Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản khi Việt Nam tham gia

Một phần của tài liệu 003 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do đến giá cổ phiếu doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 30 - 37)

- về giá trị xuất khẩu:

G ĩá trị Tằng trường

2.2. Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản khi Việt Nam tham gia

các hiệp

định FTA

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã chính thức tham gia 17 hiệp định FTA trong đó có 14 FTA đã có hiệu lực; 1 FTA đã ký kết và chờ có hiệp lực; 2 FTA đang trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình, tác giả lựa chọn nghiên cứu 2 hiệp định thương mại tự do là: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).Bảng 2.1: Các hiệp định FTA trong bài nghiên cứu

CPTPP

Mã sản phẩm HS 03 bao gồm cá trích, 3 loại cá ngừ ( albacore, vây xanh, mắt to), cá minh thái, cá hồi, cá cơm, cá

thu,...

Khi hiệp định có hiệu lực các loại sản phẩm này sẽ

được giảm thuế theo lộ trình từ 6 năm đến 11

năm

Các sản phẩm: tôm và cá tra Hầu hết thị trường của các quốc gia thành viên

đã ký kết hiệp định thì đều giảm thuế xuất khẩu

xuống 0% Nhập khẩu những nguồn cung nguyên

liệu để chế biến, gia công thủy sản

Giảm thuế hoặc về 0 % tùy từng mặt hàng

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Cơ hội đối với ngành thủy sản:

Hiệp định CPTPP và EVFTA là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các hiệp định này đem lại những lợi ích không nhỏ cho ngành thủy sản ở Việt Nam một ngành kinh tế mũi nhọn với hoạt động xuất khẩu chủ lực.

Một là, giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản

Miễn giảm thuế quan với hầu hết các dòng thuế về mức 0% là một trong những lợi thế cơ bản khi các hiệp định FTA có hiệu lực và bên cạnh đó nhiều biện pháp phi thuế quan cũng sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đây là một cơ hội tốt giúp cho các DN thủy sản Việt Nam thâm nhập và gia tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường đã ký kết hiệp định FTA với Việt Nam, giúp gia tăng xuất siêu cũng như giúp thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Sau khi ký kết các hiệp định FTA giúp nhiều mặt hàng chủ lực trong cơ cấu thủy sản của Việt nam đã xuất khẩu và có giá trị xuất khẩu tăng trưởng tốt như: Tôm, cá tra, cá basa, cá ngừ,...

Bảng 2.2 đã thể hiện các chủng loại, sản phẩm ngành thủy sản được hưởng lợi về thuế quan từ 2 hiệp định thương mại tự do là CPTPP và EVFTA.

Hai loại cá: tra và basa

được giảm thuế xuống 0% sau 2 năm kể từ khi

hiệp định có hiệu lực

EVFTA

Cá ngừ đóng hộp và cá viên

EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500

tấn Một số sản phẩm chế biến như: sò,

bạch tuộc, mực, hàu, nghêu, bào ngư chế biến và điệp.

Thuế suất cơ bản hiện hành đang khá cao (20%) sẽ được giảm ngay về 0% Các sản phẩm mực, bạch tuộc đông

lạnh, các sản phẩm khác như surimi, cá Cờ kiếm

Thuế suất sẽ được giảm ngay về 0% ngay khi hiệp

định có hiệu lực Mã sản phẩm HS 03061792 là tôm sú

đông lạnh

Sẽ được giảm thuế từ 20% xuống còn 0%

Các sản phẩm tôm khác

Khi hiệp định có hiệu lực các loại sản phẩm này sẽ

được giảm thuế theo lộ trình từ 3 năm đến 5 năm

Tôm chế biến

Sản phẩm này sẽ được giảm thuế theo lộ trình 7

năm

Sản phẩm cá tra

Sản phẩm sẽ được giảm thuế theo lộ trình 3 năm,

thuế theo lộ trình 7 năm. Cá ngừ cấp đông Sản phẩm sẽ được giảm thuế về 0% ngay lập tức, trừ loại cá ngừ cấp đông cần giảm theo lộ trình 7 năm Cá ngừ đóng hộp Sản phẩm sẽ được hưởng thuế suất là 0% với hạn

Hai là, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu

Bên cạnh những cơ hội về thuế quan, việc ký kết các hiệp định FTA (CPTPP, EVFTA) giúp các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đa dạng hóa và phát triển thêm các thị trường tiêu thụ trên thế giới.

Nhật Bản: Trong vài năm trở lại đây, các nhóm hàng nông - thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng đều. Đặc biệt là mặt hàng tôm chiếm 25% tổng giá trị nhập khẩu các nhóm mặt hàng này vào Nhật Bản. Năm 2020, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 120 nghìn tấn với trị giá hơn 1 tỷ USD, Việt Nam trở thành thị trường lớn thứ 3 của Nhật Bản về cung cấp thủy sản sau Mỹ và Chile.

Australia: Với dân số trên 25 triệu người và là một trong những đất nước có tiêu chuẩn sống cao. Nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản của quốc gia này liên tục tăng hàng năm. Năm 2018 Australia cùng với Việt Nam và (nước thành viên khác ký kết hiệp định thương mại tự do CPTPP. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt hơn 218 triệu USD.

Canada: Sau khi ký hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Canada trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của nước ta tại Châu Mỹ. Nhiều sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang quốc gia này chiếm thị phần cao như: Tôm, cá basa, cá ngừ có thể nói các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang có thế mạnh tại Canada. Năm 2020 theo VASEP “ kim ngạch xuất khẩu thủy sản, hải sản vào hầu hết các thị trường đều giảm, nhưng riêng Canada là thị trường hiếm hoi tăng trưởng 12% trong 9 tháng đầu năm, dự kiến sẽ đạt 20%, với kim ngạch ước đạt 264,3 triệu USD trong năm 2020”.

Anh: là một nước có nhu cầu nhập khẩu thủy sản cao khoảng từ 4 - 4.5 tỷ USD. Tuy không còn nằm trong khối liên minh EU nhưng những sản phẩm xuất khẩu sang Anh vẫn đc hưởng lợi ích về thuế theo hiệp định EVFTA. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2020 đạt hơn 350 triệu USD, các chủng loại xuất khẩu đều có mức tăng trưởng tích cực đặc biệt là sản phẩm cá tra chế biến.

EU: Là thị trường chiến lược của xuất khẩu thủy sản Việt Nam do đây là thị trường lớn có số lượng đơn đặt hàng nhiều. Sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong năm 2020 ước tính đạt 991 triệu USD trong đó là sự tăng trưởng mạnh của các sản phẩm cá tra, cá basa, tôm.

Ba là, tăng sức cạnh tranh trong việc xuất khẩu thủy sản

Khi tham gia các hiệp định FTA, DN xuất khẩu thủy sản sẽ được hưởng lợi về thuế khi đó giúp giá nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam thấp hơn so với các nước không tham gia các FTA, thuận lợi trên có tác dụng hạ giá thành, gia tăng sức cạnh tranh của DN thủy sản so với các nước như Ản Độ và Thái Lan (là hai nước chưa có các FTA với các quốc gia đối tác). Chẳng hạn như khi EVFTA có hiệu lực, 50% số dòng thuế đối với sản phẩm thủy sản (khoảng 840 dòng thuế) sẽ về mức 0%, tôm chế biến giảm theo lộ trình từ 5 - 7 năm. Đây là một lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ xuất khẩu khác trên thị trường EU như Thái Lan và Indonesia, hiện tại hai nước này vẫn đang phải chịu thuế khi xuất khẩu cho thị trường EU.

Thách thức đối với ngành Thủy sản:

Khi tham gia các hiệp định FTA bên cạnh những thuận lợi, ngành thủy sản Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức không nhỏ như: các điều kiện nghiêm ngặt về hàng rào kỹ thuật, yêu cầu cao về mặt số lượng và chất lượng, nguồn gốc xuất xứ và những quy định mới phức tạp hơn,...

Thứ nhất, thách thức về chất lượng sản phẩm. Do các nước đối tác trong FTA đều là những nước khá khắt khe trong việc kiểm định chất lượng sản phẩm, về sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, nguồn gốc, nhãn mác,... như thị trường EU, Mỹ, Đức,...Khi nhận được các lợi thế từ FTA thì các sản phẩm của ta cũng sẽ phải thắt chặt đầu ra hơn, quy trình sản xuất phải chuẩn chỉnh hơn, chuyên nghiệp hơn. Vì vậy điều cấp thiết hiện giờ là hoàn thiện, cải tiến về chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu để có thể dễ dàng bước qua các rào cản

Thứ hai, việc tham gia các Hiệp định FTA gây ra việc các biện pháp phòng vệ thương mại cũng ra tăng đáng kể. Vì khi hàng rào thuế quan không còn là công cụ hiệu quả để bảo vệ thì thị trường NK áp dụng các biện pháp chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa sẽ có xu hướng được sử dụng nhiều hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề luật pháp liên quan đến các tình huống phòng vệ bên trên.

Thứ ba, thời gian hội nhập, đổi mới của nền kinh tế còn ngắn nhưng phải cạnh tranh với những nước có bề dày kinh tế, có chiều sâu và đã hoàn thiện thể chế như, Mỹ, Trung Quốc,..Trong khi đó nuôi trồng sản xuất thủy sản của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa tập chung. Đa số mô hình nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn chỉ tập chung ở hộ gia đình, tuy đã kêu gọi người dân tạo thành hợp tác xã hay kết hợp với các doanh nghiệp nhưng nhìn chung vẫn còn rời rạc.

Thứ tư là, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, 3 năm gần đây phản ánh rõ nhất vấn đề này. Tác động của tự nhiên đối với thủy sản là không thể lường được trong sản xuất như bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặt,.. điều này khiến nguồn cung của thủy sản bị ảnh hưởng không đảm bảo được sản lượng xuất khẩu.

sự kiện

tin CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện event - study. Để xem xét tác động của hiệp định FTA đến giá cổ phiếu ngành thủy sản, khóa luận phân tích 2 FTA điển hình là:

Một phần của tài liệu 003 ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do đến giá cổ phiếu doanh nghiệp ngành thủy sản việt nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w