Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu 223 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 26 - 57)

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp được sử dụng chủ yếu là phân tích định tính, cùng với sự kết hợp của các phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp bảng biểu,... đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn để giải quyết và làm rõ mục đích đặt ra trong khóa luận. Các tính toán dựa vào số liệu từ các BCTC đã kiểm toán và sau đó em so sánh các số liệu của công ty qua ba năm từ 2018 - 2020 theo phân tích ngang và phân tích dọc, và so sánh số liệu với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2020.

PHẦN 4:

THỰC TRẠNG NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT

4.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG

KHOÁN FPT

4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Chứng khoán FPT là đơn vị thành viên của tập đoàn FPT, được cấp phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép số 59/UBCK-GP của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 13/7/2007. Vốn điều lệ của công ty là 1.323 tỷ đồng.

Loại hình hoạt động: Giao dịch chứng khoán, tư vấn doanh nghiệp

Trụ sở chính của công ty: Số 52, Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Thành phố

Hà Nội

Mã chứng khoán: FTS

• Quá trình phát triển:

- Ngày 13/7/2007: CTCP Chứng khoán FPT được thành lập và cấp phép hoạt động theo Giấy phép số 59/UBCK-GP của UBCKNN.

- Ngày 24/10/2007: Chi nhánh Hồ Chí Minh được thành lập

- UBCKNN cấp Giấy phép số 90/UBCK-GPĐCCTCK điều chỉnh giấy phép thành lập và hoạt động số 59/UBCK-GP. VĐL mới của Công ty là 440 tỷ đồng.

- Năm 2008: UBCKNN cấp Giấy phép số 127/UBCK-GP bổ sung nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành. Và công ty lập chi nhánh tại Đà Nang theo quyết định số 392/QĐ-UBCK

- Năm 2011: Công ty tăng VĐL lên 550 tỷ đồng

- Năm 2012: Tăng VĐL từ 550 tỷ đồng lên hơn 733 tỷ đồng

- Năm 2013: Mua trụ sở chi nhánh tại TP Đà Nang và TP Hồ Chí Minh. Ngày 30/12, chi nhánh Đà Nang chuyển trụ sở sang địa chỉ mới tại 100 Quang Trung, Quận Hải Châu, Đà Nang

- Năm 2014: Quyết định số 258/QĐ-UBCK của UBCKNN chấp thuận về việc thay đổi địa chỉ Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của Công ty

- Năm 2015: Tăng VĐL Công ty lên 806.648.700.000 đồng - Năm 2016: Tăng VĐL lên 903.437.270.000 đồng

- Năm 2017: Công ty chuyển về trụ sở chính số 52 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, TP.Hà Nội.

Ngày 13/1, được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã chứng khoán FTS. Theo đó tăng VĐL Công ty lên 993.769.520.000 đồng

- Năm 2018: Tăng VĐL Công ty lên 1.093.136.880.000 đồng - Năm 2019: Tăng VĐL Công ty lên 1.202.440.510.000 đồng - Năm 2020: Tăng VĐL lên 1.322.673.490.000 đồng

Cho đến nay, công ty FPTS là một công ty lớn, có uy tín trên TTCK Việt Nam và nổi bật là một đơn vị có thế mạnh về vốn và CNTT, tự xây dựng phần mềm riêng phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán.

4.1.2. Ngành nghề kinh doanh

CTCK FPT được thực hiện đầy đủ tất cả các nghiệp vụ bao gồm: - Môi giới chứng khoán

- Tự doanh chứng khoán

- Tư vấn đầu tư chứng khoán và tư vấn TCDN - Bảo lãnh phát hành chứng khoán

- Lưu ký chứng khoán

4.1.3. Mô hình tổ chức của CTCP Chứng khoán FPT

Sơ đồ 4.1: Mô hình tổ chức CTCP Chứng khoán FPT

(Nguồn: website FPTS)

Bộ máy lãnh đạo của Công ty hiện nay được cơ cấu theo mô hình CTCP, bao gồm: Chủ tịch HĐQT kiêm Ủy viên hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty và 02 Phó Tổng giám đốc.

- Khối tư vấn TCDN:

+ Phòng tư vấn TCDN: Nghiên cứu, phân tích tình hình công ty, môi trường đầu tư, nền kinh tế, diễn biến giá... để tư vấn cho các khách hàng bao gồm: tư vấn phát hành, cổ phần hóa, niêm yết, tái cấu trúc, lập dự án đầu tư, ...

- Khối đầu tư:

+ Phòng phân tích: Có nghiệp vụ phân tích đầu tư: phân tích các mã chứng khoán, phân tích vĩ mô, ngành, công ty; định giá, dự báo tài chính... Bên cạnh các nghiệp vụ phân tích tài chính, phòng phân tích còn xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến Ezsearch.

+ Phòng đầu tư: Xây dựng công cụ hỗ trợ phân tích và quản lý chứng khoán để cung cấp cho các nhà đầu tư

- Khối chức năng:

+ Ban tài chính kế toán: Quản lý, kiểm soát các hoạt động tài chính - kế toán của Công ty

+ Ban nhân sự: Xây dựng và phát triển tổ chức, tư vấn và hỗ trợ các công tác tuyển dụng, đào tạo, quản lý cán bộ.

+ Văn phòng Công ty: Đảm bảo các hoạt động về hành chính và cơ sở vật chất, tổ chức các sự kiện trong công ty.

+ Phòng lưu ký và quản lý cổ đông: Thực hiện các nhiệm vụ lưu ký, cầm cố, thanh toán và thực hiện quyền theo quy định của trung tâm lưu ký.

+ Trung tâm công nghệ: Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin của FPTS, giúp đảm bảo kết nối an toàn và thông suốt đường truyền, bảo mật dữ liệu của công ty và khách hàng.

+ Phòng dịch vụ khách hàng: Có nghiệp vụ hướng dẫn các thủ tục mở, đóng, chuyển tài khoản, giải đáp các thông tin cho khách hàng.

4.2. THỰC TRẠNG NĂNG Lực TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN FPT

4.2.1. Chất lượng tài sản và quy mô nguồn vốn của công ty

4.2.1.1. Chất lượng - cơ cấu tài sản của công ty

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chênh lệch

2019/2018 Chênh lệch 2020/2019

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền trọngTỷ Số tiền trọngTỷ Tuyệt đối Tươngđối Tuyệt đối Tươngđối

A. TSNH 2.294.77 2 91,73 % 2.325.138 92,13 % 3.202.938 94,32 % 30.366 1,32% 877.800 37,75% I. TSTC 2.290.69 0 91,56% 2.322.305 92,02% 3.198.995 94,21% 31.615 1,38% 876.690 37,75% II. TSNH khác 4.082 0,16% 2.833 0,11% 3.943 0,12% -1.249 - 30,61% 1.110 39,19% B. TSDH 206.941 8,27% 198.517 7,87% 192.785 5,68% -8.424 - 4,07% -5.732 -2,89% I. TSTC dài hạn II. TSCĐ 174.929 6,99% 166.591 6,60% 161.252 4,75% -8.338 -4,77% -5.339 -3,21%

III. BDS đầu tư IV. CPXDCB dở dang

V. TSDH khác 32.012 1,28% 31.926 1,27% 31.533 0,93% -86 -0,27% -393 -1,23%

Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản của công ty

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tỷ trọng TSNH 91.73% 92.13% 94.32%

Tỷ trọng TSDH 8.27% 7.87% 5.68%

(Nguồn: BCTC của công ty)

23

Qua bảng tổng hợp trên, từ năm 2018 tới năm 2020, tổng TS của công ty tăng đều qua các năm. Vào năm 2018, tổng TS của FPTS là 2.501.713 triệu đồng và tăng nhẹ lên vào năm 2019 với 2.523.655 triệu đồng, tương đương tăng 0,88% so với 2018. Đến năm 2020, tổng tài sản của công ty tăng mạnh lên đến 3.395.723 triệu đồng, tăng 3,56% so với năm 2019. Ngoài ra, ta cũng có thể thấy tỷ trọng TSNH trên tổng tài sản của doanh nghiệp trong từng năm là rất lớn.

a, Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu - chất lượng của tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính của FPTS) Có thể thấy, nguồn vốn của công ty được sử dụng chủ yếu để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Trong 3 năm từ 2018 đến 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 90%, cụ thể là tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2018 hơn 2.294.772 triệu đồng chiếm tới 91,73% trong tổng tài sản năm đó. Năm 2019, tài sản ngắn hạn là 2.325.138 triệu đồng, tương đương 92,13% tài sản của công ty. Đến năm 2020, tài sản ngắn hạn của công ty đạt được hơn 3.202.938 triệu đồng, tương đương với 94,32% tổng tài sản. Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn là bởi các yếu tố như sau:

- Các khoản cho vay tăng chậm trong hai năm đầu với hơn 1.560.722 triệu đồng và 1.803.294 triệu đồng, tuy nhiên năm 2020 tăng mạnh gần 675.663 triệu đồng, lên đến 2.478.957 triệu đồng. Đó là bởi vì trong năm 2020, nhu cầu đi vay của khách hàng tăng mạnh và hoạt động cho vay ký quỹ tại CTCK có vòng quay nhanh, thời gian ngắn, rủi ro tương đối thấp.

- Với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán, công ty luôn duy trì mức TSNH lớn, đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty và những ảnh hưởng của sự biến động của nền kinh tế giúp để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Sự gia tăng của

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 TB ngành Tỷ số nợ trên tổng TS 21,05% 16,35% 35,15% 40%

TSNH cũng gây ra nhiều hạn chế và có thể gây lãng phí vốn của công ty và trong tương lai, công ty cần cân bằng lại tỷ trọng này cho phù hợp giúp mang lại hiệu quả, chất lượng cao hơn để phục vụ khách hàng.

Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn và giảm dần qua các năm. Như vậy cho thấy công ty chỉ tập trung vào đầu tư các chứng khoán ngắn hạn, mà chưa chú trọng đến các khoản đầu tư dài hạn dẫn đến cơ cấu tài sản chưa hợp lý. Mà nguyên nhân của vấn đề này có thể là do công ty không đầu tư thêm tài sản cố định qua các năm, tài sản giảm là do công ty trích khấu hao các sản phẩm đã qua sử dụng. Nguyên nhân thứ hai có thể do công ty chưa xây dựng được chiến lược trong phân tích và dự báo dài hạn. Công ty cần sớm khắc phục những nguyên nhân này để có thể xây dựng được một cơ cấu tài sản cân đối hơn nữa.

Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng TS ngắn hạn và TS dài hạn của các công ty năm 2020

(Nguồn: Tự thu thập từ các BCTC)

So sánh tỷ trọng với các công ty cùng ngành như VIX và SSI, ta có thể thấy rằng các công ty phân bổ tỷ trọng về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn gần giống nhau. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn đều lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tài sản dài hạn. Công ty CP Chứng khoán VIX có vốn điều lệ 1.277 tỷ đồng đang gần tương đương với

25

CTCK FPT nhưng VIX có tỷ trọng tài sản dài hạn thấp nhất là 0,77% trong khi hai công ty chứng khoán còn lại có tỷ trọng tài sản ngắn hạn lớn hơn. Đối với CTCP CK VIX, chỉ tiêu TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ cao nên TSNH chiếm tỷ trọng cao nhưng với CTCP CK FPT hiện có khoản mục các khoản cho vay lớn bởi năm 2020 mảng môi giới và cho vay của công ty tăng mạnh.

b, Tỷ số nợ trên tổng TS

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn 0,36 0,17 0,15 -0,19 -0,02 Hiệu suấtt sử dụng TS dài hạn 3,40 1,91 2,06 -1,49 0,15 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,32 0,15 0,14 -0,17 -0,01 ɪ—:—— ---—. 1

(Nguôn: BCTC của công ty)

Đối với tỷ số nợ trên tổng tài sản, chỉ tiêu này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2018 đạt 21,05%, sau đó năm 2019 giảm còn 16,35% và tiếp tục tăng trong năm 2020 lên tới 35,15%. Điều này nghĩa là với một đồng tài sản được tài trợ bởi 35,15 đồng nợ vào năm 2020. Có thể thấy rằng các khoản nợ đang chiếm phần nhỏ trong công ty nên nếu xảy ra rủi ro, công ty vẫn có thể chi trả được.

Tỷ số nợ trên tổng TS của công ty vào năm 2020 cũng gần bằng với TB ngành. Tuy nhiên, nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng có quy mô lớn hơn như CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI là 72,86%, CTCP Chứng khoán VnDirect là 74,56% thì chỉ số này của CTCP Chứng khoán FPT khá thấp. Khi so sánh với công ty có quy mô gần tương đương VIX thì hệ số của VIX còn thấp hơn nhiều so với FPTS là 17,29%. Ngoài ra, cả hai công ty đều đang sử dụng vốn góp chủ sở hữu nhiều hơn là sử dụng nợ vay nên có thể sẽ khó khăn hơn khi cạnh tranh trên thị trường do chưa tận dụng triệt để được đòn bẩy tài chính.

c, Đánh giá khả năng quản lý TS

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dự trữ 218.054,57 50.280,52 96.365,29

1.Tiền mặt tại quỹ 101,57 232,52 141,29

2.Tiền gửi ngân hàng 217.953 50.048 96.224

Tỷ lệ trên TS 8,72% 2% 2,8%

(Nguồn: BCTC của công ty)

• Hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn

Hệ số này cho biết công ty sử dụng TS ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không. Hệ số của công ty giảm dần qua ba năm. Năm 2018, con số này là 0,36, sau đó giảm dần xuống còn 0,17 và 0,15 vào năm 2019 và năm 2020. Sự suy giảm này là do tốc độ tăng của TSNH nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Như vậy, có thể thấy công ty làm chưa thực sự hiệu quả trong việc sử dụng TS ngắn hạn. Công ty nên thực hiện các biện pháp hợp lý để giúp tăng DT và tăng hiệu suất sử dụng TS ngắn hạn và nâng cao hiệu suất của công ty.

• Hiệu suất sử dụng TS dài hạn

Hiệu suất sử dụng TS dài hạn tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể, vào năm 2018 chỉ tiêu này là 3,40, sang đến năm 2019 đã giảm mạnh xuống còn 1,91 và sau đó tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2020 lên 2,06. Chỉ số này biến động là do TS dài hạn của công ty đều giảm qua các năm.

• Hiệu suất sử dụng tổng TS

Hệ số sử dụng tổng TS cho cái nhìn khái quát nhất về khả năng sử dụng TS

27

của doanh nghiệp. Hệ số sử dụng tổng tài sản của FPTS nhìn chung không cao và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2018, với một đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,32 đồng doanh thu. Đến năm 2019 và năm 2020, con số này tiếp tục giảm chỉ còn lần lượt là 0,15 và 0,14. Nguyên nhân của việc năm 2019 giảm mạnh so với năm 2018 chủ yếu là do doanh thu năm 2019 không còn được ghi nhận khoản chênh lệch lớn đến từ giá trị của lãi từ các TSTC ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) như năm 2018. Như vậy, công ty cần có các biện pháp sử dụng tài sản tốt hơn nữa để giúp tăng doanh thu trong thời gian tới.

d, Hoạt động ngân quỹ

Nghiệp vụ ngân quỹ phản ánh các khoản vốn của CTCK được dùng vào mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán, cũng như thể hiện ý thức của CTCK trong việc chủ động đối phó với những rủi ro thị trường.

Bảng 4.5: Tổng dự trữ của FPTS

Các khoản đầu tư Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1. Cổ phiếu 268.753 290.351 260.641

Cổ phiếu niêm yết 266.746 288.345 258.631

Cổ phiếu chưa niêm yết 2.007 2.006 2.010

2. Trái phiếu 70.000

3. Tiền gửi có kỳ hạn cố định 180.000 178.000 Tổng các khoản đầu tư 268.753 470.351 508.641

ττ^τ—r ,,z,<,.z,— --- ---- -—T

(Nguồn: BCTC của công ty)

Số liệu dự trữ của CTCK cho thấy trong những năm qua mức dự trữ của công ty duy trì ở mức khá thấp. Trong tổng dự trữ của công ty, tỷ trọng tiền gửi ngân Sang năm 2019, thay vì gửi tiền ngân hàng, tiền mặt tại quỹ của công ty tăng mạnh nhằm sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh của công ty.

e, Cơ cấu đầu tư

Cơ cấu hoạt động đầu tư của công ty được thể hiện qua bảng sau đây:

Một phần của tài liệu 223 giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại công ty cổ phần chứng khoán FPT (Trang 26 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w