- Việc xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin dữ liệu có thể dựa trên cơ sở thông tin dữ liệu sẵn có hiện nay của Ngân hàng.
2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước:
Sau Pháp lệnh ngân hàng năm 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam
phân thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước & Hệ thống ngân hàng thương mại.
Ngân hàng Nhà nước với vai trò là người hướng dẫn điều tiết vĩ mô hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng mà trong đó có công tác thẩm định hoạt động theo các chính sách quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy để làm tốt công tác
thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư Ngân hàng Nhà nước cũng
phải có một số trách nhiệm sau:
Bên cạnh những thông tin bản thân ngân hàng có được, Ngân hàng Nhà
nước phải cung cấp thêm cho ngân hàng những thông tin về khách hàng qua trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước như: lịch sử của doanh nghiệp,
ngành nghề kinh doanh, biến động của doanh nghiệp như sát nhập, giải thể, thay đổi giám đốc, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, dư nợ tại các ngân hàng khác và các mối quan hệ với các ngân hàng khác. Từ đó ngân hàng có thể có những thông tin
chi tiết và tổng thể về khách hàng. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước luôn phải thu thập
những thông tin về các doanh nghiệp, khách hàng nhất là những doanh nghiệp lớn để có thể cung cấp cho các ngân hàng thương mại trong những hoàn cảnh cần thiết.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chế độ
cung cấp thông tin của khách hàng tại các ngân hàng theo quy chế và tổ chức hoạt động thông tin tín dụng của Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành. Ngân
hàng Nhà nước cần chỉ đạo đôn đốc các ngân hàng cập nhật thông tin khi có biến động của khách hàng.
Như vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước và các Ngân
hàng Thương mại, nhận thức công tác thông tin tín dụng là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các Ngân hàng thương mại, góp phần phòng ngừa rủi ro trong toàn ngành.
2.2.2. Xây dựng hệ thống văn bản, chế độ thẩm định dự án ổn định:
Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người hướng dẫn các ngân hàng, là ngân hàng của các ngân hàng. Đối với công tác thẩm định dự án, Ngân hàng Nhà
nước có nhiệm vụ xác lập môi trường pháp lý bao gồm các văn bản quy chế hướng
dẫn nghiệp vụ chi tiết, đồng thời xem xét các chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái... để ngày một hoàn thiện hơn các chính sách này.
Hệ thống văn bản cũng như chế độ thẩm định dự án mà Ngân hàng Nhà
nước ban hành có ảnh hưởng đến quy trình thẩm định cũng như chất lượng của
công tác này. Vì vậy trong thời gian tới khi mà số lượng dự án đầu tư ngày càng
lớn thì yêu cầu đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước là hoàn thiện các văn bản, chế độ
thẩm định. Điều này giúp quá trình thẩm định của ngân hàng được nhanh, hiệu
quả, chính xác phục vụ kịp thời cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.