Phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã bàn đạt, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

1. Tính cấp thiết của đề tài

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đê tài được thực hiện tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên.

- Thời gian: Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nghèo trong 2 năm gần đây nhất

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiêm cứu

3.2.1. Địa điểm

Đề tài được nghiêm cứu trên địa bàn xã Bàn Đạt, Huyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thời gian tiến hành nghiêm cứu

Số liệu thứ cấp: 2015- 2017

Số liệu sơ cấp: thu thập năm 2018

3.3. Nội dung nghiên cứu

-Đánh giá, phân tích thực trạng tiếp cận vốn, nguồn vốn tin dụng cho các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt

-Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã

-Phân tích thực trạng tiếp cận vốn, nguồn vốn tin dụng cho các hộ nghèo trên địa bàn xã

-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn để vay vốn góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của xã Bàn Đạt

3.4. Phương pháp nghiêm cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

-Điều tra các hộ gia đình thuộc hộ nghèo ,cận nghèo muốn tiếp cận nguồn vốn tại xã Bàn Đạt ,huyện Phú Bình,Tỉnh Thái Nguyên.

- Chọn mẫu :sỗ hộ 30 hộ - Tiêu chí trọn mẫu

+ Là hộ thuộc địa bàn xã Bàn Đạt + Là hộ Nghèo hoặc Cận Nghèo

- Cách chọn mẫu : Điều tra 30 hộ nghèo hoặc cận nghèo của xã

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.4.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được ccong bố, tổng kết, đánh giá về tình hình cho hộ nghèo vay vốn ưu đãi thông qua UBND xã Tân Long, Báo cáo của NHCSXH, các tài liệu nghiêm cứu liên quan khác, …

Những thông tin thống kê về phát triển kinh tế địa phương, tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng địa phương.

3.4.2.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tim hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ nghèo, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.

Phiếu điều tra được xây dựng dựa trên những thông tin cần thu thập. Nội dung của phiếu bao gồm những thông tin cơ bản khái quát về hộ điều tra; những thông tin về tình hình cho vay; lãi suât; mục đích sử dụng vốn vay, … Thông tin về nhu cầu vay vốn, kết quả sản xuất và sử dụng vốn vay,..

3.4.3. Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiêm cứu đề tài được thực hiện như sau:

* Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ hộ gia đình, người lao động, cán bộ nông nghiệp, hội làm vườn, chủ mua thu gom… để tính toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng thông qua hỏi phỏng vấn.

* Phương pháp minh họa bằng niểu đồ, hình ảnh: Phương pháp biểu

đồ được ứng dụng để thực hiện mô tả một số số liệu hiện trạng và kết quả nghiêm cứu.

* Phương pháp SWOT: Thông qua phương pháp này để đánh giá về

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế của các hộ nghèo tại địa phương. Thông qua đó thấy được đâu là mặt mạnh và các cơ hội của ngành đó để từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có được hướng khắc phục và giải quyết khó khăn này.

* Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu:

- Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Số liệu điều tra các hộ gia đình sau khi thu thập đủ sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, ra soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân tổ, đồng thời được xử lý thông tin qua chương trình Excle. Việc xử lí thông tin là cơ sở cho việc phân tích.

- Phương pháp phân tích số liệu

* Phương pháp thống kê so sánh: Các số liệu phân tích được so sánh

qua các năm, các chỉ tiêu để thấy được những thực trạnh liên quan đến vấn đề nghiêm cứu.

3.4.4 Phương pháp thang điểm Likert

Thang điểm Likert là một dạng thang đánh giá được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu marketing. Theo thang đo này, những người trả lời phải biểu thị một mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với các đề nghị được trình bày theo một dãy các khoản mục liên quan.

Một thang điểm Likert thường gồm 2 phần, phần khoảng mục và phần đánh giá. Phần khoảng mục liên quan đến ý kiến, thái độ về các đặc tính một sản phẩm, một sự kiện cần đánh giá. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời. Thông thường, các khoảng mục đánh giá được thiết kế 5 đến 9 hạng trả lời, đi từ “hoàn toàn đồng ý” đến “hoàn toàn không đồng ý”.

Khoảng mục đánh giá: 1-1,8: Rất không hài lòng 1,81-2,6: Không hài long 2,61-3,4: Bình Thường 3,41-4,2: Hài lòng 4,21-5,0: Rất hài lòng

3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau trong quá trình nghiên cứu:


A: Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay:

Số lượng và tỷ lệ hộ được vay theo mục đích cho vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hộ được vay lại cao hoặc thấp.

- Số tiền bình quân một hộ vay theo mục đích vay (= Tổng lượng vốn vay/Tổng số hộ vay). Chỉ tiêu này nói lên số vốn bình quân mà mỗi hộ được vay là cao hay thấp, từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số vốn bình quân một hộ

được vay lại cao hoặc thấp.

- Lãi suất và thời hạn cho vay.


B. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình hộ vay vốn tín dụng:

- Tình hình cơ bản của hộ điều tra.

- Nhu cầu của nông dân trong vấn đề vay vốn. - Một số khó khăn của hộ.

- Một số nguyện vọng của hộ.

- Phản hồi của nông dân về thủ tục vay vốn.

C. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn tín dụng:


- Tỷ lệ số hộ được vay (= Tổng số hộ được vay/Tổng số hộ điều tra). Chỉ tiêu

này phản ánh phần trăm số hộ được vay vốn, từ đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến số hộ được vay lại cao hoặc thấp.

- Tỷ lệ số hộ hiểu rõ quyền lợi của mình khi vay/số hộ điều tra. Chỉ tiêu này phản ánh sự hiểu biết của hộ nông dân về các tổ chức tín dụng chính thống như thế nào. Từ đó tìm được nguyên nhân tại sao có nhiều hay ít hộ biết rõ quyền lợi của mình khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm giúp các hộ nông dân tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn này.

- Tỷ lệ số hộ có đủ điều kiện được vay/số hộ điều tra. Chỉ tiêu này cho biết xem số hộ có đủ điều kiện vay nhiều hay ít, để từ đó xem xét sự khó khăn khi tiếp cận của hộ đối với nguồn vốn tín dụng chính thống.

- Tỷ lệ hộ vay vốn/số hộ có nhu cầu vay vốn. Chỉ tiêu này phản ánh số hộ có đủ điều kiện để được vay vốn so với số hộ có nhu cầu vay vốn. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao số hộ có nhu cầu vay vốn mà không được vay.

- Tỷ lệ số hộ được vay vốn/số hộ làm đơn xin vay: Chỉ tiêu này phản ảnh các điều kiện của hộ nông dân có thể được vay vốn hay không. Từ đó tìm ra nguyên nhân tại sao các hộ đã làm đơn mà lại không được vay vốn.

C. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận vốn vay của hộ vay vốn:

- Thay đổi thu nhập của hộ trước và sau khi tiếp cận vốn vay. - Lượng vốn các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu.

- Lượng lao động được tạo việc làm sau khi tiếp cận được nguồn vốn - Lượng vốn các hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu.

D. Một số chỉ tiêu đánh giá tác động của hoạt động tín dụng đến phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng:

Kinh tế: thu nhập bình quân

Xã hội: Lượng lao động được tạo thêm việc làm nhờ tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi, tỷ lệ hộ nghèo

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 vị trí địa lý

Xã Bàn Đạt là xã trung du miền núi nằm ở phía tây bắc của huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên). Xã có vị trí cách trung tâm huyện 17km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 12km

Có đường sắt chạy qua theo chiều từ tây sang đông có chiều dài khoảng 3 km.

Phạm vị nghiêm cứu: Toàn bộ địa giới hành chính xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, tổng diện tích đất tự nhiên là 1714.51ha.

+Phía Đông giáp với xã Tân Lợi huyện Đồng Hỷ +Phía Tây giáp với xã Đồng Liên

+Phía Nam giáp với xã Tân Khánh, Đào Xá huyện Phú Bình +Phía Bắc giáp với xã Nam Hoà huyện Đồng Hỷ

4.1.1.2. Địa hình

Xã Bàn Đạt có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Đông Bắc, thấp dần về phía Tây Nam tạo nên độ cao thấp của địa hình mang đặc thù xã trung du miền núi bắc bộ.

+ Địa hình của xã không được bằng phẳng, hệ thống ruộng đa số là ruộng bậc thang có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng lớn, hệ thống kênh mương tại đây hàng năm được nạo vét tu bổ.

+ Hệ thống hồ đập, kênh mương không được thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.3. khí hậu

-Là một xã vùng trung du đồi núi phía Bắc, trong năm khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt nên rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,860C, tháng nóng nhất vào giữa tháng 6 và tháng 7: 37,50C; nhiệt độ trung bình nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1 khoảng 80C -110C.

- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 2332,3 mm lượng mưa lớn nhất tập trung tháng 6: 350-400mm/tháng; lượng mưa ít nhất tháng 2: 16,5-31,3mm/tháng; lượng mưa trung bình: 141,08 mm/ tháng.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình 84,83 %; độ ẩm trung bình cao nhất 90% tháng 5, độ ẩm trung bình thấp nhất 30%-60% tháng 12.

- Chế độ gió: Gió Đông Nam hoạt động mạnh từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều lượng nước gây ra mưa, xuất hiện khoảng 16 lần trong năm, cũng là những tháng có ẩm độ cao, lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng. Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, xuất hiện 18 lần trong năm, gió thường khô hanh làm hạn chế sinh trưởng của cây trồng đồng thời sương muối và rét đậm, rét hại kéo dài từ 21/12 năm trước đến 20/2 năm sau.

4.1.1.4 chế độ thuỷ văn

-Bàn Đạt có hệ thống sông Đào chảy qua xã. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hệ thống hồ, đập, suối... là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các xóm. Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cho sản xuất.

4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

* Về tài nguyên đất đai:

Sự hình thành và phân bố tài nguyên đất phụ thuộc vào địa chất, địa hình, nguồn nước, theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng của huyện Phú Bình thì xã Bàn Đạt có tổng diện tích đất tự nhiên: 1714,51 ha.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của Xã Bàn Đạt STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I Tổng diện tích đất tự nhiên 1.714,51 100,00 1 Nhóm đất nông nghiệp 1.519,41 88,6

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 828,41 54,52

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 524,4 43,50

1.1.1.1 Đất lúa 447,7 29,40

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 159,80 10,50

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 54,70 3,60

1.2 Đất lâm nghiệp 676,4 44,50

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 20,25 1,31

2 Nhóm đất phi nông nghiệp 153,12 8,93

2.1 Đất ở 60,95 39,184

2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 9,25 6,04 2.3 Đất có mục đích công cộng 50,14 34,74 2.4 Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 2,15 1,40 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,8 2,48 2.6 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 25,05 16,36

2.7 Đất cơ sở tôn giáo 0,35 0,23

2.8 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,25 0,16

3 Đất chưa sử dụng 42,1 2,45

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 13,57 32,23

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 28,53 67,77

(Nguồn thống kê UBNN xã Bán Đạt)

Đất đai của xã Bàn Đạt đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa quy hoạch chi tiết do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng loại đất, người dân địa phương chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh còn ở mức thấp, hàng năm do mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn, hệ số sử dụng đất còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế trên 1 ha canh tác chưa cao.

Qua bảng trên cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bàn Đạt Lao động toàn xã là: 1.714,51 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 828,41ha, chiếm 54,52% diện tích đất tự nhiên, hàng năm nhân dân địa

phương đã tận dụng triệt để diện tích này trồng các loại cây lương thực đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân trong xã.

Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 676,4 ha, chiếm 44,5% diện tích tự nhiên. Đó là một lợi thế thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và làm cho khí hậu ôn hoà hơn, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, sinh thái.

*Tài nguyên rừng: Xã có 676.4 ha rừng trồng tập trung ở các xóm Bờ

Tấc; Đá Bạc Đồng Quan; Việt Long...

Thực hiện chủ trương, chính sách, triển khai công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, được chú trọng, diện tích rừng trồng mới được phát triển tốt, công tác phòng chống cháy rừng được quan tâm, đến nay trên địa bàn xã chưa xẩy ra cháy rừng.

*Tài nguyên nước:

Xã có hệ thống hồ đập, sông, ngòi và các kênh nằm rải rác trên địa bàn xã thuận lợi cho nhân dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước mặt gồm có hệ thống kênh sông Đào, ngòi Việt long; Cầu Mành chảy từ Trại Cau ra và hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản thuận lợi cho nhân dân sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy: đối với giếng đào có độ sâu từ 4 - 15 m, đối với giếng khoan gia đình loại nhỏ có độ sâu 30 - 50 m.

* Khoáng sản: Trên địa bàn xã Bàn Đạt hiện nay chưa phát hiện có nguồn tài nguyên khoáng sản; chủ yếu là tài nguyên đất làm vật liệu xây dựng phục vụ nhân dân trong xã.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

Tổng giá trị sản xuất nội xã đạt 147tỷ/145,23 tỷ đồng đạt 101,2% so kế hoạch đề ra, tăng 19,3 tỷ đồng so vời cùng kỳ năm trước.

Về sản xuất Nông - Lâm nghiệp:

Trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã gặp phải không ít những khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã bàn đạt, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)