Mô hình quản lý chất lượng tổng hợp TQM

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 26 - 31)

- Hệ thống TQM đưa ra các phương thức và biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ với độ tin cậy và ổn định cao. Đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu luôn biến động của người tiêu dùng. So với các mô hình khác. TQM đặc biệt chú ý đến vấn đề cải tiến sản phẩm và phát triển sản phẩm mới. Việc áp dụng TQM đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của doanh nghiệp.

Nhưng TQM có nhiều mức độ khác nhau có thể là trình độ rất cao như ở các doanh nghiệp Nhật Bản nếu áp dụng ỏ Việt Nam có thể áp dụng ở trình độ quản lý thấp hơn.

Nguyên tắc khi áp dụng TQM:

+ Nguyên tắc coi trọng vai trò của con người + Nguyên tắc chất lượng là trên hết

+ Nguyên tắc toàn diện + Nguyên tắc đồng bộ + Nguyên tắc hồ sơ tài liệu + Nguyên tắc kế hoạch + Nguyên tắc kiểm tra.

Những nội dung cơ bản khi áp dụng cần lưu ý. + Áp dụng phương pháp thống kê dùng trong QLCL + Kiểm tra

+ Quan hệ với khách hàng + Đánh giá chất lượng

+ Quan hệ với người cung cấp NVL

+ Xác định yêu cầu kỹ thuật đối với chất lượng sản phẩm + Thanh tra chất lượng

+ Vấn đề kinh tế trong QLCL

3.4 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CỦA ĐỘI NGŨ LÀM CÔNG TÁC QUẢN LÝ

Hiện nay, trước sức ép của nhu cầu đổi mới những người làm công tác quản lý đã thực hiện khá tốt chức năng của mình song vẫn còn một số chưa thực hiện tốt điều này do đó cần phải có những biện pháp như sau:

+ Tổ chức đánh giá bình chọn, thanh lọc những người không thực hiện tốt công việc hoặc không đủ khả năng, năng lực công tác.

+ Lựa chọn những người có năng lực đưa đi đào tạo nâng cao trình độ. + Tuyển chọn ngay từ đầu những người có năng lực cao.

KẾT LUẬN

Chất lượng sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng là mục tiêu hàng đầu quyết định sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chỉ có nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp mới có đủ sức cạnh tranh, từ đó mới có thể đứng vững phát triển trên thị trường.

Nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp cho sản phẩm các doanh nghiệp thõa mãn được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và từ đó xây dựng nên thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay.

Là một sinh viên chuyên ngành kế toán trong quá trình học tập tại trường em đã tìm hiểu, nghiên cứu chuyên ngành kế toán thông qua bài giảng của thầy cô. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đào Nhật Minh đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

Quy Nhơn, ngày 15 tháng 12 năm 2013

Sinh viên thực hiện

1. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp ĐHKTQD Hà Nội 2. Quản lý chất lượng toàn diện Phạm Bá Cứu Tông cục TCDLCL 3. Tạp chí Công nghiệp số 1+2/2000, 2002

4. Quản trị chất lượng GS Nguyễn Quang Toản NXB Thống Kê 1995 5. Bài giảng môn Phân tích kinh doanh Ths. Đỗ Huyền Trang

Một phần của tài liệu Phương pháp phân tích chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w