TỔNG HỢP NỘI DUNG CHƯƠNG

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 2 pptx (Trang 26 - 27)

• Phương pháp dòng điện nhánh, dòng điện vòng và điện áp nút là các phương pháp cơ bản để

phân tích mạch.

• Phương pháp dòng điện nhánh vận dụng cả hai định luật Kirchhoff với ẩn số là các dòng điện nhánh, vì vậy số phương trình của mạch chính là số nhánh mạch. Phương pháp này không thuận lợi khi số nhánh của mạch tăng lên.

• Để giảm số phương trình của mạch, có thể sử dụng các phương pháp khác bằng cách đưa vào các ẩn số trung gian:

- Nếu ẩn trung gian là các dòng điện giảđịnh chạy trong các vòng kín, thì hệ gồm Nnh-Nn+1 phương trình. Cơ sở là định luật kirchhof 2. Phương pháp này không thuận lợi đối với mạch có chứa nguồn dòng.

- Nếu ẩn trung gian là điện áp các nút, thì hệ gồm Nn-1 phương trình. Cơ sở là định luật kirchhof 1. Phương pháp này không thuận lợi đối với mạch có ghép hỗ cảm.

• Phương pháp biến đổi tương đương mạch điện (như phương pháp nguồn tương đương) có thể

chuyển mạch điện có cấu trúc phức tạp về dạng cấu trúc cơ bản. Phương pháp này không thích hợp trong một số trường hợp ghép hỗ cảm.

• Với mạch tuyến tính chịu các tác động phức tạp, thì việc vận dụng nguyên lý xếp chồng cũng là một phương pháp làm đơn giản hóa quá trình phân tích và tính toán mạch. Khái niệm tuyến tính là mang tính tương đối.

• Việc vận dụng định lý Thevenine-Norton hoặc nguyên lý xếp chồng rất thích hợp để tìm đáp

ứng trên một nhánh mạch đơn lẻ.

• Nói chung, việc vận dụng phương pháp phân tích nào đểđạt được hiệu quả tối ưu là tùy thuộc vào từng mạch và yêu cầu của từng bài toán cụ thể.

• Có những bài toán, nếu cần thiết, có thể phải vận dụng nhiều phương pháp để đạt được kết quả nhanh nhất.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 2 pptx (Trang 26 - 27)