5. Kết cấu khóa luận
1.3 Hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm
Trong quá trình hoạt động SXKD, để nắm bắt đuợc tình hình doanh nghiệp một cách cụ thể cũng nhu có đuợc những phuơng án kinh doanh và giải pháp toàn diện thì ta cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khái niệ m hiệu quả nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng không phải là một khái niệm mới. Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều quan điểm về hai phạm trù nói trên duớ i nhiều góc độ khác nhau.
Truớc hết, ta cần tìm hiểu hiệu quả là gì. Đúc kết từ nhiều quan điểm kinh tế, có thể nói rằng hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra để có đuợc kết quả trong các điều kiệ n nhất định.
Xét về hiệu quả sử dụng tài sản, P.Samuellson và W.Nordhaus cho rằng “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản luợng hàng hóa một cách hàng loạt mà không cắt giảm một loạt hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó.”
Whohe và Doring phân tích và nhìn nhận hiệu quả kinh tế đuợc tính bằng đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị. Hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay đơn vị hiện vật đuợc xác định trên “mối quan hệ tỷ lệ giữa sản luợng đuợc tính theo đơn vị hiện vật ( chiếc, kg...) và luợng các nhân tố đầu vào ( giờ lao động, nguyên vật liệu, đơn vị thiết bị...). Nói cách khác, hiệu quả tính bằng đơn vị hiện vật đuợc thể hiện qua năng suất lao động, năng suất máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tu. Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị là “mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chi ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh trong thực tế phải chi ra” và đuợc xác định bằng “tỷ lệ giữa sản luợng tính bằ ng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Hiệu quả này chính là hiệu quả của công tác quản trị chi phí.
Manfred Kuhu cho rằng “Tính hiệu quả đuợc xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh.” Nói cách khác, hiệu quả đuợc xác định bằng tỷ số giữa kết quả nhận đuợc và chi phí bỏ ra để có đuợc kết quả đó. Quan điểm này đuợc khá nhiều nhà kinh tế đồng tình và áp dụng vào thực tiễn.
Dựa trên các quan điểm kinh tế trên, có thể nói rằng, hiệu quả sử dụng tài sả n
là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực khai thác và sử dụng tài sả n trong quá trình SXKD nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp. Nó nói lên bản chất của quá trình đầu tu cả về mặt chất và mặt luợng, là tuơng quan giữa các chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp trong một điều kiện cụ thể và duới một góc nhìn nhất định.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
a, Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp
Ẳ, , , Doanh thu thuần
* Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = ,rΛ _ .■>. , ___a_
ô ô Tong tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác. Thông thuờng, tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Lợi nhuận
* Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA) = ∙,∙λ__.,. ,, ,_____ʌ *100 Tong tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đưa vào SXKD thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận, khả năng thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư càng lớn.
Để đánh giá cụ thể hơn về ROA, ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont như sau: ________ Lợi nhuận Doanh thu thuần
R^^^A =::'— x —ĩ---
Doanh thu thuần Tông tài sản bình quân
= Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) * HSSD tông tài sản Phương trình này nói lên kết quả tông hợp của tỷ số khả năng sinh lời doanh thu và tỷ số năng lực hoạt động, cho thấy ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng sinh lời tông tài sản. Tỷ suất sinh lời tài sản càng thấp chứng tỏ tài sản sử dụng kém hiệu quả, trình độ quản lý tài sản kém hoặc năng lực quản lý chi phí kém làm cho tỷ suất lợi nhuận thấp.
b, Nhóm các chỉ tiêu phân tích
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSNH = l∙cxι,1, 1_______ʌ • & TSNH bình quân
Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng TSNH mà doanh nghiệp hiện có thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng hiệ u quả, doanh nghiệp chỉ phải đầu tư ít TSNH hơn để có được doanh thu đặt ra như hiện tại trong điều kiện quy mô SXKD không đôi.
- Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn
A. . , Lợi nhuận sau thuế ____
Tỷ suất sinh lời TSNH = rj rλ. V x100 Tài sản nga n hạn bình quân
Tỷ số này phản ánh cứ 100 đồng TSNH mà doanh nghiệp hiện có thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời TSNH càng cao thì hiệu quả sử dụng TSNH càng tốt, doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu trên, trong quá trình phân tích, ta có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động hàng tồn kho, khoản phải thu... để có đánh giá chính xác nhất về hiệu quả sử dụng TSNH.
* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
τ. Ẵ, , 1 .,,.z,,ʌ DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Hiệu suất sử dụng TSCĐ = , ; ʌ. , 1, 1______ʌ
• b Tài sản cô định bình quân
Hiệu suất này phản ánh cứ 1 đồng TS CĐ mà doanh nghiệp hiện có thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ sô này càng cao chứng tỏ công tác quản lý TSCĐ đạt hiệu quả, khả năng tạo doanh thu của TSCĐ tôt. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác nhất, ta cần xem xét diễn biến xu huớng của tỷ sô cũng nhu tác động của các nhân tô cấu thành: vòng đời của công ty, chu kỳ sông của sản phẩm, thời điểm hình thành TSCĐ, phuơng pháp khấu hao TSCĐ, mức độ tiên tiến của khoa học kỹ thuật.
- Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn
' ... . Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời TSDH = rrλ∙ '' 7; NN NT z~ ʌ x100 Tài sản dài hạn bình quân
Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng TSDH mà doanh nghiệp hiện có thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSDH càng tôt, khả năng sinh lời của TSDH càng lớn, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu đều phản ánh một khía cạnh riêng của hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan nhất cũng nhu đảm bảo công tác phân tích và đánh giá đuợc chính xác và khách quan nhất, ta vừa phải phân tích từng chỉ tiêu, vừa đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu, xem xét tác động qua lại giữa chúng, quan sát biến động và đặt trong các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp, của ngành và của nền kinh tế.
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
Xuất phát từ thực trạng nền kinh tế hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng tài sản chua hiệu quả, chua khai thác đuợc tối đa công suất tài sản. Điề u này gây nên sự lãng phí không đáng có.
Thứ hai, xuất phát từ mục đích hoạt động của doanh nghiệp, hầu hết, các doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp phải làm sao để tối đa doanh thu và tố i thiểu hóa chi phí. Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay, để đạt đuợc điều đó, doanh nghiệp cần phải giải quyết bài toán về tăng năng suất lao động và nâng cao chất luợng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành. Lời giải tốt nhất cho bài toán này đó là doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Sử dụng tài sản hiệu quả thì cùng với một đồng vốn bỏ ra doanh nghiệp sẽ thu đuợc nhiều đồng lợi nhuận hơn.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản giúp nguồn tài chính trong doanh nghiệp đuợc bảo toàn và phát triển. Doanh nghiệp có thể tự chủ và linh hoạt về tài chính, giảm thiểu áp lực về việc luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh, không bị động trong các tình huống bất ngờ xảy ra. Từ đó, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp đuợc nâng cao.
Thứ tu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản còn giúp tăng thời gian sử dụng tài sản cố định, giảm các loại chi phí quản lý tài sản nhu chi phí luu kho, chi phí thu hồi nợ..., tăng tốc độ quay vòng vốn, nắm bắt đuợc nhiều cơ hội tốt.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản còn góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn, đóng góp cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.
Tóm lại, vì những lý do nêu trên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là điều rất cần thiết, đây đuợc xem là yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, ta cần xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản.
1.4.1 Các nhân tố khách quan
a, Môi trường chính trị pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm các điều luật, thể chế hành pháp, lập pháp, tư pháp, cách chính sách của nhà nước ban hành. Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua các chính sách và hệ thống pháp luật, từ đó điều tiết và định hướng phát triển nề n kinh tế. Mỗi sự thay đổi nhỏ đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản. Nếu lãi suất cơ bản giảm, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động sả n xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội từ việc nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển ( đặc biệt là trong một vài loại hình kinh doanh đặc thù) thì sẽ giúp tăng trưởng doanh thu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
b, Môi trường kinh tế xã hội
Mỗi biến động nhỏ về môi trường kinh tế cũng đều tác động lớn đến hoạt động sả n xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Những biến động ấy có thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế, chu kỳ phát triển kinh tế, lạ m phát, thất nghiệp, lãi suất và xu hướng biến động lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái... Nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tốt sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cầu tăng, hiệu quả sử dụng tài sả n có thể được nâng cao. Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp gặp khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, áp lực cạnh tranh tăng cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng tài sản một cách hợp lí và hiệu quả nhất để giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, nếu tỷ lệ lạm phát cao, hiệu quả sử dụng tài sản sẽ kém hơn do sự mất giá của đồng tiền. Nếu lãi suất có xu hướng tăng và nền kinh tế duy trì chính
sách tiền tệ thắt chặt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn của doanh nghiệp, việc huy động vốn khó khăn trong khi nhu cầu về vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh là lớ n sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp...
Ngoài ra, trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi biến độ ng kinh tế thế giới hay sự thay đổi của chính sách thương mại quốc tế, việc gia nhập hay rút lui của các chủ thể kinh tế nước ngoài đối với Việt Nam cũng đều tác động ít nhiều đến hoạt động doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải sát sao với mọi biến động từ môi trường kinh tế để có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
c, Môi trường công nghệ
Tiến bộ khoa học công nghệ hay sự ra đời của các bằng phát minh sáng chế, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại và có xu hướng thay thế con người trong tương lai. Tất cả những yếu tố này đều có tác động mạnh tới hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp áp dụng được tiến bộ khoa học công nghệ sẽ quyết định tới năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng tài sản. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không biết đưa yếu tố khoa học công nghệ hiệ n đại vào sản xuất kinh doanh sẽ biến cơ hội trở thành thách thức và áp lực, doanh nghiệp sẽ mất lợi thế cạnh tranh, tài sản được sử dụng kém hiệu quả.
Mặt khác, tiến bộ khoa học công nghệ sẽ làm hao mòn vô hình của tài sản diễn ra nhanh hơn đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng tài sản thích hợp và lựa chọn phương pháp trích khấu hao hợp lý.
d, Thị trường
Thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.
Thị trường đầu vào liên quan đến các chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Khi giá cả hoặc số lượng nguyên vật liệu đầu vào biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và giá thành sản phẩm và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Thị trường đầu ra là đầu mối tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Neu nhu cầu của thị trường dồi dào, đây sẽ là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng tài sản.
Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Đây là kênh phân phối từ nơi thừa vốn tới nơi có nhu cầu về vốn. Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn còn thị trường vốn là nơi cung cấp, huy động vốn trung và dài hạn. Doanh nghiệp thường huy độ ng vốn thông qua thị trường chứng khoán- nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạ n. Neu thị trường này phát triển, doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và có chien lược khôn ngoan sẽ tiep cận được đa dạng nguồn vốn, và sử dụng được nguồn vốn với chi phí rẻ từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Đây là kênh huy độ ng vốn hữu hiệu đối với các doanh nghiệp.
e, Nhân tố cạnh tranh
Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố trong nội bộ ngành sản xuất, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế.. .Điều này sẽ quyết