CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2 Tác động của các yếu tố đầu tư nước ngoài tới thịtrường chứng khoán
Tác động của các yếu tố đầu tư nước ngoài tới TTCK đã được biết đến trong rất nhiều nghiên cứu đặc biệt là tại các quốc gia có TTCK đã và đang phát triển. Tương tự như ở Việt Nam, mục tiêu của các nghiên cứu là đem lại sự nhìn nhận rõ hơn về TTCK và giúp dự đoán những biến động có thể xảy ra trên thị trường, hỗ trợ
Chính Phủ ban hành những chính sách hợp lý để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ĐTNN trên TTCK trong nước.
Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây thì các yếu tố ĐTNN đều có sự tác động tới TTCK. Điển hình như đề tài nghiên cứu của Pavabutr và Yan (2020) cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực và đáng kể đến biến động giá cổ phiếu. Các NĐT NN giúp giảm biến động giá cổ phiếu và do đó ổn định giá cổ phiếu trên TTCK Thái Lan - Nagpal, Chandrika và Ravindra (2016) cho thấy tác động của dòng vốn FDI & FII lên TTCK Ản Độ là rất lớn hay các tổ chức đầu tư khiến lợi nhuận cổ phiếu biến động mạnh hơn còn các nhà đầu tư cá nhân lại giúp làm giảm biến động này - Chen và các cộng sự nghiên cứu (2013). Những thị trường có nguồn thông tin được công bố rộng rãi, toàn diện cũng sẽ có quy mô lớn và tính thanh khoản cao cùng hiệu quả hội nhập quốc tế tốt hơn - Levine và Zervos (1998) hay vốn đầu tư có sự tác động tích cực đáng kể đến sự phát triển TTCK ở Ghana - Anokye và Tweneboah (2009). NĐT NN góp phần làm bình ổn lợi nhuận cổ phiếu trên TTCK Việt Nam của Võ Xuân Vinh (2015) hay nghiên cứu sở hữu nước ngoài làm giảm biến động lợi nhuận cổ phiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định thị trường, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào TTCK Việt Nam của NĐT NN của Phạm Quốc Việt và Phạm Quang Huy (2017). Lợi nhuận cổ phiếu trên TTCK bị hạn chế biến động bởi sở hữu nước ngoài được nghiên cứu bởi Li và cộng sự (2011). Nghiên cứu của Phạm Quốc Việt và Phạm Quang Huy (2017) tiếp tục cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài có quan hệ ngược chiều với biến động lợi nhuận cổ phiếu hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kiều (2018), Nguyễn Thị Vân Dung (2017) và Nguyễn Quang Khương (2020) đều cho ra kết quả là sự tăng lên trong vốn đầu tư thuộc sở hữu nước ngoài làm giảm biến động đối với tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên TTCK.
> Lý thuyết trò chơi
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cho kết quả dòng vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực. Tác động này còn được lý giải trên cơ sở lý thuyết trò chơi trong trò chơi “sự lựa chọn của người tù”. Có thể mô tả tình
Như vậy, đây cũng là trò chơi lặp lại nhiều lần (số lần giao dịch) nên điểm cân bằng tốt nhất là cả hai bên cùng tham gia tích cực. Cơ quan quản lý thị trường tạo điều kiện cho NĐTNN tham gia TTCK và đến lượt NĐTNN tham gia thị trường tích cực sẽ đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Hay nói cách khác, sự tham gia tích cực của NĐTNN sẽ góp phần phát triển TTCK.
> Lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng, một thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời các thông tin hiện có trên thị trường (Bùi Kim Yến, 2013). Do đó, thông tin được công bố sẽ được nhà đầu tư phản ứng vào trong giá chứng khoán, sự phản ứng này được phân chia thành ba hình thái với ba mức độ khác nhau, đó là: hình thái yếu, trung bình và mạnh.
> Lý thuyết đại diện
Jensen và Meckling (1976) đã đưa ra một trong những nghiên cứu đầu tiên về lý thuyết đại diện liên quan đến hành vi quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu. Khi mâu thuẫn giữa nhà quản lý và chủ sở hữu là các cổ đông của công ty, những người có nhu cầu thông tin cao hơn do sự tách biệt về địa lý. Các công ty có tỷ lệ sở hữu của NĐTNN càng cao thì càng được yêu cầu cao về minh bạch thông tin. Do đó, NĐTNN thường được đánh giá là những nhà đầu tư chuyên nghiệp nên động thái giao dịch của họ sẽ được các nhà đầu tư trong nước dựa vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Chính vì vậy, bên cạnh giao dịch của các NĐT trong nước thì giao dịch của NĐTNN là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến sự biến động của TTCK.
Một số biến trong đề tài chưa từng được nghiên cứu, tuy nhiên cũng có một số biến đã được nghiên cứu trong các nghiên cứu trước như trên, do đó bài khoá luận đã tham khảo.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu và xây dựng mô hình.
Tìm hiểu các nghiên cứu, các đề tài tương tự hoặc các nghiên cứu có liên quan tới đề tài là một bước cần được chú trọng. Ket hợp sự hiểu biết của cá nhân, tổng hợp, so sánh và phân tích các ưu điểm, nhược điểm của các nghiên cứu đó để tìm ra lỗ hổng nghiên cứu và làm căn cứ lựa chọn phương pháp và loại mô hình phù hợp cho đề tài.
Tên biến Ký hiệu Biến phụ thuộc