nghiệp.
2.3.1. Các yếu tố thuộc về lợi nhuận của doanh nghiệp
- Tiền và các khoản tương đương tiền: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền
mặt tại
quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp.
Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang chuyển.
Các khoản tương đương tiền: Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng kể từ ngày đầu tư có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền tại thời điểm báo cáo.
- Tổng nợ phải trả: là tổng các khoản nợ và nghĩa vụ mà một doanh nghiệp nợ bên ngoài. Mọi thứ doanh nghiệp sở hữu được phân loại là tài sản và tất cả số
tiền doanh nghiệp nợ cho các nghĩa vụ trong tương lai được ghi nhận là nợ
phải trả.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả bằng vốn chủ sở hữu.
Nợ phải trả có thể được mô tả như một nghĩa vụ giữa bên này và bên khác chưa được hoàn thành hoặc chưa được thanh toán. Chúng được giải quyết theo thời
chủ sở hữu. Những tài sản này thường được ghi vào sổ sách kế toán và xuất hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu có thể xem xét tổng tài sản của họ để biết có thể chuyển đổi nhanh nhất thành tiền mặt. Một tài sản được cho là có tính thanh khoản cao hơn nếu nó thể dễ dàng được bán lấy tiền mặt và không có tính thanh khoản nếu không đúng như vậy.
- Cổ tức bằng tiền mặt: là việc phân phối quỹ hoặc tiền trả cho các cổ đông nói chung như một phần của thu nhập hiện tại hoặc lợi nhuận tích lũy của công ty. Cổ tức tiền mặt được trả trực tiếp bằng tiền, chứ không phải trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc các hình thức giá trị khác.
Cổ tức bằng tiền mặt thường được trả thường xuyên, chẳng hạn như hàng tháng hoặc hàng quý, nhưng đôi khi là khoản chi trả một lần, chẳng hạn như sau khi quyết toán.
Các công ty trả cổ tức thường được thành lập, có dòng tiền ổn định và đang trong giai đoạn tăng trưởng.
2.3.2. Yếu tố giá dầu.
Định nghĩa giá dầu: Giá dầu dựa vào giá giao ngay của một thùng dầu thô chuẩn. Giá cả phụ thuộc vào loại, vị trí và hàm lượng lưu huỳnh có trong nó. Giá dầu có thể được xác định với sự cân bằng giữa cung và cầu. Thương mại lưu trữ dầu là một vấn đề trong đó dầu được mua bởi các công ty dầu lớn khi giá thấp để lưu trữ và giao hàng ngay lập tức. Các công ty dầu mỏ lớn này sau đó giữ dầu cho đến khi giá tăng.
Chức năng: Giá dầu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Vì dầu mỏ là mặt hàng toàn cầu có nhu cầu cao nên luôn có khả năng biến động lớn về giá có thể tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu. Các yếu tố chính tác động trực tiếp đến giá dầu là tâm lý thị trường, cung và cầu. Khi cung giảm, cầu tăng và giá dầu tăng và ngược lại. Nguồn cung dầu phụ thuộc vào thuế, khuôn khổ hợp đồng, khám phá địa chất, tình hình chính trị của các công ty sản xuất dầu và quy mô khai thác dầu. Nhu cầu dầu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô của thế giới.
Giá của ngành dầu khí là yếu tố cơ bản quyết định việc dự trữ có khả thi về mặt kinh tế hay không. Về cơ bản, các rào cản địa chất càng cao để dễ khai thác, thì
rủi ro về giá càng cao mà một dự án nhất định phải đối mặt. Điều này là do việc khai thác không theo cách thông thường thường tốn nhiều tiền hơn so với một mũi khoan thẳng đứng xuống một khoản tiền đặt cọc. Điều này không có nghĩa là các công ty dầu khí của thta tự động ngừng hoạt động đối với một dự án trở nên vô hiệu do giá giảm. Thông thường, các dự án này không thể nhanh chóng tắt và sau đó khởi động lại.
Rõ ràng, giá dầu sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí do đây là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất hàng hóa của ngành này.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu.
Khóa luận tuân thủ theo các quy trình nghiên cứu sau đây: Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, thiết lập mô hình.
Bước quan trọng đầu tiên của quá trình làm khóa luận chính là nghiên cứu tài liệu. Qua tìm hiểu nhằm khai thác thông tin từ những bài viết trước đây của các tác giả khác trên thế giới và Việt Nam có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Từ đó, bài viết có thể rút ra được những ưu, nhược điểm của các nghiên cứu trước nhằm xác định được phương pháp và mô hình, cũng như khắc phục những lổ hổng còn xót lại và đưa ra các biến phù hợp với chủ đề.
Bước 2: Tìm hiểu các yếu tố để nghiên cứu ảnh hưởng, chọn các biến và thu thập số liệu.
Bước 3: Kiểm tra xử lý số liệu thu thập được, xây dựng mô hình và khắc phục các khuyết tật của mô hình cho ra kết quả nghiên cứu.
Bước 4: Kết luận mô hình nghiên cứu. Đề xuất khuyến nghị và giải pháp.
Hình 3. 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Xác đị nh các yếu tố cần phân tích Nghiên cứu tài liệu, thiết lập mô hình Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu Xây dựng mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp bình quân tối thiểu OLS, sau đó được xử lý bằng phần mềm Stata. Các nhân tố được cho là phản ánh lợi nhuận của các doanh nghiệp Dầu khí niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam gồm có: Lợi nhuận sau thuế, bình quân lợi nhuận trên tổng tài sản ROAA, bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROEA, tổng nợ, tổng tài sản, các khoản tiền và tương đương tiền, cổ tức tiền mặt, tổng sản phẩm quốc nội GDP và chỉ số giá tiêu dùng phản ánh lạm phát CPI.
Mô hình hồi quy đa biến là mô hình phản ánh sự tác động giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc cũng như biến kiểm soát được sử dụng rộng rãi trong các bài nghiên cứu khoa học hiện nay. Khóa luận sử dụng mô hình hồi quy đa biến để
phân tích mối quan hệ giữa 2 biến độc lập là giá dầu thô WTI và giá dầu Brent tới 9 biến phụ thuộc và biến kiểm soát như đã đề cập phía trên. Đối với hồi quy tuyến tính đa biến, biến độc lập và biến phụ thuộc (cũng như biến kiểm soát) phải có mối quan hệ tuyến tính. Ngoài ra, các biến độc lập ở đây phải không có sự tương quan với nhau. Sử dụng mô hình này có thể giúp chúng ta kiểm định giả thuyết một cách chính xác mối liên quan của các biến đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành Dầu khí bằng kiểm định tự tương quan Correlation. Nếu các biến có tương quan với nhau thì khi một trong các biến này thay đổi sẽ kéo theo sự thay đối của các biến phụ thuộc.
Mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình quân tối thiểu OLS là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất và có độ tin cậy cao nhất trong việc ước lượng các tham số của mô hình. Trong tác phẩm nghiên cứu, để làm rõ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thì một phương trình hồi quy được hình thành, thông qua đó sẽ đánh giá được tác động của giá 2 loại dầu đến lợi nhuận của 11 doanh nghiệp ngành Dầu khí niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam. Sau khi chạy mô hình cho ra kết quả, khóa luận tiếp tục tiến hành kiểm định ý nghĩa và hệ số được tính trong phương trình đã đề cập ở trên cho mỗi giả thuyết bằng kiểm định tự tương quan.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ thị trường thứ cấp thứ cấp, mẫu nghiên cứu lấy từ báo cáo tài chính của 11 doanh nghiệp thuộc ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009- 2020. Trong giai đoạn 12 năm này, tổng số lượng mẫu nghiên cứu trong một năm là 11 doanh nghiệp tương ứng với 132 mẫu chính thức được sử dụng trong bài nghiên cứu. Tất cả dữ liệu được sử dụng này đều là dữ liệu thứ cấp được lấy từ website của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, sở giao dịch chứng khoán TPHCM và báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành.
Bài viết lựa chọn được 2 biến độc lập bao gồm giá dầu thô WTI và giá dầu Brent tính trung bình theo từng năm. Đồng thời, có 3 yếu tố chính được lựa chọn làm biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành Dầu khí là: Lợi nhuận sau thuế, Bình quân tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROAA và Bình quân
Tên biến Kí hiệu Cách tính
tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROEA. Ngoài ra, các biến kiểm soát được cho là có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp này gồm: tổng nợ, tổng tài sản, các khoản tiền và tương đương tiền, cổ tức tiền mặt, tổng sản phẩm quốc nội GDP và chỉ số giá tiêu dùng phản ánh lạm phát CPI.
Thứ nhất, các biến phụ thuộc là ROAA, ROEA biến động rất nhiều qua các năm đối với các doanh nghiệp ngành Dầu khí thuộc đối tượng nghiên cứu. Bởi vậy khi đưa dữ liệu vào mô hình hồi quy sẽ dễ dẫn đến những kết quả không chính xác vì những con số này qua hằng năm gần như có sự thay đổi tương đối lớn. Do đó, nghiên cứu đã quyết định chuyển sang dạng logarit đối với những biến này, viết tắt là Ln(ROAA) và Ln(ROEA) để những số liệu trong bài ít có sự biến động hơn thì mô hình sẽ trở nên có ý nghĩa.
Thứ hai, lợi nhuận sau thuế (LNST) được tính bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế qua các năm của doanh nghiệp biến động lớn, lợi nhuận có thể âm có thể dương nên số liệu nghiên cứu có thể không đồng nhất. Vì vậy, nghiên cứu đã lấy logarit cơ số e của lợi nhuận sau thuế để đồng bộ dữ liệu nghiên cứu cho mô hình hồi quy.
Thứ ba, 2 biến độc lập là giá dầu thô WTI và giá dầu Brent là giá dầu trung bình theo từng năm với đơn vị là USD/thùng. Các giá trị này cũng được cho là biến động lớn qua các năm. Bởi vậy 2 biến này đều được thống nhất để dưới định dạng logarit cơ số e số để kết quả mô hình đưa ra sẽ có tính chính xác cao hơn.
Thứ tư, các biến kiểm soát là tổng tài sản (TONGTSAN), tổng nợ (TONGNO), cổ tức tiền mặt (COTUC), tiền và tương đương tiền (TIENMAT) cũng là những dữ liệu có sự thay đổi lớn qua các năm nên tác giả đã tiếp tục sử dụng logarit cơ số e đối với những biến này để mô hình có ý nghĩa.
Thứ năm, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số tiêu dùng (CPI) là phần trăm tăng trưởng của các chỉ số này qua các năm nên được ghi nhận với đơn vị phần trăm.
3.4. Mô hình nghiên cứu.
Dữ liệu gốc ở các biến ở dạng tuyệt đối đều được chuyển về dạng logatit tự nhiên (logarit cơ số e) nhằm mục đích giảm độ phân tán cao cũng như hạn chế được những quan sát có giá trị bất thường từ dữ liệu gốc, thuận lợi cho việc nhận dạng và phân tích dữ liệu.
Dưới đây là bảng mô tả các biến nghiên cứu của mô hình:
Lợi nhuận sau thuế LNST Ln(LNST) Bình quân lợi nhuận trên
tổng tài sản
ROAA Ln(ROAA)
Bình quân lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
ROEA Ln(ROEA)
Biến độc lập
Giá dầu thô WTI GIADWTI Ln(GIADWTI)
Giá dầu Brent GIADBRENT Ln(GIADBRENT)
Biến kiểm soát
Tổng nợ TONGNO Ln(TONGNO)
Tổng tài sản TONGTSAN Ln(TONGTSAN)
Tiền và tương đương tiền TIENMAT Ln(TIENMAT)
Cổ tức tiền mặt COTUC Ln(COTUC)
Tổng sản phẩm quốc nội GDP Tăng trưởng chỉ số GDP
hằng năm Chỉ số tiêu dung
phản ánh lạm phát
CPI Chỉ số tiêu dùng hằng năm
Bài nghiên cứu gồm có 2 biến độc lập, 3 biến phụ thuộc và 6 biến kiểm soát.Qua đó, tôi đã thiết lập được 3 mô hình OLS dưới đây:
Mô hình 1: LNSTit= β10 + β1.1.GIADWTIit + β1.2.GIADBRENT it +
β13.TONGNOu + β1.4.TONGTSANit + βi'5.COTUCu + β1'6.TIENMATu +
β1.7.GD Pi t + β
1.8.CP 1i t + ε
i t
Mô hình 2: R OAA it= β2o0+ β2.1. GIA D WTIit + β2.2. GIA D B RENT it+
β2.3.TONGNOit +β2.4.TONGTSANit + β25.COTUCit + β2.6.TIENMATit +
β2.7.GD Pi t + β
2.8.CP h t + ε
i t
Mô hình 3: R O EA i t = β3.0 + β3.1. GIA D WTIit + β3.2. GIA D B RENT it+
β3.3.TONGNOit +β3.4.TONGTSANit + β3.5.COTUCit + β3.6.TIENMATit +
β3.7.GD Pi t + β 3.8.CPI t + ε i t Trong đó: β0 là hệ số chặn β1.1 'β1.2, β1.3, β1.4, β1.5, β1.6∙β1.7, β1.8,— là các hệ số của các biến độc lập và biến kiểm soát
ε là sai số mô hình i là doanh nghiệp i t là năm t
LNST: Lợi nhuận sau thuế
ROAA: Bình quân tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROEA: Bình quân tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. GIADWTI: Giá dầu thô WTI
GIADBRENT: Giá dầu Brent TONGNO: Tổng nợ
TONGTSAN: Tổng tài sản
TIENMAT: Tiền và tương đương tiền COTUC: Cổ tức tiền mặt
Biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROAA 0,0559 0,0594 -0,0944 0,2711 ROEA 0,1289 0,1127 -0,1653 0,4848 LNST 13,1574 1,9624 6,6267 16,4800 GIADWTI 50,8700 0,3155 39,6500 98,0500 GIADBRENT 75,5300 0,3353 43,2100 111,6800 TONGNO 15,6618 1,6123 10,4386 17,9731 TONGTSAN 16,3439 1,5259 12,6591 18,3263 COTUC 12,2630 2,2133 5,9480 16,0127 TIENMAT 14,4596 1,6697 10,4226 17,0349 GDP 0,0595 0,0110 0,0291 0,0708 CPI 0,0580 0,0469 0,0063 0,1868
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả tổng quan số liệu nghiên cứu
Bảng dưới đây là thống kê mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến:
Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá dầu thô WTI
(USD/thùng)
50,87 39,65 98,05
Giá dầu Brent
(USD/thùng)
75,53 43,21 111,68
Nguồn: Bảng kết quả chạy mô hình Stata
Qua bảng trên, ta có thể thấy được tổng quan biến động về lợi nhuận của các doanh nghiệp, giá dầu qua 12 năm cũng như các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2020, thống kê mô tả các biến cho ra kết quả lần lượt như sau:
ROAA, ROEA trung bình của các doanh nghiệp này qua các năm lần lượt là 5,59%; 12,89% với độ lệch chuẩn lần lượt là 5,94% và 11,27% .Cụ thể, giá trị lớn nhất của ROAA là 27,11% và giá trị nhỏ nhất là -9,44%; ROEA có giá trị lớn nhất là 48,48% và giá trị nhỏ nhất là -16,53%.
27
Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp theo số liệu đã được logarit hóa có giá trị trung bình là 13,1574 (triệu VND) với độ lệch chuẩn là 1,9624. Biên độ giao động khá lớn với giá trị nhỏ nhất là 6,6267 (triệu VND) và giá trị lớn nhất là 16,4800 (triệu VND).
Nguôn: Bảng dữ liệu tông hợp Excel
Giá dầu thô WTI có giá trị trung bình 50,87 là USD/ thùng.Biên động dao động khá lớn với giá trị nhỏ nhất là 39,65 USD/thùng và giá trị lớn nhất 98,05 USD/thùng. Trong cùng khoảng thời gian nghiên cứu, giá dầu brent có giá trị trung bình là 75,53 USD/thùng, biên độ dao động tương đối lớn với giá trị lớn nhất là 43,21 USD/thùng và giá trị nhỏ nhất là 111,68 USD/thùng.