trƣờng Đại học PCCC trực thuộc Bộ trƣởng Bộ Công an là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trƣờng Đại học PCCC có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trình độ sau đại học, đại học và các trình độ thấp hơn; bồi dƣỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của lực lƣợng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và của Bộ Công an; thực hiện công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế theo kế hoạch của Bộ trƣởng; là trung tâm nghiên cứu khoa học của lực lƣợng Công an nhân dân.

Về nhiệm vụ, trƣờng nghiên cứu, xây dựng mục tiêu, chủ trƣơng, định hƣớng, chiến lƣợc, chƣơng trình, đề án, kế hoạch phát triển Trƣờng Đại học PCCC trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.

- Đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và các trình độ khác cho Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và nhu cầu xã hội theo qui định của Nhà nƣớc và của Bộ trƣởng.

- Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ của lực lƣợng Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và của Bộ Công an theo qui định của Bộ trƣởng.

- Tham gia nghiên cứu, xây dựng chƣơng trình khung đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo qui định. Chủ trì nghiên cứu xây dựng chƣơng trình đào tạo và biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học của ngành và chuyên ngành đào tạo trình độ sau đại học, đại học và trình độ thấp hơn cho lực lƣợng phòng

cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo và của Bộ Công an đã ban hành.

- Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ, công tác chiến đấu và xây dựng lực lƣợng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ báo cáo Bộ trƣởng quyết định và tổ chức thực hiện.

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ khoa học về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực khác có liên quan.

- Quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ đã đƣợc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ và chức danh giảng dạy, huấn luyện, các chức danh khác theo qui định của Nhà nƣớc và qui định của Bộ trƣởng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc chức năng của Trƣờng do Bộ trƣởng, Tổng cục trƣởng Tổng cục chính trị Công an nhân dân giao.

3.1.3. Mô hình quản lý của Đại học Phòng cháy chữa

3.1.3.1. Mô hình tổ chức của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Bộ máy tổ chức của trƣờng Đại học PCCC gồm có Ban Giám hiệu, 10 phòng chức năng, 10 khoa, bộ môn, và bốn trung tâm. Đứng đầu trƣờng Đại học PCCC là ban giám hiệu nhà trƣờng. Ban giám hiệu gồm có hiệu trƣởng và 6 phó hiệu trƣởng (Sơ đồ 3.1). Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo và chỉ huy cao nhất của nhà trƣờng, chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng Bộ Công an và Tổng cục trƣởng Tổng cục Xây dựng lực lƣợng CAND; chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện toàn bộ các mặt công tác của nhà trƣờng theo Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của trƣờng Đại học PCCC.

Các Phó Hiệu trƣởng có trách nhiệm giúp Hiệu trƣởng chỉ đạo các mặt công tác do Hiệu trƣởng phân công và chịu trách nhiệm trƣớc Hiệu trƣởng về các quyết định của mình.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức trƣờng Đại học PCCC, Bộ Công an

(Nguồn:http://daihocpccc.edu.vn)

3.1.3.2 Bộ máy quản lý tài chính tại trường Đại học Phòng cháy chữa cháy

Bộ máy quản lý tài chính của trƣờng Đại học PCCC bao gồm Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng phụ trách Hậu cần, và Phòng Hậu cần thực hiện chức năng của Ban giám hiệu về quản lý tài chính của đơn vị.

BAN GIÁM HIỆU

PHÒNG BAN KHOA, BỘ MÔN TRUNG TÂM

Phòng quản lý đào tạo Khoa tự động và

phƣơng tiện kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy,

cứu nạn cứu hộ.

Trung tâm Lƣu trữ và thƣ viện Phòng quản lý khoa

học và đào tạo sau đại học

Khoa Phòng cháy

Trung tâm nghiên

cứu ứng dụng khoa

học kỹ

Phòng quản lý học viên

Khoa Chữa cháy Trung tâm Dạy nghề

và đào tạo lái xe Phòng tổ chức cán bộ

Khoa Cứu nạn, cứu hộ

Phòng Hậu cần Bộ môn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn Phòng hành chính tổng hợp Bộ môn khoa học cơ bản Bộ môn pháp luật, nghiệp vụ công an Bộ môn Quân sự, thể dục thể thao

Phòng quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học

Bộ môn cơ sở ngành PCCC

Phòng khảo thí và đảm bảo chất lƣợng đào tạo

Bộ môn ngoại ngữ

Phòng công tácĐảng, công tác chính trị và công tác quần chúng

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học

-Hiệu trƣởng nhà trƣởng là ngƣời có quyền cao nhất, có trách nhiệm trực tiếp với nguồn tài chính của đơn vị: là chủ tài khoản, có quyền quyết định huy động, phân phối, quản lý tài chính trong đơn vị.

-Các phó Hiệu trƣởng đƣợc Hiệu trƣởng ủy quyền, thay mặt chủ tài khoản để thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi đƣợc ủy quyền.

-Phòng Hậu cần có 58 ngƣời với 01 Trƣởng phòng, 03 Phó phòng, đƣợc chia thành ba đội là Đội Kế hoạch Tổng hợp, Đội Tài chính và Đội Y tế.

-Đội Tài chính thuộc Phòng Hậu cần do 01 đồng chí Phó trƣởng phòng kiêm Kế toán trƣởng phụ trách. Đội có 19 kế toán tập trung tại cơ sở 1 và cơ sở 3, trong đó có 01 đồng chí trình độ thạc sỹ, 15 đồng chí trình độ đại học, 01 đồng chí trình độ cao đẳng, 02 đồng chí trình độ trung cấp. Đội ngũ kế toán 100% đƣợc đào tạo về chuyên ngành tài chính, kế toán, độ tuổi trung bình từ 25-35, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu công tác tài chính kế toán của đơn vị.

3.2. Hệ thống các văn bản pháp luật sử dụng trong công tác chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại trƣờng Đại học PCCC Bộ Công an

Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy Bộ Công an sử dụng các văn bản, các quy định quản lý về tài chính của nhà nƣớc để làm hành lang pháp lý xây dựng cơ chế quản lý chi thƣờng xuyên NSNN tại đơn vị.

Ngoài luật NSNN, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Tài chính, Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN của trƣờng Đại học PCCC còn đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Công an. Cụ thể:

-Thông tƣ số 04/2011/TT-BCA ngày 28 tháng 01 năm 2011 của Bộ công an hƣớng dẫn thanh toán công tác phí cho cán bộ chiến sỹ đi công tác trong lực lƣợng CAND.

- Thông tƣ 57/2016/TT-BCA ngày 31/12/2016 Quy định mua sắm tài sản, hàng hóa trong Công an nhân dân.

- Thông tƣ 56/2015/TT-BCA ngày 25/10/2015 Quy định về trang bị điện thoại trong Công an Nhân dân.

- Thông tƣ 51/2016/TT-BCA ngày16/12/2016 Quy định chế độ chi tổ chức tập huấn điều lệnh trong CAND.

- Thông tƣ 48/2016/TT-BCA ngày 23/11/2016 Quy định tiêu chuẩn định mức ô tô chuyên dùng trong CAND.

- Hƣớng dẫn số 04/HD-X16 ngày 22/2/2016 Hƣớng dẫn mức chi tiêu thƣởng của tổ chức Đảng và đơn vị trong Đảng bộ CAND.

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Trƣờng quy định cụ thể về các định mức chi cụ thể nhƣ sau:

+ Quy định về quản lý, sử dụng điện thoại, fax, internet; + Quy định về quản lý máy Photocopy;

+ Quy định về quản lý, sử dụng ôtô;

+ Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất của trƣờng; + Quy định về quản lý điện, nƣớc;

+ Quy định về tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp và lƣơng tăng thêm đối với CBVC&LĐ;

+ Quy định chế độ chi trả tiền công làm ngoài giờ; + Quy định về chế độ công tác phí;

+ Quy định chi cho hội nghị, hội thảo, đại hội, hội họp; + Quy định chi khen thƣởng;

+ Quy định về tiếp khách và quà tặng;

+ Quy định chế độ đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại trường đại học phòng cháy chữa cháy bộ công an​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)