OA i Đà Phật có nguyện người sanh về Tây Phương tướng mạo đều giống hệt như Phật Phật đã có ba mươi hai tướng thì suy ra mọi người trong cõi Cực Lạc đều

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 6 docx (Trang 36 - 39)

như Phật. Phật đã có ba mươi hai tướng thì suy ra mọi người trong cõi Cực Lạc đều phải có đủ ba mươi hai tướng.

thôi! Nếu nghiêm khắc quá đáng, bất quá [lũ học trò] cũng chỉ kiêng sợ tới mức như thế mà thôi, đâu còn kinh sợ hơn nữa được! Phương cách dạy dỗ là nghiêm nghị, chánh đáng. Mỗi một lời nói, mỗi một hành động đều chẳng cẩu thả, khinh bạc mảy may nào thì học trò sẽ như đến chỗ thầy dạy của nhà vua. Nếu thường ngày trọn chẳng có dáng vẻ nghiêm nghị, trang trọng, lại còn hề hà, hệch hạc với chúng nó thì dù có nổi nóng đến chết uất như thế cũng có ích gì cho chúng nó đâu? Do ông hỏi câu này, tôi biết ông và thầy của ông đều chẳng khéo nêu gương. Nếu không, chắc chắn sẽ chẳng đến nỗi giận tức như thế! Huống hồ còn nói “rộng dung cho học trò tự sửa đổi” và nuông chiều dung dưỡng thói gian trá ư?

Một chú tiểu hết sức khinh bạc, quỷ quyệt, coi hết thảy mọi người đều không ra gì! Do vậy, thầy nó cậy Quang giáo huấn (thầy nó là bạn rất thân của Quang), Quang nói rõ nguyên do khiến cho thầy ấy trong lúc đó mặt không còn hạt máu, đã sợ hãi khôn cùng. Về sau đưa nó đến, Quang bèn hòa nhã, bảo nó cặn kẽ: “Đừng trái lệnh ta. Hễ trái nghịch, quyết chẳng dễ dãi dung tha”. Tâm nó tuy kinh sợ, nhưng rốt cuộc do chưa từng đích thân thử [nếm mùi xử phạt] nên chưa đầy hai ngày đã phạm quy củ. Lúc Quang sắp đánh, liền nói trước quy củ với nó: “Không được động đậy, không được khóc!” Chưa đánh nó đã né trước. Quang nói: “Đây là lần thứ nhất ta chưa phạt. Còn né nữa sẽ nhất định trừng phạt”, rồi mới đánh, [nó đành đứng ngay đơ] giống như cái cây được trồng vậy! Từ đấy trở đi, cả nửa năm sau chưa từng phải nói lớn tiếng một lần nào, huống là phải dùng đến kiểu tức giận không thể nguôi như thế ư? Đấy là chuyện xảy ra trong năm Quang Tự 12 - 1886 (nhằm mùa Xuân. Đến ngày Rằm tháng Tám, Quang xuống núi, sang núi Hồng Loa ở Bắc Kinh. Từ đấy chưa hề trở lại Trường An, đã ba mươi tám năm rồi).

Sao ông chuyên môn dùng cách chấp trước chết cứng để bàn luận Phật pháp vậy? Ai bảo ông “chấp trung vô quyền” (chấp vào đạo Trung Dung, chẳng biết quyền biến)200. “Chấp trung vô quyền” còn không nên; thế mà trước hết ông đã dốc sức chấp chặt vào một bên, chưa hề có một chút hơi hướng, dáng vẻ Trung Dung nào hết! Ông thấy Lục Tổ giữ lưới

200

Đây là một câu nói trích từ thiên Tận Tâm Thượng của sách Mạnh Tử: “Chấp trung vô quyền, do chấp nhất dã” (chấp vào đạo Trung Dung không biết quyền biến

thì cũng giống như chấp nhất vậy). Câu này được dịch theo cách diễn giảng trong sách Mạnh Tử Tập Chú của Châu Hy.

phóng sanh201 liền cho là Ngài đã phạm giới trộm cắp và nói dối. Đấy chính là kiến thức “bất sủy kỳ bổn, nhi tế kỳ mạt giả” (chẳng suy xét tới cái gốc, chỉ lo vun vén cái ngọn) như Mạnh Tử đã nói. Ông thật đáng gọi là một gã hủ Nho, sao mà cũng chẳng biết nặng, nhẹ đến mức ấy?

Hãy nên biết rằng: Phật giáo lấy từ bi làm gốc, người thông đạt coi trọng việc thấu hiểu quyền biến! Như lời ông nói thì cha bắt trộm dê, con khen ngợi, đấy mới là chánh đạo, [em trai] ngồi nhìn chị dâu chết đuối chẳng chịu giơ tay cứu mới là chánh đạo! Đã chẳng thể dựa theo [đạo giữ vững lẽ thường nhưng thông đạt quyền biến] ấy để hành đạo thì ắt sẽ đến mức trèo tường phía Đông nhà hàng xóm để dụ dỗ gái trinh202

. Vì sao vậy? Do [quan niệm rằng] chẳng thân cận phi lễ thì đấy cũng là phi

201

Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, khi bị môn nhân của Thần Tú tranh chấp y bát, sợ bị hãm hại, Tổ phải bỏ trốn về Ngũ Lĩnh, sống lẫn với đám thợ săn để ẩn thân. Khi được giao giữ lưới vây bắt thú, Ngài luôn mở lưới cho thú trốn thoát.

202

Những câu của Mạnh Tử được tổ Ấn Quang dẫn trong đoạn này đều trích từ thiên Cáo Tử Hạ sách Mạnh Tử: “Nhậm nhân hữu vấn Ốc Lô Tử viết: Lễ dữ thực, thục trọng? Viết: Lễ trọng. Sắc dữ lễ, thục trọng? Viết: Lễ trọng. Viết: Dĩ lễ thực, tắc ngạ nhi tử, bất dĩ lễ thực, tắc đắc thực, tất dĩ lễ hồ? Thân nghênh, tắc bất đắc thê. Bất thân nghênh, tắc đắc thê, tất thân nghênh hồ? Ốc Lô Tử bất năng đối, minh nhật chi Trâu dĩ cáo Mạnh Tử. Mạnh Tử viết: „Ư đáp thị dã hà hữu? Bất sủy kỳ bổn nhi tế kỳ mạt, phương thốn chi mộc khả sử cao ư sầm lâu. Kim trọng ư vũ giả, khải vị nhất câu kim dữ nhất dư vũ chi vị tai? Thủ thực chi trọng giả, dữ lễ chi khinh nhi tỷ chi, hề xí thực trọng? Thủ sắc chi trọng, dữ lễ chi khinh giả nhi tỷ chi, hề xí sắc trọng? Vãng ưng chi viết: Chẩn huynh chi tý đoạt chi thực, tắc đắc thực. Bất chẩn, tắc bất đắc thực, tắc tương chẩn chi hồ? Du đông tường gia nhi lâu kỳ xử tử, tắc đắc thê; tắc bất đắc thê, tắc tương lâu chi hồ? (Nước Nhậm có kẻ hỏi Ốc Lô Tử: „Giữa lễ và

đồ ăn, cái nào trọng? Đáp: „Lễ trọng‟. [Lại hỏi]: „Giữa sắc và lễ, cái nào trọng?‟ Đáp: „Lễ trọng‟. [Kẻ ấy] nói: „Phải hợp lễ mới ăn thì sẽ chết đói. Cứ ăn chẳng cần hợp lễ thì sẽ được ăn, cần gì phải quan tâm đến lễ? Hễ tự đón rước thì chẳng cưới được vợ. Không đích thân đón rước vẫn lấy được vợ, cần gì phải tự đón rước?‟ Ốc Lô Tử chẳng đáp được, hôm sau sang Trâu Ấp thưa lại với Mạnh Tử. Mạnh Tử nói: „Đáp câu hỏi ấy có gì là khó? Chẳng suy xét tới cái gốc, chỉ lo vun vén cái ngọn, coi khúc gỗ vừa đúng một tấc lại cao hơn ngôi lầu chót vót. Tuy vàng nặng hơn lông, há có thể nói là một cái móc bằng vàng cũng nặng bằng một chiếc xe chở đầy lông ư? Kẻ so đo coi cái ăn là trọng, coi lễ là khinh, nào chỉ phải thấy thức ăn là trọng? Kẻ so đo coi sắc là trọng, coi lễ là khinh, nào chỉ phải thấy sắc là trọng? Hãy nên đáp lời hắn rằng: Vặn tréo cánh tay của anh mình để đoạt lấy miếng ăn thì có cái để ăn, chẳng vặn tay anh mình sẽ không có cái ăn, thì có nên vặn tréo tay anh mình hay chăng? Trèo tường sang nhà hàng xóm ở phía Đông để dụ dỗ gái trinh của người ta thì sẽ có vợ; chẳng dụ dỗ sẽ không có vợ, há có nên dụ dỗ hay chăng?) Chúng tôi dịch đoạn văn này theo cách diễn giải của Tứ Thư Tập Chú (Châu Hy soạn) và Tứ Thư Bạch Thoại Giải (Thường Thục Châu soạn).

lễ, sao lại cứ phải chọn lựa ư?203 Nói lý như thế, gọi là nói cong vẹo, loạn xạ, Phật chẳng chịu đáp!

Do giữ giới không sát sanh liền đến nỗi chẳng chịu xử phạt [khi học trò phạm lỗi], không trị bệnh, không ăn cơm! Ông đúng là kẻ chấp nhặt chết cứng, nhai bã của cổ nhân, chẳng thể tiêu hóa được! Như thế thì làm sao tự lợi, lợi người được đây? Huống chi ông nói: “Mèo bắt chuột, rắn nuốt ếch. Cứu con này ắt phải giết con kia”. Nếu theo như lời ông nói thì hễ kiêng giết, ắt trước hết phải giết sạch những con vật nào sát sanh! Nhưng trong một đời, con người sát sanh để ăn chẳng biết số tới bao nhiêu, cố nhiên phải giết hết sạch con người đi thì mới đạt được cái quả không sát sanh vậy! Đáng thương lắm thay! Có trí thông minh như vậy mà chẳng thông đạo lý đến mức như thế đấy!

Người trì giới hễ gặp người hay gặp thần đều đem luân hồi sanh tử ra khuyên dụ. Dẫu cúng cỗ chay, đãi cơm chay, há thần lẫn người sẽ vì đó mà oán hờn ư? Huống chi ta trì giới của đức Phật, những tà quỷ thần ấy dám oán hờn, giáng họa ư? Nếu thật sự oán hờn thì vị thần ấy có còn là chánh thần, người ấy có còn là con người chánh trực hay không? Nếu hành vi của chính mình chân thật, người lẫn thần sẽ bị cảm hóa, làm sao oán được? Nếu chính mình lén lút ăn, khi kính thần, đãi khách thì làm ra vẻ trì giới. Như thế thì thần ắt giận, người ắt oán bởi kẻ ấy giả dối. Ngụy quân tử sẽ giống như gái làng chơi hễ gặp người ta bèn khoe mình trinh khiết, có ai tin tưởng đâu!

Ông thật là kẻ chẳng hiểu việc đời. Kinh Phật ý nghĩa vô cùng. Dẫu chẳng hiểu rõ ràng, nhưng giống như đặt một vật cực thơm ở trong thân thì thân sẽ tự thơm tho. Ông toan coi hết thảy sách đều cũng giống như thế thì sẽ giống như đem vật hôi thối bỏ trong thân, thân có thơm tho được hay chăng? Kinh Kim Cang dạy: “Kinh này nghĩa chẳng thể nghĩ bàn, quả báo cũng chẳng thể nghĩ bàn”. Những sách khác bất luận xấu hay tốt, há có nghĩa ấy hay chăng? Phàm đọc sách thế gian, tâm liền tán loạn chẳng tịnh. Phàm xem kinh Phật, tâm liền lắng tịnh. Do nghĩa ấy có

203

Do câu nói này nếu không chú ý sẽ thấy khó hiểu, nên chúng tôi xin giải thích thô thiển như sau: Do ông Trác Trí Lập chấp nhất nên không thông hiểu quyền biến, nghe nói “nam nữ thọ thọ bất tương thân” (nam nữ trao nhận đồ vật chẳng đụng

chạm vào tay nhau) liền chấp nhặt đến nỗi thấy “chị dâu chết đuối, em chồng không dám cứu”, nghe nói con phải nghe lời cha thì tuy cha làm chuyện sai trái như ăn trộm dê, con vẫn tán thành, không can ngăn. Đến khi nghe nói quyền biến thì lại tưởng lầm “quyền biến” là luông tuồng, không cần giữ lễ, không gần gũi những kẻ làm chuyện phi lễ thì mình cũng phi lễ, nên cũng luông tuồng làm bậy theo bọn họ, chẳng cần phải phân biệt đúng, sai, hành xử cho hợp lý theo lẽ thường hay quyền biến nữa!

Một phần của tài liệu Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 4 - Phần 6 docx (Trang 36 - 39)