Kết quả rà soát hộ nghèo xã Kha Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã kha sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37)

Nghèo đói là một vấn đề nan giải không chỉ Xã Kha Sơn mà cả nước đang phải đối mặt. Đó là một tiêu chí phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với huyện nhà, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp thì càng khó khăn trong việc xóa đói giảm nghèo. Được sự quan tâm của các cấp Đảng và ủy ban các ngành các hộ nghèo đã được hưởng nhiều sự ưu đãi như giảm thuế nhà ở, giảm tiền điện, miễn giảm học phí cho con em đi học, được vay vốn ưu đãi giúp phất triển sản xuất. Trong đó giải pháp về vốn tín dụng mà cụ thể là sự ra đời của NHCSXH huyện là một kết quả đáng ghi nhận, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo. Có nhiều nguyên nhân gây ra nghèo đói như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, trình độ dân trí thấp, gia đình neo đơn, đông con, thiếu vốn sản xuất… thông thường các nguyên nhân này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Nếu hộ nghèo không tìm được phương kế để thay đổi thì vòng luẩn quẩn của nghèo đói sẽ bám lấy các hộ và không thể thoát ra được. Bên cạnh những hộ nằm dưới ngưỡng nghèo đói còn có một bộ phận các hộ cận nghèo, nếu không tìm được phương thức làm ăn thích hợp sẽ dẫn đến tái nghèo trở lại.

Trên địa bàn xã có 18 xóm có tổng số hộ và các hộ nghèo của các xóm là khác nhau. Qua 2 năm số hộ nghèo của các xóm đều có xu hướng giảm nhưng giảm chậm.

Bảng 4.3: Kết quả rà hộ nghèo xã Kha Sơn giai đoạn 2016 - 2017 STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo 1 Hòa Bình 146 14 2 145 12 3 2 Mai Sơn 120 8 2 120 6 3 3 Soi 156 13 6 156 12 4 4 Bình Định 171 14 10 173 12 9 5 Trại Điện 122 2 3 122 2 2 6 Ca 149 13 2 150 11 2

7 Kha Bình Lâm 57 15 15 58 15 17

8 Tân Thành 227 20 9 229 18 10 9 Kha Nhi 59 7 2 54 6 2 10 Tây Bắc 169 15 2 169 14 2 11 Ngô Trù 107 6 3 111 5 2 12 Sy 141 14 7 149 12 6 13 Phố Cầu Ca 50 4 1 50 14 2 14 Trung tâm 215 20 10 218 18 9 15 Đầu Cầu 88 5 4 87 5 3 16 Phú Lâm 91 3 4 91 3 2 17 Trại 114 9 4 113 4 5 18 Chợ Đồn 71 6 5 75 5 4 Tổng 2.251 188 91 2.720 164 87

Bảng 4.4: Kết quả giảm nghèo tại xã STT Thôn Năm 2016 Năm 2017 Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 1 Hòa Bình 9,59 1,37 8,22 2,07 2 Mai Sơn 6,78 1,67 5,00 2,50 3 Soi 8,33 3,84 7,69 2,56 4 Bình Định 8,18 5,85 6,93 5,20 5 Trai Điện 1,63 2,46 1,63 1,63 6 Ca 8,72 1,34 7,33 1,33

7 Kha Bình Lâm 26,31 26,31 25,86 29,31

8 Tân Thành 8,81 3,96 7,86 4,37 9 Kha Nhi 11,86 3,39 11,11 3,70 10 Tây Bắc 8,87 1,18 8,28 1,18 11 Ngô Trù 5,60 2,80 4,50 1,80 12 Sy 9,92 4,96 8,05 4,02 13 Phố Cầu Ca 8,00 2,00 8,00 4,00 14 Trung Tâm 9,30 4,65 8,25 4,13 15 Đầu Cầu 5,68 4,54 5,74 3,45 16 Phú Lâm 3,30 4,39 3,30 2,20 17 Trại 7,89 3,50 3,53 4,42

18 Phố Chợ Đồn 8,45 7,04 6,67 5,33

Tổng 8,35 4,04 7,22 3,20

(Nguồn: UBND xã Kha Sơn, năm 2018)[7]

Từ số liệu ở bảng 4.4: ta thấy công tác XĐG (xóa đói giảm nghèo) trên địa bàn xã những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhưng giảm chậm. Hộ nghèo toàn xã năm 2016 là 188 hộ (chiếm 8,35% tổng số hộ). Sang đến năm 2017, giảm xuống còn 164

hộ (chiếm 7,22% tổng số hộ) tức giảm 1,13%. Số hộ cận nghèo năm 2016 là 91 hộ chiếm 4,04% trong tổng số hộ của xã, năm 2017 số hộ cận nghèo là 87 hộ chiếm 3,20% tức giảm 0,84% so với 2016. Đây cũng là thành công lớn của cán bộ và nhân dân toàn xã.

Song thực tế vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc khác dẫn đến tình trạng nghèo đói vẫn còn nguy cơ tiếp diễn: kỹ thuật, thị trường, dịch bệnh điều này làm cho thu nhập của người dân cũng giảm đi, nhất là người nghèo nguồn thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp nên sự ảnh hưởng đó lại nặng nề hơn. Điều đó cho thấy trong thời gian tới cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong công tác dự báo, tìm kiếm thị trường để hàng nông sản có đầu ra ổn định, tạo điều kiện để hộ nghèo yên tâm sản xuất.

4.2.2. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại đại phương

Hiện nay trên địa bàn xã đang có các chương trình hỗ trợ giảm nghèo như: chương trình 135, chương trình xóa nhà dột nát, chương trình hỗ trợ téc nước cho hộ nghèo, chương trình hỗ trợ lợn giống cho 20 hộ nghèo (đây là chương trình của plan)…

Để hỗ trợ giảm nghèo chính phủ đã ra Nghị định số: 78/2002/NĐ-CP Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

1.Hộ nghèo.

2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng.

4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. [3]

4.2.3. Cơ cấu phân bổ nguồn vốn cho các tổ chức chính trị xã hội

Ngân hàng cho vay bằng cách kết hợp, thông qua bốn tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên. Mỗi hội tại các thôn sẽ cử ra một người tổ trưởng tổ vay vốn để thực hiện cho vay vốn và thu lãi suất hàng tháng.

Nguyên tắc và thủ tục vay khá dễ dàng nhưng chỉ được vay khi có thông báo phân bổ ngân sách cho vay từ trung ương. Khi có nguồn vốn cho vay phân bổ xuống, người dân có nhu cầu vay sẽ đăng ký với tổ trưởng tổ vay vốn, người tổ trưởng đó sẽ làm đơn xin vay, xin xác nhận của UBND xã về hộ khẩu thường trú và nộp cho cán bộ ngân hàng. Tổ trưởng tổ vay vốn cũng là người xác nhận và cam đoan hộ dân sẽ trả vốn và lãi suất. Sau một tháng lúc làm đơn, đúng ngày mùng 7 hàng tháng hộ nông dân sẽ được nhận vốn vay tại điểm giao dịch của xã Kha Sơn.

Có thể tóm tắt sơ đồ vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối với đối hộ nghèo của xã Kha Sơn

Ngân hàng CSXH

Hội phụ nữ Hội cựu chiến binh

Hội nông dân Đoàn thanh niên

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

Tổ tiết kiệm vay vốn

Việc ủy thác cho các hội, đoàn thể nhằm công khai hóa hoạt động tín dụng chính sách, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của tổ chức Hội, đồng thời củng cố hoạt động của tổ chức hội, cơ sở. Đồng thời việc vay qua các tổ chức chính trị sẽ dễ dàng quản lý hơn.

4.2.4. Cách thức cho vay của tổ chức chính tri - xã hội

Bảng 4.5: Tình hình vay vốn theo thời hạn tín dụng tại xã Kha Sơn giai đoạn 2016 - 2017

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2016 2017 17/16 BQC

I Tổng số cho vay 15.000 17.000 113,33 106,46 Vay ngắn hạn 1.000 2.000 200,00 141,42 Vay trung hạn 4.000 5.000 125,00 111,80 Vay dài hạn 10.000 10.000 100,00 100,00

II Cơ cấu (%) 100 100 - -

Tỷ lệ vay ngắn hạn 6,66 11,76 - -

Tỷ lệ vay trung hạn 26,67 29,41 - -

Tỷ lệ vay dài hạn 66,67 58,83 - -

(Nguồn: UBND xã Kha Sơn, năm 2018)[7]

Qua bảng cho thấy, người dân vay vốn tại ngân hàng chỉ vay trung hạn và dài hạn, trong đó vay dài hạn là chủ yếu. Tổng vốn vay theo thời hạn của hộ nông dân xã Kha Sơn có tăng qua các năm nhưng mức độ phát triển giảm dần. Năm 2017 tăng 13,33 % so với năm 2016, bình quân tăng 6,46%.

Lượng vốn vay trung hạn tăng qua các năm chứng tỏ nhu cầu cầu vốn tín dụng của người dân ngày càng cao và khả năng cung ứng vốn theo thời hạn của Ngân hàng ngày một tăng lên.

Trong cơ cấu vốn vay vốn dài hạn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng vay giảm qua các năm. Năm 2016 tỷ lệ vay dài hạn chiếm 66,67% đến năm 2017 giảm xuống còn 58,83%. Như vậy, ta thấy được sản xuất của địa phương là tập chung vào đầu tư dài hạn. Vốn vay dài hạn chiếm tỷ lệ cao vì chủ yếu là hộ nghèo vay vốn.

Bảng 4.6: Tình hình dư nợ vốn vay trong giai đoạn 2016 - 2017

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Tốc độ phát triển (%)

2016 2017 17/16 BQ

1. Tổng dư nợ 41.080 42.189 104,23 102,09

- Dư nợ TH 9.959 6.681 62,27 80,79

- Dư nợ DH 30.541 35.000 114,60 107,05

- Nợ quá hạn 452 360 79,64 89,24

- Khoanh nợ 128 148 115,62 107,52

2. Cơ cấu dư nợ (%) 100 100 - Dư nợ TH/Tổng dư nợ 24,24 15,41 - Dư nợ DH/Tổng dư nợ 74,34 82,96 - Nợ quá hạn/Tổng dự nợ 1,10 1,28 - Khoanh nợ/Tổng dư nợ 0,32 0,35

(Nguồn: UBND xã Kha Sơn, năm 2018)[7]

Nhìn tổng thể có thể thấy, tình hình dư nợ của ngân hàng tăng khá nhanh qua các năm cùng theo sự tăng nhanh của tổng vốn vay. Tổng dư nợ bình quân trong 2 năm tăng 2,09%. Dư nợ dài hạn cũng tăng mạnh năm 2017 tăng 14,60% so với năm 2016 bình quân tăng 7,05%. Dư nợ trung hạn bình quân giảm mạnh hơn dư nợ dài hạn. Nguyên nhân là do hiện nay đầu tư trung hạn chiếm tỷ lệ khá lớn nhưng tốc độ phát triển của đầu tư dài hạn như phát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò, dê, mở rộng quy mô sản xuất lớn, tăng

mạnh nhu cầu lượng vốn cao và dài hạn. Bên cạnh đó, mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho vay dài hạn và ngắn hạn giống nhau chỉ phụ thuộc và người vay vốn thuộc đối tượng nào nên người dân dần chuyển sang vay vốn dài hạn nhiều hơn để tận dụng vốn vay đầu tư lâu dài vào sản xuất.

Dư nợ quá hạn và khoanh nợ chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong đó, nợ quá hạn đang có xu hướng giảm cụ thể năm 2017 giảm 20,36% so với 2016 bình quân giảm 10,76%. Tình trạng khoanh nợ thấp khá ổn định, năm 2017 chiếm 0,35% trong tổng số dư nợ. Nguyên nhân có tình trạng nợ quá hạn và khoanh nợ là do hai nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, do một bộ phận nhỏ người dân sự dụng không đúng mục đích dẫn đến tình trạng không phát triển được sản xuất, đến thời hạn trả nợ ngân hàng không trả được. Thứ hai, do gặp một số dịch bệnh, làm ăn thất bại khiến họ không thể trả nợ vốn vay.

4.2.5. Tình hình kinh tế của xã Kha Sơn

Bảng 4.7: GTSX của xã qua 2 năm

(Theo giá cố định)

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 So sánh 17/16 Tổng số 60.962,36 66.493,84 109,07 1. NLN - TS 11.275,75 10.257,65 90,97 2. CN - XD 24.145,14 26.453,34 109,56 3. TM - DV 25.541,47 29.782,85 116,60

(Nguồn: UBND xã Kha Sơn, năm 2018)[7]

Qua bảng số liệu ta thấy GTSX qua 2 năm đều có sự thay đổi. Tổng GTSX năm 2017 tăng 9,01% so với năm 2016 trong đó:

GTSX ngành TM - DV đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng là bán buôn và bán lẻ GTSX của TM - DV năm 2017 so với

2016 tăng lên 16,60%. GTSX của ngành luôn được người dân chú trọng đầu tư vì đây là ngành mà thu lại được nhiều lợi nhuận khi xã hội ngày càng phát triển sự đáp ứng đầy đủ dịch vụ là yếu quan trọng. Các cách dịch vụ ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

Lý do ở đây GTSX của 2 ngành CN - Xây dựng và TM - Dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn là do có nhà máy TNG hoạt động nên ngành CN - Xây dựng tăng kéo theo đó thì TM - Dịch vụ cũng tăng theo.

GTSX của ngành CN - XD cũng khá phát triển năm 2017 GTSX tăng 9,56% so với năm 2016.

GTSX của ngành NLN - TS cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm lý do là vì thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp, giá bán nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn trọng phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra. Không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, thời tiết…

Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Kha Sơn

(Theo giá hiện hành)

(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Số lượng (trđ) Cơ cấu (%) Tổng số 68.784,12 100 70.743,01 100 1. NLN - TS 11.578,73 16,83 10.584,64 14,96 2. CN - XD 26.760,25 38,91 27.011,22 38,18 3. TM - DV 30.445,14 44,26 33147,15 42,62

Qua bảng số liệu ta thấy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua 2 năm gần đây. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng ngành NLN - TS có xu hướng giảm qua các năm trong khi tỷ trọng CN và DV có xu hướng ngày càng tăng.

Năm 2017 tỷ trọng ngành NLN - TS giảm 1,42% so với năm 2016. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành DV sẽ tăng cao và dẫn đầu cụ thể tỷ trọng ngành DV - TM năm 2017 tăng 2,60% so với năm 2016, trở thành ngành có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành kinh tế CN giảm dần tỷ trọng và đứng thứ 2, hay nói cách khác tỷ trọng ngành DV sẽ lớn hơn CN. Trong khối ngành CN - XD sẽ gia tăng tỷ trọng các ngành sử dụng nhiều vốn: trong ngành CN, tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm với dung lượng vốn ngày càng lớn và tốc độ gia tăng ngày càng nhanh, tỷ trọng các ngành có dung lượng lao động cao sẽ giảm dần.

4.3. Thực trạng vay vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay

4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Vay được vốn, việc sử dụng vốn thành công hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có năng lực sản xuất của hộ. Năng lực sản xuất của hộ ở đây bao gồm nguồn lực về lao động, về tư liệu sản xuất, đất đai và vốn. Những yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động, việc sử dụng chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Năng lực sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ và từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay của hộ sau này. Một thực tế là đã là hộ nghèo thì năng lực sản xuất cũng có nhiều hạn chế. Ngoài nguồn thu từ hoạt động nông nghiệp thuần túy nếu người dân không có thêm khoản thu nhập nào khác thì đời sống của họ không thể khá lên được. Trong quá trình điều tra tôi đã chọn ngẫu nhiên 30 hộ nghèo trong xã.

- Tìnhhình lao động và nhân khẩu của hộ

Trong tất cả các nguồn lực cấu thành nên năng lực sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã kha sơn, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)