1.4. Kết tủa Struvite
1.4.5. Hạn chế sự hình thành struvite
Thông thường, các vấn đề do struvite gây ra chỉ rõ ràng khi các thiết bị không hoạt động nữa hay tắc đường ống. Các vấn đề đó sẽ làm tăng chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải như chi phí bảo dưỡng, thay thế thiết bị…Hiểu biết và dự đoán được các vị trí có hình thành struvite cũng sẽ tránh được các lỗi trong vận hành. Các vị trí dễ xuất hiện struvite trong các hệ thống xử lý nước thải và bùn thải như các chỗ nối gấp khúc, van, bộ phận lắp ráp với mát sục khí, các bộ phận trong bơm tiếp xúc với nước thải, đai lọc ép, bơm hút bùn đã phân hủy, các đường ống dài vận chuyển bùn, các hộp gạn nước trong thiết bọi phân hủy bùn…
Hạn chế sự hình thành struvite thường được thực hiện bằng cách giảm pH, giảm xuống mức tối thiểu nồng độ các ion cấu thành lên struvite. Hầu hết các biện pháp hạn chế sự hình thành struvite đều kết hợp cả hai cách này.
Một số hóa chất được sử dụng để hạn chế sự hình thành của struvite như sắt (III) và nhôm. Sự tạo phức của ion photphat đơn với các kim loại hóa trị 3, như Fe3+ hoặc Al3+ sẽ làm giảm nồng độ của photpho hòa tan trong nước thải, vì vậy khả năng kết tủa struvite sẽ thấp đi. Các phản ứng tạo kết tủa như sau:
Fe3+ + HnPO43-n → FePO4 + nH+ (1.30) Al3+ + HnPO43-n → AlPO4 + nH+ (1.31)
Hiệu quả của các phản ứng này phụ thuộc vào pH, mức độ khuấy trộn. Các muối sắt (III) sunfat, sắt (III) clorua, nhôm sunfat và nhôm clorua thường được dùng để kết tủa photphat.
Khi sử dụng muối nhôm và muối sắt để kết tủa photphat đơn sẽ làm giảm pH của nước thải, do đó hạn chế sự hình thành struvite.