toán và bảo vệ dự toán NSNN hàng năm
Lập dự toán NSNN là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi NSNN trong thời hạn một năm. Đây là khâu quan trọng của quá trình ngân sách, tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu việc thực hiện lập dự toán NSNN được tiến hành trên cơ sở có đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời gian quy định thì việc tổ chức thực hiện
và quyết toán NSNN sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu quá trình lập dự toán NSNN không được thực hiện tốt thì việc thực hiện dự toán và quyết toán sẽ kém hiệu quả và thiếu minh bạch.
Việc lập dự toán NSNN phải tuân thủ theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Luật đầu tư công, các nghị định, thông tư hướng dẫn, cũng như các quy định về hoạt động đối với các cơ quan Đảng ở Trung ương; ngoài ra còn phải căn cứ vào số kiểm tra dự toán NSNN mà Thủ tướng Chính phủ thông báo cho Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan; các hướng dẫn trong việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm, 5 năm của Chính phủ.
Công tác lập dự toán NSNN năm tiếp theo tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật bắt đầu được thực hiện từ đầu quý III năm hiện tại và kết thúc khi đơn vị được Văn phòng Trung ương Đảng ra quyết định giao dự toán NSNN năm tiếp theo.
3.2.1.1. Công tác lập dự toán chi NSNN và bảo vệ dự toán NSNN
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và tình hình hoạt động của mình, các ban biên tập, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các vụ chức năng… lên danh mục các nhiệm vụ phải thực hiện trong năm tới cùng các hồ sơ, văn bản có liên quan chuyển cho Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp và xây dựng Báo cáo tổng hợp dự toán NSNN.
Để xây dựng Báo cáo tổng hợp dự toán NSNN, Vụ Tài chính - Kế toán phải căn cứ vào nhiều chỉ tiêu cũng như các số liệu tổng hợp để phân loại, đánh giá, xem xét. Tất cả các chỉ tiêu đều phải được thẩm định dựa trên cơ sở các quy định và theo trình tự thực hiện.
Thứ nhất, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước năm tới.
Đây là một trong những tiêu chí cần phải xem xét và đánh giá đầu tiên trong quá trình lập dự toán. Các hoạt động của Đảng và Nhà nước như các kỳ Đại hội Đảng, các kỳ họp của Quốc hội, các kỳ họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, các chương trình, đề án của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng… đã được lên kế hoạch; Nhà xuất bản căn cứ nội dung các chương trình trên để lập dự toán chi NSNN.
Thứ hai, các đề án xuất bản sách, các chương trình, đề tài, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản… đã có chủ trương phê duyệt thực hiện trong năm tới.
Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp và lên danh sách toàn bộ các đề án xuất bản sách, các chương trình, đề tài, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản… đã được phê duyệt chủ trương thực hiện; đề án nào đã được phê duyệt dự toán thực hiện; đề án nào đã được bố trí nguồn, đề án nào chưa được bố trí nguồn kinh phí thực hiện… để báo cáo, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bố trí nguồn.
Công tác lập dự toán NSNN năm 2020 của Nhà xuất bản cũng đã được thực hiện từ Quý III năm 2019. Đơn vị tổng hợp được các đề tài, đề án, dự án đã được phê duyệt để đưa vào dự toán NSNN năm 2020.
Bảng 3.3: Tổng hợp kinh phí thực hiện các đề án sách, dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt năm 2020
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung Kinh phí thực hiện
I Kinh phí sách 44.000
1 Đề án Trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị
trấn năm 2020 15.000
2 Sách Trung ương đặt hàng kế hoạch 15.000
3 Sách dịch sang tiếng Lào tặng Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào phục vụ nhiệm vụ đối ngoại 5.000 4 Bộ sách: Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc 9.000
II Kinh phí đầu tư, xây dựng 12.100
1 Kinh phí thực hiện Đề án An ninh mạng giai
đoạn II 5.000
2 Kinh phí thực hiện Dự án Xây dựng hệ thống
giao ban trực tuyến giai đoạn II 2.500 3 Kinh phí thực hiện Dự án Xây dựng thư viện điện tử sách Xã phường thị trấn giai đoạn II 1.500
4 Kinh phí thực hiện Dự án Xây dựng phần mềm
quản lý Nhà xuất bản giai đoạn 4 1.500 5 Kinh phí thực hiện Dự án Cải tạo Trụ sở Nhà
xuất bản 1.600
Tổng cộng 56.100
Thứ ba, số giao phân bổ dự toán (dự kiến) của cấp có thẩm quyền và khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng
Hàng năm, Văn phòng Trung ương Đảng ra thông báo số giao phân bổ dự toán (dự kiến) của các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương căn cứ theo kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm, 5 năm làm số tham chiếu để các đơn vị căn cứ vào đó cân đối và xây dựng dự toán NSNN các năm kế tiếp. Văn phòng Trung ương Đảng có thẩm quyền và trách nhiệm trong việc giao dự toán NSNN đối với Nhà xuất bản cũng như với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương. Do vậy, Văn phòng Trung ương Đảng phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc phân phối dự toán cho các cơ quan, đơn vị trên cơ sở tổng dự toán NSNN được Quốc hội giao, trên nguyên tắc ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết; các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và kế hoạch vốn.
Thứ tư, tình hình thực hiện dự toán, tình hình quản lý và sử dụng NSNN của đơn vị năm hiện tại.
Sau 6 tháng thực hiện dự toán NSNN năm, Vụ Tài chính - Kế toán tổng hợp công tác thực hiện ngân sách năm, đưa ra đánh giá về hiệu quả cũng như dự báo tình hình thực hiện dự toán ngân sách của cả năm: những nhiệm vụ nào chắc chắn sẽ hoàn thành, nhiệm vụ nào còn dở dang, nhiệm vụ nào không thể thực hiện trong năm… từ đó đưa ra được phương án thực hiện cũng như tính toán khối lượng công việc, nguồn kinh phí cần bố trí để thực hiện nhiệm vụ trong năm ngân sách sắp tới.
Thứ năm, tổng hợp các yêu cầu, đề xuất của các đơn vị đưa vào dự toán năm sau.
Trên cơ sở các đề xuất của các Ban biên tập, Trung tâm nghiên cứu khoa học, các đơn vị sản xuất kinh doanh… Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp
với Vụ Kế hoạch - Thư ký biên tập và Vụ Tổ chức - Cán bộ rà soát và đánh giá nhu cầu kinh phí thực hiện từng mục chi ngân sách: từ công tác xây dựng quỹ lương, các khoản thanh toán theo lương; các khoản chi phí chuyên môn nghiệp vụ ngành, chi hội nghị, nghiên cứu đề tài khoa học…; các khoản chi phí thực hiện các đề án xuất bản sách đặt hàng; các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản… đồng thời đối chiếu lại với số giao phân bổ dự toán (dự kiến) của Văn phòng Trung ương Đảng để tổng hợp và cân đối Báo cáo tổng hợp dự toán NSNN.
Sau khi hoàn thành công tác tổng hợp, Vụ Tài chính - Kế toán xây dựng Tờ trình xin phê duyệt Dự toán thu chi NSNN trình Lãnh đạo Nhà xuất bản quyết định và phê duyệt.
Sau khi Lãnh đạo Nhà xuất bản phê duyệt Tờ trình Dự toán thu chi NSNN, đơn vị sẽ gửi văn bản lên đơn vị tài chính cấp trên là Cục Tài chính và Quản lý đầu tư - Văn phòng Trung ương Đảng trước ngày 15/8.
Trước ngày 15/9, Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp toàn bộ Tờ trình dự toán NSNN của các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương và ra thông báo kế hoạch bảo vệ dự toán NSNN cho các đơn vị.
Công tác bảo vệ dự toán NSNN diễn ra qua 2 vòng. Vòng 1 hoàn thành trước ngày 15/10 hàng năm, vòng 2 hoàn thành trước ngày15/11 hàng năm. Qua 2 vòng bảo vệ dự toán NSNN, đơn vị có trách nhiệm báo cáo và giải trình với Văn phòng Trung ương Đảng về các nội dung và nhiệm vụ mà đơn vị đưa vào dự toán NSNN; cũng như tiến độ thực hiện và tổng số kinh phí cần bố trí… để bảo vệ dự toán NSNN năm sau.
Sau khi hoàn thành 2 vòng bảo vệ dự toán NSNN, Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp lại các Tờ trình dự toán NSNN, sau đó làm việc và thống
nhất với Bộ Tài chính, Chính phủ và ra quyết định phê duyệt dự toán thu, chi NSNN của năm kế tiếp trước ngày 31/12 hàng năm.
3.2.1.2. Công tác lập dự toán thu NSNN
Đến năm ngân sách 2019, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật chưa được Văn phòng Trung ương Đảng trên giao dự toán thu ngân sách Nhà nước, vì những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, đối với hoạt động xuất bản sách đặt hàng, Văn phòng Trung ương Đảng cấp kinh phí để Nhà xuất bản thực hiện tổ chức biên tập, in ấn và phát hành, sau đó cấp phát để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, cũng như tài liệu phục vụ cấp cho các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước… làm tài liệu tham khảo và nghiên cứu; hay đối với đề án “Trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn” cũng được cấp phát miễn phí cho nhân dân với mục tiêu phổ biến kiến thức pháp luật, phổ cập giáo dục, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế; hay Đề án “Sách dịch sang tiếng Lào” nhằm phục vụ cho công tác đối ngoại, viện trợ cho Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Do vậy Nhà xuất bản không có nguồn thu từ hoạt động xuất bản các đầu sách trên.
Thứ hai, các nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là nguồn thu từ hoạt động xuất bản các dòng sách lý luận, chính trị vốn là các dòng sách ít người đọc; nhu cầu của thị trường không lớn; với nhiệm vụ chính trị - xã hội đặt lên trước mục tiêu lợi nhuận, do vậy doanh thu xuất bản không cao; Nhà nước phải trợ giá một phần chi phí quản lý để thực hiện công tác xuất bản. Nguồn thu đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà xuất bản mới chỉ đảm bảo việc thực hiện tự chủ một phần các khoản chi phí hoạt động của đơn vị.
Do vậy, xét tính đặc thù về chức năng và nhiệm vụ của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Văn phòng Trung ương Đảng chưa thực hiện giao dự toán thu NSNN cho đơn vị.
3.2.1.3. Công tác bổ sung dự toán chi NSNN
Trong quá trình thực hiện dự toán, trong trường hợp Nhà xuất bản được cấp trên giao thêm các nhiệm vụ mới phát sinh trong năm (hoặc các nhiệm vụ được giao phát sinh thêm khối lượng công việc mới); để có thể thực hiện được nhiệm vụ, đơn vị phải thực hiện công tác bổ sung dự toán chi NSNN.
Cũng giống như công tác lập dự toán chi NSNN, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện lập dự toán kinh phí đề nghị được bổ sung, sau đó trình lãnh đạo Nhà xuất bản và gửi Văn phòng Trung ương Đảng xin phê duyệt dự toán và bổ sung kinh phí.
Tuy nhiên, việc bổ sung dự toán chi NSNN cũng gặp không ít khó khăn do nhiệm vụ mới được giao không nằm trong kế hoạch hoạt động năm khiến Nhà xuất bản tương đối bị động trong công tác lập dự toán. Do vậy công tác lập dự toán phải rất khẩn trương để đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được giao đúng tiến độ trong năm ngân sách.
Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện thẩm định dự toán, bố trí nguồn và ra quyết định phê duyệt dự toán, bổ sung kinh phí thực hiện. Công tác thẩm định cũng thường diễn ra khá lâu (từ 2 đến 3 tháng); do vậy, trong quá trình chờ phê duyệt và bổ sung kinh phí, Nhà xuất bản đã phải lên kế hoạch cho công tác chuẩn bị cũng như tổ chức thực hiện để đảm bảo đúng tiến độ công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bảng 3.4: Tổng hợp dự toán được giao và thực hiện dự toán chi NSNN từ năm 2016 đến năm 2019
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự toán được giao Thực hiện dự
toán
Tỷ lệ thực hiện/ dự toán được giao (%)
Năm 2016 83.430 77.429 92,81
Năm 2017 78.180 68.008 86,99
Năm 2018 107.192 98.711 92,09
Năm 2019 110.917 104.780 94,47
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NXBCTQGST)
Công tác xây dựng dự toán thu, chi NSNN hàng năm tại đơn vị trong giai đoạn vừa qua được thực hiện theo đúng các trình tự quy định. Công tác xây dựng dự toán NSNN đã tuân thủ các yêu cầu trong việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm, 5 năm cũng như quy định của luật NSNN. Dự toán NSNN được xây dựng hướng tới việc giảm dần tỷ trọng các khoản chi thường xuyên, tăng dần tỷ trọng các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp và hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị; có sự chọn lọc, đánh giá để ưu tiên ngân sách chi thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.
Nhà xuất bản cũng đẩy mạnh công tác dự báo để giảm thiểu sự sai lệch giữa dự toán được giao với tình hình thực hiện dự toán thực tế; kịp thời có những đề xuất, kiến nghị với cơ quan tài chính cấp trên trong việc thực hiện dự toán NSNN nên chỉ tiêu “Hiệu quả thực hiện kế hoạch giải ngân nguồn vốn ngân sách” của đơn vị luôn đạt ở mức trên 90% (riêng năm 2017 đạt mức gần 87%), tránh việc bố trí quá nhiều vốn gây nên tình trạng sử dụng không hiệu quả.
Như vậy, công tác lập dự toán thu, chi NSNN tại đơn vị trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 có thể được đánh giá là có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đặt ra trong công tác quản lý NSNN.