Kết quả các thông số thủy lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập vi khuẩn nitrate hóa thu tại vùng biển đảo hải phòng quảng ninh (Trang 38 - 39)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Kết quả các thông số thủy lí

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu mẫu vào tháng 05/2019 trong điều kiện thời tiết đẹp, nắng nhẹ. Tại hiện trường các mẫu thủy lí tiến hành đo 3 lần và lấy giá trị trung bình của ba lần đo. Kết quả thể hiện bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả đo thông số thủy lí tại các khu vực nghiên cứu STT Tên mẫu Nhiệt độ

(oC) pH Sal. (‰) DO (mg/l) Độ trong (cm) 1 Đầm Hà 01 30,0 7,6 5,0 6,5 20,0 2 Đầm Hà 02 29,2 7,8 6,0 7,0 20,0 3 Hải Hà 01 29,4 7,8 8,0 7,6 25,0 4 Hải Hà 02 30,0 7,7 7,5 6,8 20,0 5 Tiên Yên 01 29,5 7,6 5,5 6,8 20,0 6 Tiên Yên 02 29,6 7,8 15,5 7,6 35,0 7 Vân Đồn 01 29,6 7,8 17,0 7,4 40,0 8 Vân Đồn 02 29,8 7,9 22,0 7,5 45,0 9 Đồ Sơn 01 28,6 7,6 5,0 5,4 15,0 10 Đồ Sơn 02 29,1 7,9 9,5 6,0 30,0 11 Cát Bà 01 29,5 8,1 12,0 5,7 40,0 12 Cát Bà 02 29,5 8,0 17,0 6,5 45,0

Nhiệt độ tại các khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 28,6 đến 30oC. Giá trị pH đo được tại các khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 7,6 đến 8,1. Đối chiếu theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN: 10:2008/ BTNMT thì tất cả các khu vực nghiên cứu có nhiệt độ và pH đều đạt trong khoảng GHCP đối với nước nuôi trồng thủy sản.

Độ trong của nước đo được dao động từ 20 cm đến 45 cm. Những khu vực ngoài khơi, không chịu tác động nhiều bởi nước chảy ra từ lục địa có độ trong cao hơn như Cát Bà 02, Vân Đồn 01, Vân Đồn 02 đạt 40 - 45 cm. Những khu vực cửa sông chịu tác động nhiều bởi nước chảy từ lục địa mang theo lượng lớn trầm tích thì có độ trong thấp như Đồ Sơn 01, chịu tác động bởi cửa sông Văn Úc, có độ trong chỉ đạt 15cm. Các khu vực Hải Hà 01, Hải Hà 02, Đầm Hà 01, Đầm Hà 02, Tiên Yên 01 chịu tác động nhiều bởi lượng lớn trầm tích từ các vùng đồi núi đổ ra cửa sông ven biển nên độ trong cũng thấp chỉ đạt 20cm. Cũng như độ trong độ mặn trong nước cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi nước lục địa chảy ra. Khu vực Cát Bà và Vân Đồn có độ mặn cao dao động trong khoảng 12 - 22‰. Khu vực Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Đồ Sơn cũng có độ mặn thấp dao động trong khoảng 5 - 9,5‰ (bảng 3.1).

Lượng oxy hòa tan có trong nước tại các khu vực nghiên cứu đều nằm trong GHCP (lớn hơn 3mg/l) theo theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN: 10:2008/ BTNMT. Lượng oxy đo được tại các khu vực dao động trong khoảng 5,4 mg/l đến 7,6 mg/l. Tại khu vực Đồ Sơn 01 lượng oxy trong nước là thấp nhất 5,4 mg/l; Tiên Yên 02 lượng oxy hòa tan trong nước là cao nhất 7,6 mg/l (bảng 3.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập vi khuẩn nitrate hóa thu tại vùng biển đảo hải phòng quảng ninh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)