Cách sửa sai sót trong sổ kế toán

Một phần của tài liệu Ôn tập nguyên lý kế toán docx (Trang 25 - 31)

+ pp cải chính: là pp trực tiếp thay thế phần ghi sai bằng phần ghi đúng và thường áp dụng khi phần ghi sai được phát hiện sớm, trước khi cộng rồn số liệu hoặc chuyển sổ nhưng không sai quan hệ đối ứng tài khoản. Dùng mực đỏ gạch ngang giữa dòng sai số, dùng mực thường ghi phần đúng vào khoảng phía trên, người sửa và kế toán trưởng phải ký vào dòng đã sửa chữa.

+ PP bổ sung: Được sử dụng khi bỏosót nghiệp vụ, số liệu trên chứng từ lớn hơn số liệu trong sổ kế toán, pháp hiện muộn, khi đã cộng dồn số liệu và không sai quan hệ đối ứng

Cách sửa: Ghi thêm 1 định khoản đã bỏ sót cùng quan hệ đối ứng với số chênh lệch thiếu. Dùng mực xanh đen ghi thêm định khoản thiếu số với số tiền chênh lệch

+ PP Ghi số âm: Sử dụng khi cần điều chỉnh giảm bớt con số đã ghi trong sổ, trong trường hợp đã cộng rồn số liệu nhưng không sai quan hệ đối ứng hoặc ghi sai quan hệ đối ứng

Cách sửa:

TH ghi sai quan hệ đối ứng Tkthi ghi lại nghiệp vụ đó theo định khoản đã ghi sai bằng bút mực đỏ hoặc bằng mực thường có đóng khung hình chữ nhật hay trong dấu ngoặc đơn. Sau đó ghi lại n/v theo định khoản mới bằng mực thường.

TH ghi số sai lớn hơn số đúng thì ghi lại n/v đó theo định khoản đã ghi nhưng số tiền ghi bằng số chênh lệch và ghi số âm (ghi = mực đỏ hoặc ghi = mực thường có đóng khung)

TH ghi trùng thì ghi lại n/v đã ghi trùng =bút mực đỏ để trừ bớt giá trị ghi trùng.

Câu 29: Trình tự và cách ghi chép trên sổ sách theo hình thức nhật ký chung? ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

Hình thức NKC là hình thức p/a các nghiệp vụ kinh tế p/s theo thứ tự thời gian vào 1 quyển sổ gọi là NKC. Sau đó căn cứ vào NKC, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán p/s trong sổ NKC được chuyển vào sổ cái ít nhất cho 2 tài khoản có liên quan. Đối với các tài koản chủ yếu, p/s nhiều nghiệp vụ, có thể mở các Nhật ký phụ.

Trình tự ghi sổ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi các n/v kinh tế p/s vào sổ NKC, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ NKC để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tết thì đồng thời với việc ghi vào sổ NKC, các n/v kinh tế p/s còn được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký chuyên dùng thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi các n/v kinh tế p/s vào sổ NK chuyên dùng liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng n/v kinh tế p/s, tổng hợp tưng nhật ký chuyên dùng lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do 1 n/v được ghi đồng thời vào nhiều nhật ký chuyên dùng khác nhau.

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối tài khoản

Cuối tháng, quý phải tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo kế toán

- Ưu điểm: Rõ ràng, dễ hiểu, mẫu số đơn giản, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán , thuận tiện cho việc cơ giới hoá công tác kế toán - Nhược điểm: Việc ghi chép trùng lắp

điều kiện áp dụng

Điều kiện áp dụng hình thức NKC thường được áp dụng cho các đơn vị có quy mô vừa, khối lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính p/s ko nhiều

Câu 30: Trình tự và cách ghi chép hình thức chứng từ ghi sổ? ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

Trình tự và cách ghi chép

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Cuối tháng(quý) phaỉ khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính p/s trong tháng trêm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số p/s Nợ, tổng số p/s có và dư nợ của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản

Cuối tháng, quý phải tổng hợp số liệu, khoá sổ và thẻ chi tiết rồi lập các bảng tổng hợp chi tiết

-Ưu điểm: kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm thuận lợi cho công tác phân công lao động kế toán, thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại

- Nhược điểm: việc ghi chép trùng lắp, khối lượng công việc ghi chép nhiều, công việc đối chiếu kiểm tra thường dồn vào cuối kỳ làm ảnh hưởng đến thời hạn lập và gửi báo cáo.

Điều kiện áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ thích hợp với mọi loại hình DN có quy mô khác nhau, đặc biệt những đơn vị có nhiều kế toán Câu 31: Trình tự và cách ghi chép hình thức nhật ký sổ cái? ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế p/s được phản ánh vào 1 quyển sổ gọi là nhật ký sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp p/a theo thời gian và theo hệ thống. Tất cả các tài khoản mà DN sử dụng được p/s cả bên Nợ, Có trên cùng 1 vài trang sổ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ( hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc) kế toán tiến hành định khoản rồi ghi vào NK sổ cái. Mỗi chứng từ ( hoặc bảng tổng hợp chứng từ) ghi vào NK sổ cái 1 dòng

Cuối kỳ (tháng, quý, năm) tiến hành khoá sổ các tài khoản, tính ra và đối chiếu số liệu nhằm đảm bảo các quan hệ cân đối -Ưu điểm: kết cấu mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu kiểm tra

- Nhược điểm: Khó phân công lao động kế toán tổng hợp đối với đơn vị có quy mô vừa và lớn, sử dụng nhiều tài khoản, có nhiều hoạt động kinh tế, tài chính, mẫu số kế toán tổng hợp sẽ cồng kếnh, không thuận tiện cho việc ghi sổ

- Điều kiện áp dụng hình thức NK sổ cái được áp dụng ở đơn vị có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán

Câu 32: Đặc trưng của hình thức Nhật ký chứng từ. Trình tự và cách ghi chép trên sổ sách theo hình thức Nhật ký chứng từ? ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng Đặc điểm: các hoạt đọng kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ NK chứng từ cuối kỳ tổng hợp số liệu từ NK chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản.

Sổ kế toán sử dụng + Các sổ NK chứng từ + Các bảng kê

+ Sổ cái các tài khoản

+ Các sổ chi tiết hoặc các bảng phân bổ

Sổ nhật ký chứng từ: được mỏ hàng tháng cho 1 hoặc 1 số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp cân đối

Trình tự và pp ghi sổ

- hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi tực tiếp vào các NK chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. - Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT

- Cuối tháng (quý) khoá sổ, cộng số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các NKCT ghi vào sổ cái

- Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng công việc ghi chép kế toán, công việc dàn đều trong tháng, cung cấp thông tin kịp thời

- Nhược điểm: Mẫu sổ kế toán phức tạp đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao, không thuận lợi cho cơ giới hoá công tác kế toán - Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các đơn vị có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, đòi hỏi cán bộ kế toán phải có trình độ chuyên môn cao

Câu 33: Sự cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán trong các đơn vị kế toán cơ sở

- Tổ chức bộ máy kế toán là việc tập hợp đồng bộ các cán bộ kế toán để đảm bảo việc thực hiện khối lượng công tác kế toán trong từng phần hành cụ thể - Các cán bộ , nhân viên kế toán đều được quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Guồng máy kế toán hoạt động được hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Công việc kế toán cụ thể và tố chất của người lao động là 2 điều kiện cơ bản để thực hiện sự phân công lao động kế toán

Câu 34: Các phương thức tổ chức bộ máy kế toán ? Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng

Tổ chức bộ máy kế toán có thể chia thành nhiều phương thức khác nhau như phương thức trực tuyến, phương thức trực tuyến tham mưu và phương thức trực tuyến chức năng.

* Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức trực tuyến:

- Kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua bất kỳ 1 khâu trung gian nào. Với các tổ chức bộ máy kế toán trực tuyến, mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán trở nên đơn giản rõ ràng.

- Tuy nhiên, phương thức tổ chức này chỉ phù hợp với các đơn vị , các tổ chức có quy mô kd nhỏ, địa bàn tập trung, công tác quản lý kd, quản lý tài chính không phức tạp và bộ máy kế toán thường được tổ chức theo mô hình tập trung

* Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức trực tuyến tham mưu:

- Theo kiểu tổ chức này, về cơ bản, nguyên tắt chỉ đạo trực tuyến vấn được giữ nguyên. Tuy nhiên trong phương thức này bên cạnh kế toán trưởng còn có bộ phận tham mưu giúp việc cho kế toán trưởng về 1 số lĩnh vực chuyên môn sâu nhất định nư tin học, kiểm toán…

- Phương thức tổ chức này thích hợp với các đơn vị , các tổ chức có quy mô lớn, địa bàn tập trung, gồm nhiều mảng, nhiều nghành nghề hoạt động. Bộ máy kế toán theo phương thức này được tổ chức theo mô hình tập trung

* Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức chức năng

- Bộ máy kế toán theo phương thức này được chia thành những bộ phận độc lập đảm nhận những hoạt đông riêng rẽ, thường gọi là ban, phòng kế toán. kế toán trưởng của đơn vị cấp trên chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thông qua các trưởng ban(phòng) kế toán

- Do cách thức tổ chức này mà mối liên hệ chỉ đạo từ kế toán trưởng đến các bộ phận giảm nhiều và tập trung hơn so với các phương thức trực tuyến hay trực tuyến tham mưu.

- Phương thức tổ chức này thích hợp với các đơn vị , các tổ chức có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, gồm nhiều đơn vị thực thuộc. * Tổ chức bộ máy kế toán theo phương thức hỗn hợp

Là việc kết hợp các phương thức tổ chức trên với nhau trong việc tổ chức bộ máy kế toán. Vì thế

bộ máy kế toán có thể được tổ chức theo phương thức chức năng – tham mưu ( bên cạnh các phòng ban chuyên môn còn có thêm bộ phận tham mưu giúp việc cho kế toán trưởng) hay phương thức ma trận (bộ máy kế toán vừa có các bộ phận chức năng vừa có bộ phận tham mưu giúp việc cho kế toán trưởng và cho các bộ phận tham mưu)

Câu 35: Trình bày mô hình tổ chức bộ máy kế toán ? điều kiện vận dụng? * Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung

- Theo hình thức này DN có 1 bộ máy kế toán tập trung, các công việc kế toán của DN: phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ, định khoản kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kế toán, thông tin kinh tế được thực hiện tại đó. Trường hợp đơn vị có các bộ phận trực thuộc thì các bộ phận trực thuộc không được mở sổ sách và hình thành bộ máy kế toán riêng, toàn bộ công việc ghi sổ đều thực hiện ở phòng kế toán trung tâm, các đơn vị trực thuộc có

các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu thập kiểm tra, xử lý chứng từ và gửi về phòng kế toán trung tâm. Đối với các đơn vị, các tổ chức có quy mô lớn, phức tạp đa nghành, đa nghề, bên cạnh kế toán trưởng còn có bộ phận tham mưu giúp việc cho kế toán trưởng về 1 số lĩnh vực chuyên môn sâu. - Ưu điểm: Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, tập trung đối với công tác kế toán trong DN, cung cấp thông tin kịp thời, thuận lợi cho việc phân công, chuyên môn hoá cán bộ kế toán, cơ giới hoá công tác kế toán.

- Nhược điểm: Hạn chế việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sx kd ở đơn vị phụ thuộc, luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán thường bị chậm - Điều kiện áp dụng: Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung được áp dụng đối với DN vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động sx kd tập trung

*Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán

- Theo mô hình này bộ máy kế toán được phân cấp thành bộ phận kế toán trung tâm và bộ phận kế toán trực thuộc. Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc đều có bộ máy kế toán riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

Bộ phận trực thuộc phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán tại đơn vị trực thuộc và nộp nên bộ phận kế toán trung tâm theo sự phân cấp quy định. Bộ phận kế toán trung tâm có trách nhiệm thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của các đơn vị trực thuộc lập các báo cáo tài chính chung của công ty. Ngoài ra bộ phận kế toán trung tâm còn có thể kiêm thêm công việc kế toán của 1 vài bộ phận trực thuộc ở gần trung tâm

- Ưu điểm: Công tác kế toán gắn liền với hộng động sxkd ở đơn vị phụ thuộc, do đó việc kiểm tra kiểm soát tại chỗ có thuận lợi và có hiệu quả cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho quản lý và điều hànhsxkd ở đơn vị phụ thuộc

- Nhược điểm: Bộ máy kế toán cồng kềnh , việc tổng hợp và kiểm tra đối chiếu của bộ phận kế toán công ty chậm trễ phụ thuộc vào việc nộp báo cáo của cấp

Một phần của tài liệu Ôn tập nguyên lý kế toán docx (Trang 25 - 31)