Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển giao thông gắn với du lịch.
3.1. Một số biện pháp đã thực hiện ở Tây Bắc.
Hệ thống giao thông ở Tây Bắc còn yếu kém, tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn còn thấp so với các vùng khác. Tây Bắc coi phát triển hệ thống giao thông là then chốt, làm nền móng để đưa Tây Bắc thoát khỏi những khó khăn, đuổi kịp các vùng miền khác trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy mà Tây Bắc chủ trương phấn đấu từ nay đến năm 2010, hệ thông giao thông vận tải của vùng Tây Bắc cơ bản được xây dựng, cải tạo nâng cấp đúng tầm, góp phần vào việc hoàn thiện
Phát triển du lịch Tây Bắc với xoá đói giảm nghèo, để du lịch thật sự giúp thay đổi cuộc sống của người dân thì cần phải quan tâm tới một số vấn đề như: ý thức của người dân, sự hỗ trợ của các ngành liên quan, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đầu tư, định hướng, hướng dẫn của các cơ quan quản lý du lịch và sự phối hợp của các địa phương. Tây Bắc đã coi du lịch như một công cụ phát triển để đạt được nhiều mục tiêu: cải thiện các cơ hội tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, kiện toàn hệ thống quản lý địa phương, nâng cao nhận thức về môi trường và giải quyết vấn đề bình đẳng giới, đã tạo cơ hội để người dân cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho du lịch thông qua các hoạt động hướng dẫn cụ thể như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đây là việc làm cần thiết vì khách đến Tây Bắc không chỉ để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp nhân văn mà còn thưởng thức những món ăn mang hương vị núi rừng và mua về những món quà lưu niệm. Điều đặc biệt làm du khách thích thú khi tới với Tây Bắc là có cơ hội sống chung với đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây. Họ trực tiếp cảm nhận được cuộc sống thật của người dân, để hiểu hơn về nét văn hóa đặc trưng của nơi đây.
Tây Bắc có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch, hãng lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân địa phương làm ra. Điều này giúp người dân có công ăn việc làm ổn định, đồng thời tạo ra ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống mang bản sắc của dân tộc mình.
Xây dựng, mở rộng các tour du lịch gắn với nếp sống và công việc sản xuất hàng ngày của người dân. Loại hình này đang phát triển và được khách quốc tế rất ưa chuộng. Đây là mô hình phát triển du lịch cộng đồng khá hiệu quả hiện nay ở Việt Nam. Có các biện phấp hỗ trợ kinh tế cho người dân giúp họ xây dựng các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn để du khách có thể ở nhà dân nếu họ muốn tham gia vào cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
Quan tâm tới đào tạo nghề cho người dân về trình độ quản lý du lịch, trình độ chuyên môn cũng như trình độ ngoại ngữ. Cần nâng cao nhận thức của người dân về tài nguyên du lịch lớn của Tây Bắc đồng thời giúp họ quảng bá các sản phẩm du lịch hiện có. Ngành du lịch tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động; phối hợp với các ban ngành đăng cai tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức hội chợ du lịch, triển lãm thương mại; xúc tiến công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch Tây Bắc bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau. Việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và các thiết chế phục vụ du lịch được đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu của xã hội.Xây dựng nếp sống văn hóa trong nhân dân, kể từ khi có hoạt động du lịch tại bản, người dân đã được hướng dẫn thực hiện nếp sống văn hóa, thu gom xử lý rác thải,
đảm bảo môi trường xanh- sạch - đẹp. Các bản làng trích lại một phần thu nhập cho cộng đồng địa phương thực hiện công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, thu gom rác thải, mở các lớp đào tạo nâng cao nhận thức, gìn giữ các nét đẹp văn hóa phục vụ khách du lịch… Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành cần phối hợp nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường như các chương trình du lịch sinh thái, trekking, homestay, tham quan bản làng, trực tiếp thẩm nhận giá trị văn hóa bằng việc tham gia vào đời sống sinh hoạt thường ngày của cộng đồng địa phương...
Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch; tạo sản phẩm du lịch độc đáo mang thương hiệu Điện Biên; nâng cao chất lượng quản lý, đào tạo, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp; khuyến khích các nhà đầu tư vào địa bàn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển du lịch; tăng cường xúc tiến thương mại, du lịch ra nước ngoài; đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở để khai thác lợi thế cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và du lịch; phố hợp với Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ và tổ chức đường bay quốc tế theo quyết định của Chính phủ; nghiên cứu phương án khai thác thế mạnh du lịch đường thủy tham quan lòng hồ khi Thủy điện Sơn La đưa vào sử dụng.