Trồng rừng và bảo vệ sinh học

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam (Trang 34 - 35)

Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Trong mấy chục năm qua, rừng và đa dạng sinh học của nước ta bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1943, rừng che phủ 44% tổng diện tích, đến nay chỉ còn 20 đến 28% tức là rất thấp so với mức an toàn sinh thái (bằng hay trên 1/3 tổng diện tích). Hàng năm có từ 160-200 ngàn ha rừng bị mất đi. Rừng bị mất kéo theo sự giảm đa dạng sinh học vốn rất phong phú và đa dạng. Nhiều loài đã và đang bị tuyệt chủng. Trong 4 thập niên qua, có ít nhất là 200 loài chim và 120 loài thú bị diệt vong (Báo cáo của CHXHCNVN, 1992).Biện pháp bảo vệ rừng và đa dạng sinh học là cấp thiết sống còn của đất nước. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài như sau:

- Cấm phá rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn.

- Ổn định dân số, giảm nghèo đói cho dân vùng rừng núi và các vùng nông thôn.

- Có chính sách giao đất, giao rừng bảo đảm lợi ích nông dân và lợi ích quốc gia- Trồng lại rừng và cây phân tán ở tất cả các nơi.

- Kiểm soát việc săn bắt, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

- Cấm các phương tiện đánh bắt có tính cách hủy diệt sự sống (chất độc, bom mìn, điện, lười diệt chủng...).

- Củng cố và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tài nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường ở việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)