Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh lai châu (Trang 98 - 101)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc cấp tỉn hở Lai Châu

3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Điều kiện KT-XH của tỉnh khó khăn, địa bàn rộng, dân cƣ thƣa thớt và phân bố không đồng đều, kết cấu hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại khó khăn, khả năng thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào địa bàn còn rất hạn chế. Nếu có đầu tƣ thì cũng chỉ đầu tƣ vào lĩnh vực thủy điện hoặc khoáng sản, khu công nghiệp, khu chế xuất không phát triển vì vậy số thu NSNN trên địa bàn nhỏ, chỉ đáp ứng đƣợc hơn 10% nhu cầu chi của ngân sách địa phƣơng. Do đó rất khó khăn trong việc cân đối nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát trển KT-XH trên địa bàn.

Hệ thống văn bản quy định có liên quan đến chi và quản lý chi NSNN còn thiếu đồng bộ, lại thƣờng xuyên sửa đổi, bổ sung; Một số cơ chế chính sách chƣa sát với điều kiện thực tiễn và bộc lộ nhiều hạn chế, bất hợp lý, đặc

biệt đối với các tình miền núi nhƣng chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung. Nhiều chính sách đƣợc ban hành nhƣng văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện chậm, gây tâm lý chờ đợi mất thời gian, kéo dài và khó triển khai thực hiện.

Phân cấp quản lý các lĩnh vực giữa trung ƣơng và địa phƣơng chƣa thực sự cụ thể, rõ ràng. Nhiều nhiệm vụ chi do trung ƣơng ban hành chính sách nhƣng địa phƣơng phải đảm bảo kinh phí thực hiện, trong điều kiện thời kỳ ổn định ngân sách (5 năm), các địa phƣơng không đƣợc bổ sung tăng trợ cấp cân đối, thu NSNN trên địa bàn thấp, lại phải dành nguồn để thực hiện chính sách tiền lƣơng mới. Vì vậy, các địa phƣơng không có nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn.

Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi còn thấp, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ chi nhƣng lại chậm đƣợc sửa đổi, bổ sung. Nhiều khoản chi trên thực tế có phát sinh nhƣng chƣa chƣa có định mức chi, do đó rất khó trong quá trình lập, phân bổ giao dự toán cũng nhƣ kiểm soát chi của đơn vị.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác dự báo tình hình chƣa tốt, kế hoạch tài chính trung hạn đƣợc lập nhƣng còn mang tính hình thức, chƣa phù hợp với kế hoạch phát triển KT- XH và khả năng cân đối của NSĐP. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính ở một số đơn vị vẫn còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chƣa đƣợc chuẩn hóa kịp thời để đáp ứng tiến trình cải cách hành chính công. Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ còn bất cập, nên chƣa phát huy hết vai trò trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Một số cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chƣa chấp hành tốt các quy định của Luật, chƣa nâng cao ý thức quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chƣa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí, thất thoát ở một số khâu, một số khoản chi.

Trình độ quản lý của cán bộ còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Một số cơ quan đƣợc giao chủ đầu tƣ lại không có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vốn đầu tƣ. Ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc các lĩnh vực vừa yếu về năng lực lại vừa thiếu về số lƣợng, cán bộ chƣa ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thời kỳ của khoa học và công nghệ.

Thiếu chế tài đủ mạnh đối với các hành vi phê duyệt quy hoạch sai, quyết định đầu tƣ thiếu căn cứ, phê duyệt dự toán không khoa học, thiếu chính xác, quyết định đầu tƣ dàn trải, để tình trạng nợ đọng tại các công trình, dự án hoặc thất thoát, lãng phí nguồn lực của NSNN.

Việc triển khai tin học hóa công tác kế toán theo dự án của Bộ Tài chính đã đƣợc triển khai tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên tính đồng bộ giữa các đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan quản lý KBNN, tài chính, kế hoạch, thuế, hải quan chƣa đƣợc đảm bảo, hạn chế việc khớp nối dữ liệu, từ đó làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở LAI CHÂU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh lai châu (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)