Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ TC của ĐOTN và ĐOBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế hấp phụ polyme mang điện âm trên đá ong tự nhiên và ứng dụng để xử lý kháng sinh (Trang 35 - 36)

2.3.1. Điều kiện xác định TC bằng phương pháp UV-Vis

2.3.1.1. Lựa chọn bước sóng

Để lựa chọn bước sóng tối ưu cho phép xác định TC, chúng tôi sử dụng dung dịch TC 10 mg/L trong nền NaCl 10 mM để quét phổ UV – Vis trong khoảng bước sóng từ 200 – 400 nm bằng máy quang phổ hấp thụ phân tử UV 1700 (Shimadzu - Nhật Bản).

2.3.1.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ TC

Các dung dịch TC có nồng độ lần lượt là: 1, 2, 5, 8, 10, 12, 15, 18, 20 mg/L trong nền NaCl 10 mM được pha loãng từ dung dịch gốc 100 mg/L.

Tiến hành đo phổ hấp thụ phân tử của các dung dịch trên máy UV 1700 của hãng Shimadzu – Nhật Bản trong điều kiện đã tối ưu về các thông số đo phổ. Mỗi dung dịch được đo hấp thụ quang 3 lần ở bước sóng 277,4 nm và 356,4 nm.

Với sự hỗ trợ của hệ thống máy đo quang và phần mềm xác định được khoảng nồng độ tuyến tính và thiết lập được đường chuẩn của TC.

2.3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ TC của ĐOTN và ĐOBT ĐOBT

2.3.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của pH

ĐOTN, chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:

- Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100 mL, sau đó cho vào các bình 0,125 g VLHP.

- Dùng pipet lấy chính xác 25 mL dung dịch TC có nồng độ lần lượt là: 10,04 mg/L (lần 1); 10,06 mg/L (lần 2); 10,11 mg/L (lần 3) trong nền dung dịch NaCl có nồng độ 10 mM, thời gian lắc 180 phút, dùng dung dịch NaOH và dung dịch HCl để điều chỉnh pH của dung dịch thay đổi từ 3 đến 9.

- Lắc các dung dịch ở nhiệt độ phòng bằng máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút. - Dùng máy li tâm để tách chất rắn ra khỏi dung dịch, thu dung dịch lọc.

- Dựa vào đường chuẩn để xác định nồng độ của TC trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ.

2.3.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của lực ion

Để khảo sát sự ảnh hưởng của lực ion đến khả năng hấp phụ TC trên ĐOBT và ĐOTN, chúng tôi tiến hành thí nghiệm như sau:

- Chuẩn bị các bình tam giác có dung tích 100 mL, sau đó cho vào các bình 0,125 g VLHP.

- Dùng pipet lấy chính xác 25 mL dung dịch TC có nồng độ lần lượt là: 10,04 mg/L (lần 1); 10,10 mg/L (lần 2); 9,98 mg/L (lần 3), pH 4, thời gian lắc 180 phút, nồng độ NaCl thay đổi từ 0 đến 100 mM.

- Lắc các dung dịch ở nhiệt độ phòng bằng máy lắc với tốc độ 150 vòng/phút. - Dùng máy li tâm để tách chất rắn ra khỏi dung dịch, thu dung dịch lọc.

- Dựa vào đường chuẩn để xác định nồng độ của TC trong dung dịch trước và sau khi hấp phụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế hấp phụ polyme mang điện âm trên đá ong tự nhiên và ứng dụng để xử lý kháng sinh (Trang 35 - 36)