Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại (Trang 27 - 33)

Để mở rộng hoạt động cho vay thì điều trước tiên là phải thu hút được khách hàng vay vốn. Bởi lẽ NHTM cũng hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không tìm được khách hàng vay vốn thì lấy đâu ra để trả lãi cho những khoản tiền gửi huy động được.Do vậy, phải có chính sách phục vụ khách hàng cho tận tình, chu đáo để khách hàng có được những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. Mở khoá học không những đào tạo về trình độ chuyên môn mà còn cả về trình độ ứng xử trước khách hàng. Nếu lựa chọn một nhân viên có đủ trình độ, có tư tưởng trách nhiệm cao quản lý nói đâu ra đấy, giao dịch giữa nhân viên và khách hàng để thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động cũng như hành vi của nhân viên với khách hàng, hướng dẫn, chỉ báo những khách hàng mới đến làm các thủ tục để họ có thể tiến hành giao dịch một các tốt nhất. Điều đó giúp cho khách hàng có cảm giác được tôn trọng, có cảm tình và rất có thể tạo thành những khách hàng trung thành của ngân hàng.

- Mở rộng địa bàn hoạt động ở nhiều nơi, thanh lập thêm nhiều chi nhánh ngân hàng ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, ở mỗi vùng, mỗi tỉnh điều kiện kinh tế khác nhau do vậy phải tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu của nông dân,điều kiện kinh tế của địa phương mà có những chính sách tín dụng cho phù hợp.

- Việc thế chấp bằng tài sản là rào cản ngăn việc vay vốn của hàng ngàn doanh nghiệp, cá nhân, gây ảnh hương đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng nên loại bỏ rào cản đó, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân vay vốn để hoạt động bằng cánh thay vì có tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ tham gia quản lý vốn như một nhà đầu tư, như một nhà cổ đông. Không yêu cầu chia lợi nhuận như vai trò là một cổ đông mà chỉ cần là người được ưu tiên

đầu tiên được doanh nghiệp, cá nhân trả lãi cho khoản vốn vay. Như thế thì doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế vừa vay được vốn mà ngân hàng cũng thu được lãi để bù đắp cho những chi phí hoạt động bỏ ra.

- Việc đánh giá thẩm định các dự án là điều kiện hết sức khó khăn đối với các nhân viên ngân hàng, bởi lẽ trước sự đa dạng cúa các hoạt động sản xuất kinh doanh, tính phức tạp của từng dự án thì nhân viên ngân hàng khó có thể đánh giá chính xác tính khả thi của một dự án. Hơn nữa tính hiệu quả của dự án phụ thuộc vào điều kiện chủ quan lẫn khách quan, có thể trên lý thuyết thì thế này nhưng khi đưa vào thực tế thì lại thế khác. Do vậy không thể quy kết trách nhiệm hình sự đối với nhân viên ngân hàng. Cơ chế đó của Chính phủ đã vô hình dung gây ra tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng. Chính phủ nên coi đó là những rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng. Đối với nhân viên thẩm định thì không nên áp dụng hình phạt chịu trách nhiệm hình sự mà hình phạt sẽ do ngân hàng đó xử lý theo các mức độ khác nhau, như: xử phạt hành chính, cắt giảm lương….

Với những dự án khó, phức tạp thì nên thuê các chuyên gia giỏi bởi lẽ số tiền trả cho chuyên gia còn ít hơn số tiền bị thất thoát do rủi ro xẩy ra.

2- Giải pháp hạn chế rủi ro.

Mở rộng hoạt động của NHTM là điều cần thiết tuy nhiên mở rông cũng phải đi kèm với việc hạn chế rủi ro. Nếu không thì sẽ gây ra những tổn thất rất lớn đối với ngân hàng. Ta có thể có những giải pháp như sau:

- Khi một khoản vay được phát sinh, các nhân viên tín dụng của NHTM là người quyết định cho vay hay không cho vay. Do vậy để giảm rủi ro thì diều quan trọng trước hết chính là ở sự kiểm tra, thẩm định và đưa ra các quyết định của các nhân viên tín dụng. Do vậy các NHTM cần mở đợt kiểm tra nguồn lực, trình độ của các nhân viên, lựa chon các cá nhân thực sự khả năng và tinh thần trách nhiệm trong việc thẩm định và đưa ra các quyết định cho vay. Có các biện pháp khen tưởng đối với nhân viên tích cực, xử lý thích đáng đối với những cá nhân thiếu trách nhiệm, vì tin người mà gây thiệt hại cho Ngân hàng. Đối với những dự án phức tạp khó thẩm định thì nên thuê các chuyên gia giỏi bởi lẽ số tiền trả cho

chuyên gia còn ít hơn tiền bị thất thoát do rủi ro xẩy ra mà lại hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.

- Đối với việc tuyển mộ nhân viên mới thì các ngân hàng nên bỏ hình thức cho con ông cháu cha trong ngàng vào làm việc. Tổ chức các đợt thi tuyển sát hạch về chuyên môn. Như vậy có thể chọn lựa được những nhân viên thực sự có năng lực có thể hoàn thành tốt được công việc của ngân hàng sẽ giảm được phần nào rủi ro cho ngân hàng.

- Chính phủ cần sớm ban hành một nghị định về thế chấp, cầm cố tài sản để các ban ngành có cơ sở cùng phối hợp thực hiện. Trong nghị định cần điều chỉnh hành vi thế chấp, hành vi phát mãi tài sản. Điều đó sẽ giúp cho ngân hàng tháo gỡ ách tắc trong khâu xử lý tài sản thế chấp để ngân hàng mau chóng thu hồi được nợ.

Kết luận

Nghiệp vụ cho vay của NHTM thực sự rất quan trọng không chỉ đối với bản thân các

NHTM mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Nếu thiếu hoạt động cho vay thì NHTM không thể tồn tại, nền kinh tế cũng không được cung cấp vốn cho sản xuất để tăng trưởng. Trước vai trò vô cùng quan trọng như vậy đòi hỏi Chính phủ và ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu những rủi ro của hoạt động cho vay, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể phát huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên để làm được điều đó thì quan trọng hơn cả vẫn là bản thân các khách hàng vay vốn. Một số người chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt của mình mà lợi dụng lòng tin của ngân hàng để chiếm đoạt tài sản. Hành động đó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do vậy để đảm bảo cho ngân hàng được phát triển thì tựu chung lại các NHTM cần phải có đội ngũ nhân viên đủ trình độ chuyên môn, có chiến lược maketing tốt và có những biên pháp giảm thiểu được những rủi ro. Có như vậy thì không những ngân hàng mà ngay cả nền kinh tế cũng được ổn định, phát triển.

Mục lục Trang Lời mở đầu

Chương 1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay trong NHTM

1.Vai trò của nghiệp vụ cho vay trong NHTM

2.Phân loại nghiệp vụ cho vay 2.1 Phân loại theo kỳ hạn 2.1.1 Ngắn hạn

2.1.2 Trung hạn 2.1.3 Dài hạn

2.2 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

2.1.1 Cho vay có bảo đảm

2.1.2 Cho vay không có bảo đảm 3. Quy trình nghiệp vụ cho vay 3.1 Hợp đồng cho vay

3.1.1 Khái niệm hợp đồng cho vay 3.1.2 Các yếu tố cấu thành một hợp đồng cho vay

3.2 LãI suất cho vay ở các NHTM 3.2.1 Khái niệm lãi suất cho vay

3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của NHTM

3.3 Quy trình cho vay

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các NHTM

4.1 Vốn

4.2 Tính ổn định của các khoản ký thác 4.3 Điều kiện kinh tế

4.4 Chính sách tiền tệ và tài chính 4.5 Đội ngũ nhân viên

4.6 Nhu cầu của khu vực phục vụ 4.7 Rủi ro của các khoản vay 5. Nguyên tắc quản lý tiền cho vay 5.1 Sàng lọc và giám sát

5.2 Lựa chọn các hình thức đảm bảo tiền vay và số dư bù

5.3 Hạn chế tín dụng

5.4 Quan hệ khách hàng lâu dàI và hạn mức tín dụng

Chương 2 Thực trạng hoạt động cho vay ở các NHTM

1. Thực trạng hoạt động cho vay

cho vay của NHTM

2.1 Kết quả

2.2 Hạn chế

2.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Chương 3 Một số giải pháp đối với hoạt động cho vay của các NHTM

1. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay

2. Giải pháp hạn chế rủi ro

Kết luận

Tài liệu tham khảo

1.Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tàI chính-Minshkin 2.Ngân hàng thương mạI-W.Reed và K.Gill

3. Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường ĐH Kinh tế quốc dân

4. Thông tin thị trường tài chính số 18 tháng 9/2000 5. Thị trường tài chính tiền tệ 7/2000 6. Thị trường tài chính tiền tệ 9/2000 7. Tạp chí ngân hàng 4/2000 8. Tạp chí ngân hàng 8/2000 9. Tạp chí ngân hàng 5/2000 10. Tạp chí ngân hàng 14/1999 11. Tài chính 3/2000 12. Chứng khoán Việt Nam số 4 tháng 4/2001

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)