Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong môn học vật lý

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý THPT (Trang 28 - 30)

6. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu

3.4 Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm trong môn học vật lý

MÔN HỌC VẬT LÍ Ở BẬC THPT

Môn vật lí là một môn quan trọng truyền tải các thông tin và ý nghĩa to lớn của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm góp phần vào bảo vệ môi trường nên cần trang bị phương pháp dạy học phù hợp nhất với địa phương ; để phù hợp với HS THPT và làm cho các em hiểu và sáng tạo hơn để BVMT.

3.4.1 Sử dụng nguồn năng lượng tái sinh ít gây ô nhiễm môi trường

Có 3 phương pháp để tăng nguồn năng lượng tái sinh :

Trồng cây có đường như mía, củ cải ngọt, ngũ cốc ; trồng các cây tự nhiên có dầu như rong, cọ dầu ; trồng riêng những cây phát triển nhanh như trúc, bạch đàn, cây thông, cây dương góp phần vào bảo vệ môi trương;

Nguồn năng lượng mặt trời rất lớn, gần như vô tận. Hướng dẫn HS sử dụng năng lượng mặt trời như bình nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời, pin mặt trời và các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng, đồng hồ, máy tính xách tay góp phần vào BVMT;

Năng lượng gió là động năng của không khí chuyển động, dùng năng lượng gió để sản xuất điện là một ý tưởng thân thiện nhất đối với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Không phải lo các rủi ro có thể xảy ra như với đập nước. Không phải lo nhiều về di dân tái định cư và mất đất canh tác, mà các máy điện có gió đặt ở vùng ngoài khơi hoặc duyên hải, giúp HS nắm được các mục tiêu của Đảng và nhà nước và các chiến lược của nước ta đến năm 2020 định hướng đến năm 2050, đồng thời HS biết được xứ mệnh của mình trong việc BVMT.

3.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng đối với HS THPT

Trong khi vẫn sử dụng chủ yếu các dạng năng lượng truyền thống như hiện nay thì trong quá trình sử dụng năng lượng ở các lĩnh vực sản xuất và đời sống cần áp dụng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới nhằm giảm nhu cầu về năng lượng mà vẫn đảm bảo phát triển của sản xuất và xã hội và BVMT.

Nên nên giáo dục cho HS có ý thức và cải tiến các sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường, biết được các lĩnh vực sử dụng năng lượng nhiều nhất như : giao thông vận tải, công nghiệp, tiện nghi nhà ở.

-Trong giao thông cần giảm trọng lượng của phương tiện chuyên trở, vận hành động cơ một cách tối ưu, giảm ma sát phương tiện chuyên chở và môi trường di chuyển, ma sát giữa các bộ phận chuyển động của phương tiện.

-Trong ngành công nghiệp việc sự dụng năng lượng cần tiết kiệm, hiệu quả có thể thực thi như : sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.

- Trong lĩnh vực nhà ở như nấu thức ăn, đun nước nóng trong sinh hoạt và điều hòa không khí ; nên hướng HS theo một cách tiết kiệm hiệu quả góp phần vào BVMT dùng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trơi.

1.NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Giáo dục môi trường trong môn vật lí THPT đòi hỏi giáo viên chuẩn bị một tiết dạy liên môn và kiến thức rộng.

- Qua giờ hoạt động ngoại khóa vật lí phối hợp với bên Đoàn đã có phát động nhiều phong trào thi đua về bảo vệ môi trường, đã có tuyên truyền dưới nhiều hình thức như sinh hoạt dưới cờ, hái hoa dân chủ.

- Hoạt động dạy học không chỉ ở môn vật lí mà phải được lồng ghép nội dung môi trường vào một số môn như : Địa, Sinh, Giáo dục công dân.

- Liên hệ bàn bạc với nhà trường ý kiến kịp thời .

- Xử lý kịp thời và hiệu quả những trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường .

- Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể.

-Tham gia nhiều buổi tuyên truyền về môi trường do địa phương tổ chức.

Một phần của tài liệu Đề tài giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Vật lý THPT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w