Phổ tán xạPlasmon

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng quang nhiệt của hạt nano vàng định hướng ứng dụng trong diệt tế bào ung thư (Trang 35 - 37)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2Phổ tán xạPlasmon

Sử dụng cấu hình quang học trong chương 2 để đo phổ tán xạ plasmon của các hạt nano chế tạo. Khi các hạt nano vàng được lấy ra bằng cách dùng tấm polyme PDMS để đo phổ tán xạ, tôi đã kiểm tra độ sạch của lớp polymer và chắc chắn là các hạt nano được tách ra từ lam kính và bị bám dính trong polymer này tôi đã chế tạo các hạt nano vàng bán nguyệt mà lõi là hạt phát huỳnh quang (kích thước ~100 nm). Sau đó quan sát tấm polymer dưới kính hiển vi trường tối và kính hiển vi huỳnh quang trong cùng một vùng quan sát. Hình 3.3 cho thấy, các hạt nano vàng bán nguyệt thực sự đã bị tách ra bởi tấm polymerPDMS.

Hình 3.3. Ảnh của các hạt nano vàng bán nguyệt (lõi là hạt phát huỳnh quang)

dưới kính hiển vi huỳnh quang (a) và kính hiển vi trường tối trong cùng một vùng quan sát (b).

Từ hình 3.3 ở trên ta có thể quan sát thấy rõ ràng rằng, trong cùng một vùng quan sát dưới chế độ kính hiển vi trường tối (hình 3.3b) thì mọi thứ đều bị tán xạ và hiển thị ảnh nhưng trong hình 3.3a là ảnh ở chế độ kính hiển vi huỳnh quang

thì chỉ có những hạt phát quang (lõi của hạt nano vàng bán nguyệt) thì mới hiển thị ảnh. Trong ảnh này chúng ta không tìm thấy một vài đốm sáng giống như trong hình 3.3b. Điều này chứng tỏ lớp polymer đã tách rất tốt các hạt nano vàng từ lam kính. Trong các thí nghiệm tiếp theo tôi sử dụng cách này để tách các hạt nano vàng bán nguyệt (lõi là hạt nano từ), và đo phổ tán xạ của chúng trên tấm polymer này. Bằng cấu hình quang học như đã trình bày ở trên, tôi tiến hành đo phổ tán xạ Plasmon của từng hạt nano vàng riêng lẻ trong tấm polymer ở hai mặt khác nhau. Điều này có nghĩa là, ánh sáng tán xạ từ các hạt nano được thu ở 2 mặt của tấm polymer. Kết quả được thể hiện trong hình 3.4.

Hình 3.4. Phổ tán xạ Plasmon của các hạt nano vàng bán nguyệt riêng lẻ. Hình

bên trái lá phổ tán xạ của các hat nano vàng khi thu ánh sáng tán xạ từ phần vỏ vàng, và hình bên phải là phổ tán xạ của từng hạt nano vàng bán nguyệt khi thu ánh sáng tán xạ ở mặt đối diện lớp vỏvàng.

Kết quả trên hình 3.4 cho thấy, phổ tán xạ của các hạt nano vàng bán nguyệt gồm hai đỉnh tương ứng với hai cộng hưởng plasmon do sự bất đối xứng về hình dạng của hạt nano gây ra dưới kích thích của ánh sáng tới. Bước sóng của hai cực đại phổ này trung bình vào khoảng 540nm và 650nm. Đây là các kết quả quan trọng và thuận lợi trong việc lựa chọn bước sóng laser để tiến hành các nghiên cứu tiếptheo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng quang nhiệt của hạt nano vàng định hướng ứng dụng trong diệt tế bào ung thư (Trang 35 - 37)