Thực trạng sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 70)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.4. Thực trạng sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra

hộ điều tra

3.1.4.1. Đặc điểm của hộ điều tra

Chủ hộ có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nói chung, sản xuất bưởi Diễn nói riêng.

Bảng 3.6. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra

Phân loại hộ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 90 1. Giới tính - Nam 80 88,89 - Nữ 10 11,11 2. Dân tộc - Kinh 31 34,4 - Mường 59 65,6 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 20 22,22 - Cấp 2 31 34,44 - Cấp 3 39 43,34

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Bảng 3.6 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp, chủ yếu là cấp 1, cấp 2 (chiếm tỷ lệ trên 56,6%). Trình độ văn hóa của các chủ hộ

33

sẽ có ảnh hưởng đến tiếp cận và ứng dụng các TBKT vào sản xuất, lựa chọn phương án, định hướng, hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Đối với sản xuất bưởi Diễn lại càng quan trọng hơn do thời kỳ kiến thiết cơ bản dài (5 năm) và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật từ trồng tới chăm sóc, thu hoạch tương đối chặt chẽ. Tỷ lệ dân tộc của các chủ hộ điều tra, dân tộc Mường chiếm 59%, dân tộc Kinh chiếm 31%, tỷ lệ chủ hộ nam chiếm 88,89%, nữ 11,11%.

Bảng 3.7. Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ điều tra Bình quân nhân khẩu trong hộ Bình quân số lao động trong hộ Tuổi bình quân chủ hộ Tân Lập 3,5 2.97 50.93 Thắng Sơn 2,9 2.93 57.03 Tất Thắng 2,5 2.47 57.63 Bình quân 2,9 2,79 55,2

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã điều tra là 55,2 tuổi, có sự chênh lệch giữa các xã không lớn, ở tuổi này hầu hết các chủ hộ đã có đúc kết kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với việc trồng bưởi Diễn, cuộc của hộ đã tương đối ổn định về cơ sở vật chất, kinh tế. Đây là một thuận lợi của các hộ trong phát triển sản xuất kinh doanh bưởi Diễn. Số lao động trong các hộ điều tra tương đương với số nhân khẩu, điều đó cho thấy hấu hết tại các hộ điều tra đều là có số nhân khẩu trưởng thành, có thể tham gia lao động. Đây cũng là một thuận lợi nữa trong việc phát triển kinh tế của hộ.

34

3.1.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn của hộ điều tra

Bảng 3.8. Diện tích sản xuất bưởi Diễn của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Bình quân các

hộ điều tra

Bình quân quy mô của xã

Tân Lập Thắng Sơn Tất Thắng Diện tích bưởi/hộ Ha 0,40 0,43 0,49 0,29 Số cây/hộ Cây 112 87 131 119

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2019

Qua bảng số liệu 3.8 cho ta thấy diện tích trồng bưởi Diễn bình quân/hộ tương đối thấp (0,40 ha). Tuy nhiên, các diện tích trồng bưởi này đang được mở rộng qua việc rà soát, cải tạo các diện tích vườn tạp chuyển đổi sang trồng bưởi của các hộ.

Cho dù cây bưởi Diễn được trồng trên diện tích lớn hay nhỏ nhưng vẫn được người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của khuyến nông với mật độ trồng khoảng 400 cây/ha. Do cơ sự định hướng, hướng dẫn của chính quyền địa phương nên người dân thường xuyên được tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Diễn vừa đảm bảo sự phát triển của cây bưởi vừa tránh sử dụng lãng phí đất. Trung bình mỗi ha thì có 112 cây đã có quả, phần lớn các hộ điều tra đều là những hộ trồng bưởi lâu năm nên đã có cây cho thu hoạch và đang trồng mới bổ sung. Từ năm 2016 đến nay do người dân tăng cường áp dụng kỹ thuật về chăm sóc, tạo tán, thụ phấn cho hoa nên trung bình của mỗi cây đạt 90 - 100 quả tăng lên so với những năm trước từ 20 – 30 quả/cây, bằng với năng suất trung bình trong khu vực.

35

Bảng 3.9. Tình hình sản xuất bưởi Diễn phân theo thành phần kinh tế hộ

Thành phần kinh tế hộ BQ Tổng diện tích canh tác (m2) BQ Diện tích bưởi Diễn (m2) BQ Diện tích cho thu hoạch (m2) BQ Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Khá 13.780,7 4.208,2 2.864,7 111,2 3,2 Trung bình 10.678,5 3.378,5 2.628,5 110,7 2,9 Nghèo 26.868,3 4.000 2.166,6 108,6 2,3 Bình quân 13.734,4 4.072,2 2.804,7 111,1 3,1

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Qua bảng số liệu ta thấy bình quân diện tích trồng bưởi Diễn của các hộ điều tra tại 03 xã được phân theo thành phần kinh tế hộ là 4.072,2 m2 (0,4 ha), diện tích đang cho thu hoạch là 2.804,7 m2 (0,28 ha); năng suất trung bình 111,1 tạ/ha, sản lượng bình quân của các hộ đạt 3,1 tấn; cụ thể như sau:

- Hộ khá: Diện tích trồng bưởi Diễn là 4.208,2m2, diện tích cho thu hoạch 2.864,7 m2 năng suất đạt 111,2 tạ/ha, sản lượng bình quân mỗi hộ đạt 3,2 tấn.

- Hộ trung bình: Diện tích trồng bưởi Diễn là 3.378.5 m2, diện tích cho thu hoạch 2.628,5 m2 năng suất đạt 110,5 tạ/ha, sản lượng bình quân mỗi hộ 2,9 tấn.

- Hộ nghèo: Diện tích trồng bưởi Diễn là 4.000 m2, diện tích cho thu hoạch 2.166,6 m2 năng suất đạt 111 tạ/ha, sản lượng 2,4 tấn.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy được năng suất, sản lượng bình quân của các hộ khá, trung bình cao hơn các hộ nghèo, điều đó phản ánh việc đầu tư thâm canh của các hộ sẽ mang lại hiệu quả hơn trong sản xuất bưởi Diễn.

3.1.4.3 Chi phí sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra

Bưởi là một cây ăn quả dài ngày nên muốn thu được kết quả sản xuất thì cần bỏ ra một khoản chi phí nhất định trong 4 năm mà không có thu nhập. Chi phí đầu tư trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của

36

các hộ gia đình, nó phản ánh trình độ và cách thức tổ chức quản lý của các chủ hộ. Để đơn giản cho việc tính toán, tôi đánh giá chi phí sản xuất từ khi trồng đến năm đầu cho thu hoạch (4 năm) và hiệu quả kinh tế của cây bưởi thời kỳ kinh doanh từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 (4 năm) để so sánh đánh giá. Với mức đầu tư cho cây bưởi ở thời kì kiến thiết cơ bản bình quân là 49,3 triệu đồng.

Bảng 3.10: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kiến thiết cơ bản.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Xã Tân Lập Thắng Sơn Xã Tất Thắng Bình quân 1. Chi phí trung gian 29,7 30,8 30,1 30,2

Giống 12 12 12 12 Phân bón 13,7 13,8 13,6 13,7 Thuốc BVTV 4 5 4,5 4,5 3. Chi phí cố định 8 8 8 8 4. Công lao động 11 11,2 11,1 11,1 Tổng chi phí 48,7 50 49,2 49,3

Bảng 3.11: Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Diễn thời kỳ kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tân Lập Thắng Sơn Tất Thắng Bình quân

1. Chi phí trung gian 40 41,2 40,6 40,6

- Phân bón 28 29 28,5 28,5

- Thuốc BVTV 12 12,2 12,1 12,1

2. Công lao động 6 6 6 6

3. Tổng chi phí cho 1

ha 46 47,2 46,6 46,6

37

3.1.4.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn của hộ điều tra

Việc mở rộng sản xuất thành vùng hàng hóa song song với đầu tư thâm canh tăng năng suất bưởi Diễn là một hướng đi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của địa phương, từ đó sẽ mang lai hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thị trường do thương lai tự do ép giá, từ đó có thể thấy tầm quan trọng, nhu cầu tất yếu hiện nay là các hộ, các xã, các địa phương phải liên kết lại với nhau thành các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất để đưa ra thị trường nguồn sản phẩm ổn định, đồng đều, giá trị cao.

Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất bưởi Diễn bình quân 1 ha năm đầu tiên sau thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Tân Lập Thắng Sơn Tất Thắng Bình

quân Kết quả sản xuất

Tổng giá trị sản xuất

GO 166,5 169,5 168,0 168,0

Giá trị gia tăng (VA) 96,8 97,5 97,3 97,2

Thu nhập hỗn hợp (MI) 79,8 80,3 80,2 80,1

Lợi nhuận (Pr) 71,8 72,3 72,2 72,1

Hiệu quả kinh tế

GO/IC 2,4 2,4 2,4

VA/IC 1,4 1,4 1,4

MI/IC 1,1 1,1 1,1

Pr/IC 1,0 1,0 1,0

* Nhận xét: Qua bảng 3.12 ta thấy sau khi kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây bưởi Diễn bắt đầu cho thu hoạch đã mang lại lợi nhuận bình quân 72,1 triệu đồng/ha.

38

Bảng 3.13: Hiệu quả sản xuất bưởi Diễn bình quân 1 ha

(Tính tổng trong 4 năm thời kỳ bưởi kinh doanh từ năm thứ 5 đến hết năm thứ 8) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Tân Lập Thắng Sơn Tất Thắng Bình quân Kết quả sản xuất

Tổng giá trị sản xuất (GO) 665,8 678,1 671,9 671,9

Giá trị gia tăng (VA) 596,1 606,1 601,2 601,1

Thu nhập hỗn hợp (MI) 579,1 588,9 584,1 584,0

Lợi nhuận (Pr) 571,1 580,9 576,1 576,0

Hiệu quả kinh tế

GO/IC 9,6 9,4 9,5

VA/IC 8,6 8,4 8,5

MI/IC 8,3 8,2 8,3

Pr/IC 8,2 8,1 8,1

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

* Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy: Sau khi cây bưởi Diễn bước vào giai đoạn cho thu hoạch ổn định về năng suất. Kết quả tổng giá trị sản xuất bưởi Diễn bình quân 1 ha của 4 năm sau thời kỳ kiến thiết cơ bản ở 3 xã là khác nhau. Tại xã Tân Lập có giá trị thấp nhất (665,8 triệu đồng/hộ) tiếp đến là Tất Thắng (671,9 triệu đồng/hộ) và lớn nhất là Thắng Sơn (678,1 triệu đồng/hộ). Điều này trong thực tế dễ nhận thấy vì tại xã Thắng Sơn có vị trí thuận lợi giao thông hơn cho lưu thông hàng hoá do đó giá bán sản phẩm đại trà của toàn xã luôn ở mức cao hơn.

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của hộ ở cả 03 xã điều tra cũng đều khác nhau, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì các hộ ở Thắng Sơn thu về được 9,4 đồng

39

giá trị sản xuất, xã Tất Thắng là 9,5 lần, xã Tân Lập là 9,6 lần. Điều này phản ảnh thực tế điều kiện tự nhiên của xã Tân Lập tốt hơn 02 xã còn lại nên chi phí chăm sóc thấp hơn. Ngoài ra xã Tân Lập và Tất Thắng có nhiều hộ gia đình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật cũng như có kinh nghiệm trong sản xuất, đã hạn chế tối đa các chi phí đầu tư trong sản xuất bưởi Diễn.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí cho biết khi đầu tư thêm 1 đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở xã Tân Lập là 1 đồng giá trị tăng thêm là 8,6 đồng, đối với xã Tất Thắng là 8,5 đồng, xã Thắng Sơn là 8,4 đồng. Có thể thấy giữa các xã có sự chênh lệch không lớn, do các xã đều được áp dụng quy trình kỹ thuật tương đối đồng đều. Trong thời gian tới các hộ cần tiếp tục thâm canh tăng năng suất, chất lượng của các diện tích bưởi Diễn hiện có để nâng cao giá trị trong những năm thu hoạch tiếp theo. Đầu tư thời kỳ kinh doanh rất quan trọng bởi nó bù đắp lại các chất dinh dưỡng cho vườn bưởi sau khi thu hoạch lấy đi phần lớn bộ phận cành, thân, lá quả của cây.

Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí đầu tư cho biết khi đầu tư thêm một đồng chi phí thì phần lợi nhuận tăng thêm của xã Tân Lập là 8,2 lần giá trị tăng thêm, hộ xã Thắng Sơn là 8,1 lần và hộ ở xã Tất Thắng là 8,1 lần.

3.1.4.5. Tình hình tiêu thụ bưởi Diễn của hộ điều tra

Đầu ra cho mỗi sản phẩm nông nghiệp là điều quan tâm đầu tiên của người nông dân, nó là điều kiện cho sự phát triển kinh tế và duy trì tái sản xuất của hộ gia đình. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm tiến hành sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bưởi Diễn. Tại huyện Thanh Sơn, phần lớn các hộ dân trong huyện bán bưởi ngay tại vườn và bán cho người bán buôn chiếm 90%, còn lại 10% được các hộ gia đình bán tại các điểm chợ trên địa bàn và nơi khác như vận chuyển đến nơi có nhu cầu theo thỏa thuận mua bán tự do. Giá bán không ổn định dao động từ 10 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng tùy thuộc vào thời điểm

40

và chất lượng từng vườn bưởi (những cây bưởi lâu năm sẽ có giá bán cao hơn và ngược lại). Hiện nay tại huyện Thanh Sơn chưa có liên kết nào giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã để tiêu thụ bưởi Diễn.

a. Kênh tiêu thụ 1: 90 % bưởi Diễn được tiêu thụ theo hình thức này là chủ yếu.

Biểu đồ 3.2. Kênh tiêu thụ 1

b) Kênh tiêu thụ 2: 10 % số lượng bưởi Diễn được tiêu thụ theo kênh 2

Biểu đồ 3.3. Kênh tiêu thụ 2

Nhìn chung tình hình tiêu thụ bưởi của người dân toàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chủ động đưa ra giá cả bán của mình, đối tượng thu mua chủ yếu vẫn là bán buôn và họ thu mua với giá thấp hơn các đối tượng khác.

3.1.4.6. Thực trạng sản xuất bưởi Diễn bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn a) Sản xuất bưởi Diễn bền vững về mặt kinh tế

Trong những năm trước đây, người dân trên địa bàn huyện chủ yếu sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu chủ yếu của hộ gia đình, nên nhiều diện tích đất vườn, đồi chưa được tận dụng, chỉ trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp, chưa thành hàng hóa. Từ những năm 2000 trở lại đây, thấy được hiệu quả của việc cải tạo vườn tạp, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong đó trồng bưởi Diễn đã được các địa phương lựa chọn để mở rộng, mang lại kinh tế cao hơn một số cây trồng khác

Người tiêu dùng Bán buôn tại vườn, tại nhà Người sản xuất Bán trực tiếp cho người tiêu dùng

41

nên nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn. Các hộ gia đình không chỉ trồng bưởi trên đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây bưởi Diễn ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ. Chính quyền địa phương tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn và các xã đã đưa phát triển cây bưởi Diễn thành một trong những chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm của huyện, có nhiều cơ chế, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ để mở rộng diện tích, thâm canh bưởi Diễn, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Mở các lớp tập huấn để hướng dẫn người dân tiến hành sản xuất bưởi Diễn theo quy trình kỹ thuật. Người dân đã nhận rõ thế mạnh kinh tế của bưởi Diễn tại huyện Thanh Sơn, đã được khẳng định ngày càng chắc chắn.

b) Phát triển bưởi Diễn bền vững về mặt xã hội

Phát triển sản xuất bưởi Diễn đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập đáng kể cho người lao động. Đồng thời cây bưởi Diễn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển, đặc biệt là du lịch sinh thái gắn với văn hóa dân tộc các địa phương. Tỷ lệ lao động có việc làm hàng năm tăng bình quân 3,5%. Ngoài ra, phát triển sản xuất bưởi Diễn tạo thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm qua các năm năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo là 8,39% đã giảm 6,61% so với năm 2016.

c) Phát triển bưởi Diễn bền vững về mặt môi trường * Quản lý dinh dưỡng đất

Theo quy trình trồng, chăm sóc bưởi Diễn, để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng, các hộ đã bổ sung phân bón thường được sử dụng là phân NPK, phân vi sinh tổng hợp, phân lân vi sinh. Phân chuồng được ưu tiên sử dụng. Rơm, tro, lá cây ủ với phân chuồng để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và cung

42

cấp nhiều chất hữu cơ. Biện pháp tủ gốc bưởi bằng rơm làm tăng độ mùn, chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất bưởi diễn theo hướng bền vững trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)