Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh. và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.4. Các giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp doanh nghiệp
1.4.1 Vai trò của tài chính đối với hiệu quả kinh doanh
Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh hiện nay, doanh nghiệp phải tự chăm sóc nguồn tài chính của mình và sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn huy động. Vậy tài chính doanh nghiệp có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh doanh?
* Khai thác, thu hút các nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho đầu tư kinh doanh
Doanh nghiệp muốn kinh doanh phải có vốn. Tạo ra vốn là nhiệm vụ của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò tìm kiếm, khai thác và thu hút các nguồn lực tài chính (chủ yếu là vốn tiền tệ và các tài sản khác) trong xã hội thông qua các kênh như vay nợ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên kết kinh doanh, thuê tài chính, nhận tín dụng thương mại. để đáp ứng nhu cầu đầu tư, sử dụng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tính toán, xác định nhu cầu vốn chính xác và huy động vốn được đầy đủ, kịp thời với chi phí thấp, rủi ro thấp thì sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và hiệu quả. Ngược lại, nếu các yêu cầu này không được đáp ứng thì doanh nghiệp có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh; kinh doanh bị ngưng trệ; không hoàn thành các kế hoạch sản xuất và phân phối hàng hóa. làm cho kết quả kinh doanh không đạt được và hiệu quả kinh doanh thấp; thậm chí rơi vào tình trạng khó khăn. Vì vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn vốn với phương
pháp, hình thức huy động thích hợp để sản xuất kinh doanh được liên tục với chi phí sử dụng vốn thấp nhất.
* Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả
Việc sử dụng vốn làm phát sinh chi phí sử dụng vốn và nghĩa vụ bảo toàn, hoàn trả vốn. Trong điều kiện vốn khan hiếm, sử dụng vốn cho hạng mục đầu tư nào là vấn đề quan trọng. Tài chính doanh nghiệp phải đóng vai trò tích cực trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. Sử dụng vốn tiết kiệm nghĩa là không để vốn nhàn rỗi, không để vốn bị chiếm dụng vô ích. Sử dụng vốn có hiệu quả là ưu tiên sử dụng vốn vào các hạng mục hoặc dự án đầu tư có khả năng sinh lời (tính trên một đồng vốn) cao, an toàn và thu hồi vốn càng sớm càng tốt. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả là điều kiện để doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh tốt, giảm chi phí và hạ giá thành, tạo ra lợi nhuận ngày càng tăng, làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác nghiên cứu, tính toán, lập dự án, lập kế hoạch kinh doanh, hạch toán, theo dõi và giám sát quá trình kinh doanh cũng như tình hình tài chính để kịp thời có những quyết định đúng đắn, phù hợp. Đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp tăng vòng quay vòng tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận là những nhiệm vụ quan trọng của tài chính doanh nghiệp để thể hiện vai trò sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả.
* Kích thích, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường quan hệ tài chính của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú. Từ các mối quan hệ với các bên liên quan ngoài doanh nghiệp và các mối quan hệ trong nội bộ với các thành viên và người lao động, doanh nghiệp có nhiều khả thăng để làm gia tăng sản lượng thu nhập và lợi nhuận nhờ vận dụng khéo léo và có hiệu quả các công cụ tài chính như đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá cả, chiết khấu, hoa hồng, tiền lương, tiền thưởng... Trên cơ sở đó doanh nghiệp tạo ra và gia tăng sức mua của thị trường, thu hút nhiều vốn đầu tư lao động, vật tư, dịch vụ cho sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ đem lại lợi ích cho các bên liên quan, đặc biệt là cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp để hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc mua bán chứng khoán; vận dụng linh hoạt các công cụ tài chính để ký kết các hợp đồng kinh tế có kết hợp với các điều kiện giao dịch hiện đại để tăng tính an toàn và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh; tác động vào các bên liên quan (như ngân hàng, nhà đầu tư, doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc và người lao động...) nhằm kích thích việc huy động hay đầu tư vốn tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, tăng sản lượng và doanh thu cuối cùng làm tăng kết quả kinh doanh và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy tài chính doanh nghiệp có thể được sử dụng như một công cụ để kích thích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Kiểm tra, giám sát và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính cụ thể là sự phản ánh trung thực mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu như hệ số thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn, cơ cấu phân phối sử dụng vốn nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình của doanh nghiệp là tốt hay xấu và cần phải làm gì để có lợi hơn cho doanh nghiệp. Từ các thông tin kinh tế và tài chính nhà quản lý sẽ đưa ra các quyết định tài chính tương ứng. Việc thực hiện các quyết định ấy lại được biểu hiện bằng các chỉ tiêu tài chính và qua đó cho thấy sự phù hợp hay có vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nhà quản lý tiếp tục có biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Như vậy, tài chính doanh nghiệp có vai trò là một công cụ quan trọng để kiểm tra, giám sát phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Để phát huy tốt vai trò này, doanh nghiệp cần tăng cường công tác hạch toán kế toán và hạch toán thống kê; nghiên cứu và vận dụng tốt các phương pháp, kỹ thuật quản trị tài chính tiên tiến vào quản lý tại doanh nghiệp.
Các vai trò nói trên của tài chính doanh nghiệp nếu được phát huy tốt sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, những nhà quản lý doanh nghiệp cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực nghiên cứu, vận dụng các cơ hội thị trường, các quy định pháp luật và các nguồn lực bên trong để góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
1.4.2 Một số giải pháp tài chính chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.2.1. Huy động nguồn vốn kịp thời, đầy đủ, với chi phí và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh
Huy động đầy đủ, kịp thời với chi phí là một trong những giải pháp tài chính quan trọng đóng góp vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo an toàn tài chính cho quá trình tăng trưởng, các doanh nghiệp cần xác định mức độ huy động nợ vay hợp lý và cần đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính trong quá trình huy động vốn, đó là tài sản dài hạn cần được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn. Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch nhằm tạo ra sự chủ động cho việc huy động vốn trong tương lai. Hoạch định cơ cấu nguồn vốn hợp lý còn giúp tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.4.2.2. Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp
Nhóm giải pháp gia tăng lợi nhuận bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp bao gồm ba nhóm giải pháp tài chính: (1) nhóm giải pháp về doanh thu và (2) nhóm giải pháp về tiết kiệm chi phí, và (3) phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Nhóm giải pháp về doanh thu: Nhóm giải pháp này tập trung vào việc xây dựng cơ cấu doanh thu hợp lý theo các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các giải pháp về tài chính nhằm hỗ trợ cho các chương trình tiếp thị, các kênh phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm, các giải pháp tài chính trong việc kích thích tiêu thụ và chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, chính sách định giá bán sản phẩm hợp lý.
- Nhóm giải pháp về tiết kiệm chi phí: Các giải pháp này tập trung vào xây dựng cơ cấu bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả nhằm giảm chi phí hành chính, các giải pháp phát huy tính kinh tế nhờ quy mô của doanh nghiệp, các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các giải pháp về tiền lương và khen thưởng nhằm tăng năng suất lao động và việc khuyến khích các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Nhóm giải pháp về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Việc phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên có liên quan (chủ nợ, nhà nước, người lao động, cổ đông) và cân đối giữa đáp ứng lợi ích trước mắt của chủ sở hữu thông qua chi trả lợi nhuận và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp thông qua việc giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Chính sách về phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kỳ vọng trong dài hạn của doanh nghiệp.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu một cách khái quát nhất để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ khái niệm, bản chất đến hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và cuối cùng là các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Từ đó, tạo ra khung áp dụng chung trong nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần vật tư và Giải pháp kỹ thuật điện.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP VẬT TƯ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐIỆN
2.1 Tổng quan về CTCP Vật tư và Giải pháp kỹ thuật điện2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT ĐIỆN Tên tiếng anh: ELECTRICAL MATERIALS & TECHNICAL SOLUTIONS JOINT STOCK COMPANY
Mã số thuế: 0101374770 Ngày cấp: 18/06/2003
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng
Địa chỉ: P303, tòa nhà 46, ngõ 230, đường Lạc Trung, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện: Nguyễn Ngọc Hải Website: www.emtcovn.com
Ngành nghề kinh doanh chính: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
CTCP Vật tư và giải pháp kỹ thuật điện được thành lập và bắt đầu hoạt động từ năm 2003 với các hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Các sản phẩm của công ty bao gồm: giấy cách điện, bìa cách điện, đồng hồ đo nhiệt độ, thiết bị giảm áp, đồng hồ đo mức dầu,... Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với chất lượng và đa dạng sản phẩm, công ty liên kết với một số doanh nghiệp như: Delfortgroup, Krempel group, IDEF Systemes, Tuboly-Astronic,. Đây là là các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất các thiết bị, phụ tùng.
Khi mới thành lập, công ty cũng đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong quá trình tiếp cận với các khách hàng, tìm kiếm các nguồn sản phẩm phù hợp, chất lượng mà công ty đặt ra. Với hơn gần 18 năm kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và phát triển công ty, công ty cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định góp phần thúc đẩy nền kinh tế cho đất nước. Lợi nhuận của công ty cũng tăng lên rõ rệt, đời sống của nhân viên trong công ty được cải thiện, các khoản nộp Ngân
sách Nhà nước luôn thực hiện theo đúng quy định. Trong tương lai không xa, công ty tự tin có thể mở rộng, phát triển quy mô, sản phẩm kinh doanh và tiếp cận, chinh phục thêm nhiều khách hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Vật tư và Giải pháp kỹ thuật điện
(Nguồn: Bộ phận hành chính)
Chức năng và trách nhiệm của các phòng ban trong công ty:
-Tổng giám đốc là đại diện hợp pháp của Công ty, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty và đưa ra các chính sách, phương án kinh doanh.
-Phó giám đốc chủ động giải quyết những công việc đã được giám đốc uỷ quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các nội dung công việc được phân công
-Bộ phận hành chính có nhiệm vụ quản lý giờ giấc làm việc, cấp phát văn phòng
phẩm hàng tháng, quản lý và sử dụng tài sản cố định của công ty. Tham mưu cho tổng giám đốc về công tác tổ chức, tiền lương, chăm sóc sức kho cho người lao động và đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.
- Bộ phận kế toán
TÀI SẢN Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019
Gía trị Tỷ lệ Gía trị Tỷ lệ
I. Tài sản ngắn hạn 1.332.553.354 6,94% (1.930.447.323) -9,40%
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền_________
(112.159.269) -2,95% 539.521.329 14,62%
2. Các khoản phải thu
ngắn hạn 468.563.654 5,25% 212.069.411 2,26%
3. Hàng tồn kho 976.148.969 15,07% (2.682.038.063) -35,99%
II. Tài sản dài hạn 6.298.897 16,24% 27.488.643 60,96%
1. Tài sản cố định (2.949.538)
2. Tài sản dài hạn khác 9.248.435 25,80% 27.488.643 60,96%
TỔNG TÀI SẢN 1.338.852.251 6,96% (1.902.958.680) -9,25%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn 99,8% 99,78% 99,61%
+ Theo dõi, phân tích và phản ánh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh.
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ công ty.
- Bộ phận kinh doanh thực hiện công tác bán hàng, tiếp thị tới các khách hàng và các khách hàng tiềm năng của công ty nhằm đạt được hiệu quả về doanh số thị phần. Lập kế hoạch kinh doanh, tiếp cận thị trường và triển khai các hoạt động kinh doanh, quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tỷ lệ khách hàng cá nhân và tổ chức.
- Bộ phận kho - xưởng chịu trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã sản phẩm và bảo quản. Kiểm kê định kỳ, thường xuyên báo cáo tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho.
2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại CTCP Vật tư và Giải pháp kỹ thuật điện2.2.1 Thực trạng tình hình tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh 2.2.1 Thực trạng tình hình tài chính và đánh giá kết quả kinh doanh
2.2.1.1 Tình hình tài chính
a. Cơ cấu của tài sản
Thông qua bảng Cân đối kế toán của CTCP Vật tư và Giải pháp kỹ thuật điện, ta xét thấy được thực trạng tài sản của công ty:
Bảng 2.1: Tình hình biến động tài sản của CTCP Vật tư và Giải pháp kỹ thuật