Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động khác ảnh hưởng tới Khả năng sinh lời trên

Một phần của tài liệu 013 ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hồ chí minh (Trang 29)

5. Ket cấu bài nghiên cứu

2.2. Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động khác ảnh hưởng tới Khả năng sinh lời trên

sinh lời

trên tổng tài sản của doanh nghiệp. 2.2.1. Các nhân tố Ngoại sinh.

Thứ nhất, tốc “độ tăng trưởng nền kinh tế thường được đo lường bằng chỉ số GDP. GDP hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Theo Nguyễn Ngọc Thủy Tiên và cộng sự(2016) tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra từ những yếu tố sản xuất nội địa, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Đây là một trong những nhân tố vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến mọi ngành nghề của một quốc gia, có thể nói GDP là chỉ số quan trọng phản ánh sức khỏe kinh tế. (Tạp chí Routes to Finance, ). Hơn nữa, nhiều nghiên cứu còn cho thấy tầm quan trọng của GDP với doanh nghiệp như nghiên cứu của Margarita (2004,5) đã cho rằng sức mạnh của GDP đã chuyển sang các doanh nghiệp. Do đó, GDP ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các doanh nghiệp trên thị trường. Khi các doanh nghiệp phát triển thì sẽ đạt được doanh thu cao hơn từ đó khiến cho lợi nhuận tăng theo. Khi các doanh nghiệp làm ăn ổn định và có sự phát triển bền vững thì nhà đầu tư sẽ tin tưởng và đầu tư vào họ. Theo Wei Wei(trích dẫn trong Ma, 2011), khi chỉ số GDP tăng lên thì nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng và các doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận cao hơn so với các giai đoạn khác. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo nhiều chiều hướng. Cụ thể, Abdallah Barakat (trích dẫn trong Abdallah Barakat, 2012) đã chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Faith Nyamu (2016, 27) đã cho kết quả là tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty mặc dù sự tác động này không đáng kể. Cũng giống với kết quả của các nghiên cứu trên, nghiên cứu của Mariam Makori (2015, 55) bằng việc hồi quy các mô hình đã chứng minh rằng tốc độ tăng trưởng GDP có ảnh hưởng tích cực với chỉ số đại diện cho hiệu quả của công ty là ROA. Chính vì vậy, chỉ số GDP sẽ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

2.2.2. Các nhân tố Nội sinh.

Thứ nhất, Quy mô tổng doanh thu (SIZE) là một trong những yếu tố nội sinh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khi đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp bởi nhân tố này thể hiện vị thế và cũng như quy mô của doanh nghiệp. Có rất nhiều các giả thuyết và các nghiên cứu khác nhau về tác động của quy mô doanh thu như sau:

Ali và Sami (2018), Amal và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao nếu doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài sản sẽ cải thiện được doanh thu từ các hoạt động cốt lõi của công ty và cuối cùng nâng cao lợi nhuận. Các doanh nghiệp quy mô lớn sẽ tận dụng được lợi thế thị trường tiêu thụ rộng lớn để tiếp thị sản phẩm của họ và điều này giúp nâng cao lợi nhuận. Quy mô càng lớn thì càng dễ tiếp cận các nguồn tài chính dẫn đến chi phí vốn thấp hơn và tạo ra lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó các công ty lớn thì có nhiều nguồn lực, nhiều nhân tài và hệ thống công nghệ thông tin để tạo ra lợi nhuận cao hơn. Khi là một doanh nghiệp lớn thì sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn là các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Thứ hai, Khả năng thanh khoản của doanh nghiệp (LIQ) cũng là một trong những giả thiết được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Hệ số này đo lường khả năng của một doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán bằng cách so sáng giữa tiền mặt và các tài sản liên quan với các nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp. Nếu trường hợp lượng tài sản không được duy trì đủ để đáp ứng các nghĩ vụ trên. Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty và lợi nhuận. Một số bài nghiên cứu của Qasim và Ramiz (2011) đã chỉ ra tác động cùng chiều của khả năng thanh khoản của doanh nghiệp tới khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Cùng kết quả như vậy, bài nghiên cứu của J Zygmunt (2013), thực hiện dựa trên mẫu nghiên cứu bao gồm các công ty công nghệ tại Phần Lan, đã chỉ ra tác động cùng chiều của khả năng thanh khoản đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Thứ ba, biến thời gian hoạt động (AGE) của doanh nghiệp được xác định có tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại rất nhiều các bài nghiên cứu khác nhau. Trong bài nghiên cứu của Berger và Udell (2005) phân tích nguồn gốc của tài chính doanh nghiệp SMEs và cấu trúc vốn như thế nào trong sự thay đổi quy mô doanh nghiệp và năm hoạt động. Họ xác định một số sự khác biệt đáng chú ý về nguồn vốn theo độ tuổi của các doanh nghiệp SMEs khác nhau. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Coad và cộng sự (2010) họ phân tích sự tác động của số năm hoạt động của công ty liên quan đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tại Tây Ban Nha từ năm 1998 tới 2006. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty có tuổi hoạt động cao trải qua mức tăng năng suất, lợi nhuận lớn hơn.

PHẦN 3: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu.

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thứ cấp từ phần mềm Fiin Pro của công ty cổ phần FiinGroup. Mau nghiên cứu bao gồm dữ liệu BCTC đã được kiểm toán, các chỉ số tài chính, danh sách các công ty hoạt động được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX). Khoảng thời gian dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2020. Quá trình sau khi thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả tiến hành loại bỏ những doanh nghiệp không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu dựa trên các bộ tiêu chí dưới đây:

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chính là vật liệu xây dựng bao gồm: Xi măng, thép, bao bì,... hoặc có tỉ trọng đóng góp doanh thu

mảng vật liệu lớn hơn 50%.

- Công ty đảm bảo công khai minh bạch về thông tin, dữ liệu tài chính bằng việc có báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo thường niên dễ tiếp cận.

Dựa trên bộ tiêu chí trên, dữ liệu thu thập được tiến hành sàng lọc từ 365 doanh nghiệp xuống còn 37 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020 phù hợp và thỏa mãn những tiêu chí trên, tạo nên dữ liệu dạng bảng gồm 384 quan sát.

3.2. Phương pháp và quy trình nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng phương pháp định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của TDTM đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những bài nghiên cứu trước, việc thực hiện so sánh và phân tích đã đưa ra những hướng nghiên cứu và các nhân tố tác động tới mục tiêu của đề tài. Sau đó, tác giả tiến hành áp dụng những giả thuyết phù hợp vào bài nghiên cứu.

Những dữ liệu được thu thập ngay sau khi đã xác định được các biến và hướng nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Excel 2016 để thu thập và tính toán các dữ liệu

được tiến hành phân tích hồi quy các biến quan sát trên phần mềm STATA 2014 thông qua mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Trong bất kỳ một mô hình nào cần phải tiến hành kiểm định để loại bỏ sự khuyết tật và lỗi trong mô hình, Một số phương pháp kiểm định được tác giả nghiên cứu như là kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình, kiểm định PSSSTĐ, kiểm định tự tương quan và đa cộng tuyến. Dưới sự hỗ trợ của các công cụ phân tích như: STATA 14, Excel 2016 tác giả tiến hành thực hiện bài nghiên cứu theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Tổng hợp và thu thập số liệu nghiên cứu, các giả thiết và những bài nghiên cứu trước đó để lựa chọn hướng nghiên cứu và xây dựng mô hình.

Quá trình tổng hợp và thu thập số liệu là một bước quan trọng trong việc định hướng nghiên cứu và đưa ra những tổng quan về lĩnh vực tác giả quan tâm. Dựa trên bài viết có sẵn, tác giả có thể trau dồi thêm những kiến thức về lĩnh vực đang quan tâm, để từ đó đưa ra những tổng quan về lĩnh vực, xác định những điểm mạnh và điểm yếu của những nghiên cứu trước đấy, và tác giả xác định được những khoảng trống trong các nghiên cứu.

Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu.

Phân tích này giúp tác giả mô tả sơ bộ các đặc tính liên quan đến các khoản phải thu, quy mô, đòn bẩy tài chính, cơ hội tăng trưởng, giá trị công ty Việt Nam và cung cấp thông tin chi tiết từng biến trong mô hình nghiên cứu.

Bước 3: Phân tích tương quan

Sau khi phân tích thống kê mô tả, bước thực hiện tiếp theo của Khóa luận là phân tích tương quan. Cụ thể, bài viết ước lượng hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của mỗi biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Nếu giá trị hệ số VIF của bất kỳ biến nào lớn hơn 5 thì mô hình nghiên cứu có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Studenmund, 1997). Ngoài ra, tác giả còn có thể thực hiện kiểm định

White để xác định liệu mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi không. Trong trường hợp mô xảy ra hai hiện tượng trên thì cần tiến hành điều chỉnh.

Bước 4: Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích ma trận hệ số tương quan và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) nhằm kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến có xuất hiện trong mô hình hay không. Tác giả sử dụng phân tích hồi quy mô hình (1) theo phương pháp Fixed Effects và phương pháp Random Effects, kết hợp sử dụng các kiểm định: kiểm định Hausman để kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp.

Bước 5: Kiểm định

Đây là bước thực hiện cuối cùng của bài Khóa luận. Bước này được sử dụng nhằm kiểm định liệu kết quả thực nghiệm có vi phạm các giả định của phân tích hồi quy tuyến tính hay không. Bởi vì, khi vi phạm các giả định này thì kết quả hồi quy sẽ không còn đáng tin cậy.

3.3. Mô hình nghiên cứu và xây dựng các biến.3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 3.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Sau khi tham khảo những bài viết liên quan đến chủ đề Khóa luận đang nghiên cứu, tác giả lựa chọn mô hình nhằm giải quyết các vấn đề mà bài nghiên cứu hướng đến, đó chính là xác định mức độ ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình đầu tiên được sử dụng nhằm kiểm định có hay không mối quan hệ tuyến tính giữa khoản phải thu và khả năng sinh lời trên tổng tài sản của của công ty, để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các khoản phải thu và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Mô hình thứ hai dùng để kiểm định sự ảnh hưởng của chính sách mua chịu, đại diện là nhân tố nợ phải trả người bán đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

TÊN BIẾN KÝ HIỆU

nghiệp (ROA). Để từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng quản trị nợ công, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Để làm rõ sự tác động của các nhân tố, bao gồm cả chính sách bán chịu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả lựa chọn bao gồm các nhóm biến nhân tố nội sinh như: Quy mô doanh thu (SIZE), Chỉ số thanh toán hiện hành (LIQ), Số năm hoạt động (AGE), tăng trưởng doanh thu (GROWTH), nhóm biến chính sách tín dụng thương mại: Tỷ lệ của khoản phải thu khách hàng trên tổng nợ phải trả (TCR) và cuối cùng là nhóm biến ngoại sinh: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Tiến hành xác định sự tác động của 7 biến độc lập lên biến phụ thuộc, bài nghiên cứu tiến hành hồi quy dựa trên mô hình Pooled OLS, mô hình nhân tố cố định (FEM) và mô hình các nhân tốt ngẫu nhiên (REM) để lựa chọn một mô hình phù hợp và đảm bảo có ý nghĩa nghiên cứu với các biến trong mô hình để đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Dựa theo nghiên cứu của Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Quang Phúc (2020), tác giả lựa chọn mô hình nhằm đánh giá sự tác động của chính sách mua chịu và chính sách bán chịu tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Mô hình nghiên cứu:

ROAit = β0 + β1TCRit + β2TCPit + β3SIZEit + β4LIQit + β5AGEit + β6GDPit + εit

Trong đó, ta có:

β0: Hệ số chặn

βit: Hệ số góc (hồi quy riêng) ε: Sai số mồ hình

í: Doanh nghiệp í t: Nấm thứ t

Biến độc lập

Chính sách bán chịu

Chính sách bán chịu TCR

Chính sách mua chịu TCP

Biến nội sinh

Quy mô doanh thu SIZE

Thanh khoản LIQ

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp AGE

Biến ngoại sinh

Đầu tiên, biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu là khả năng sinh lời trên tổng tài sản hay gọi được gọi tắt là chỉ số ROA được xác định bằng cách lấy Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân giữa năm tài chính thứ t và năm trước đó. Để tính toán được chỉ số ROA của các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều có những nhận định tương đồng về việc sử dụng chỉ số ROA như là đại diện của hiệu quả

hoạt động kinh doanh. Hiện nay, ROA là tiêu chí quan trọng trong việc phân tích hiệu quả kinh doanh và được áp dụng một cách phổ biến trong quá trình ra quyết định đầu tư và đánh giá quản trị doanh nghiệp. Trong đó, Phạm Quốc Việt và Phạm Trần Trung Quân (2020), Alfredo và Araceli (2018) và rất nhiều nghiên cứu khác đều đồng ý cho rằng ROA là biến phù hợp để thể hiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này mang ý nghĩa rằng doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận khi sử dụng 1 đồng tài sản. Bên cạnh đó, rất nhiều các đề tài với chủ đề đánh giá các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng đều chấp nhận biến ROA điển hình như Nguyễn Lê Thanh Tuyền (2013); Đặng Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Hồng Nga (2018).

Thứ hai, biến độc lập đầu tiên được đưa vào mô hình đó chính biến chính sách bán chịu (TCR) của doanh nghiệp, được xác định bằng cách tổng khoản phải thu khách hàng chia cho tổng doanh thu trong năm tài chính. Biến chính sách bán chịu sẽ giúp bài nghiên cứu phân tích được ảnh hưởng của khoản mục khoản phải thu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biến khoản phải thu khách hàng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân tích khả năng thu hồi vốn và bị khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách bán chịu được tác giả Huỳnh Thanh Hùng (2016) chỉ ra trong luận văn thạc sĩ của mình rằng doanh nghiệp sử dụng chính sách TDTM sẽ gia tăng khả năng bán hàng, kích thích tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, biến chính sách bán chịu cũng được rất nhiều các nghiên cứu sử dụng và chỉ ra các kết quả khác nhau. Điển hình là các nghiên cứu của Darush (2016), Afredo (2018), Huan (2019),...

Biến ba, biến về chính sách mua chịu (TCP) được đưa vào mô hình nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chấp nhận chính sách mua chịu từ nhà cung cấp. Biến trên được xác định bằng cách lấy tổng nợ phải trả người bán chia cho tổng nợ của doanh nghiệp. Các xác định trên cũng được

Một phần của tài liệu 013 ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w