Tóm lược cuối bà

Một phần của tài liệu BÀI 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 31)

Trong bài này, bạn cần lưu ý những điểm sau:

 Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội:

o Cơ sở quyết định đời sống xã hội là quá trình sản xuất vật chất. Cách thức thực hiện sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử cụ thểđược là phương thức sản xuất.

o Nhân tố quyết định trình độ phát triển của sản xuất vật chất là phương thức sản xuất.

o Quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển của sản xuất là vật chất quy luật: quan hệ

sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

o Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng phản ánh hai lĩnh vực cơ bản của xã hội là lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị - văn hóa của xã hội. Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong đó cơ sở hạ tầng

đóng vai trò quyết định.

o Khái niệm Hình thái kinh tế - xã hội phản ánh cấu trúc tổng thể của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

o Sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

 Sinh hoạt vật chất và sinh hoạt tinh thần là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội; tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau; trong đó sinh hoạt vật chất quyết định đời sống sinh hoạt tinh thần của xã hội; nhưng đời sống sinh hoạt tinh thần của xã hội có tính độc lập tương đối biểu hiện ở 5 nội dung cơ bản.

 Giai cấp và đấu tranh giai cấp là hiện tượng khách quan của xã hội; gắn liền với giai đoạn lịch sử nhất định mà không phải là hiện tượng vĩnh viễn; đấu tranh giai cấp là một trong những động lực cơ bản của sự phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có đối kháng giai cấp.

 Cách mạng xã hội là tất yếu của quá trình phát triển xã hội; đóng vai trò là phương thức và

động lực cơ bản của sự phát triển lịch sử, thực hiện sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao.

 Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội; nhưng bản chất của con người căn bản là xét trên phương diện xã hội – nó là tổng hòa của các quan hệ xã hội.

 Quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử; quyết định lịch sử nhưng chỉ khi nó được tổ chức thành một lực lượng có sự lãnh đạo của những vĩ nhân, lãnh tụđại biểu cho lợi ích của nó.

Một phần của tài liệu BÀI 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)