IV. Hộ nghèo thuộc nhóm đối tượng
3. Nguyện vọng của hộ
Việc nắm bắt tâm tư, nguyên vọng của người dân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.
Bảng 3.12. Nguyện vọng của hộ nghèo trong công tác giảm nghèo
ĐVT: % TT Nguyện vọng Xã Công Bằng Xã Nhạn Môn Xã Nghiên Loan Trung bình
1 Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 61,47 59,05 60,02 60,18 2 Hỗ trợ đất sản xuất 43,85 45,08 46,16 45,03 3 Hỗ trợ phương tiện sản xuất 42,56 43,81 44,56 43,64 4 Hỗ trợ đào tạo nghề 58,63 57,46 58,15 58,08 5 Giới thiệu việc làm 57,48 46,35 53,02 52,28 6 Giới thiệu cách làm ăn 50,46 51,43 50,33 50,74
7 Hỗ trợ xuất khẩu lao động 55,84 53,33 52,45 53,87 8 Trợ cấp xã hội 50,25 52,38 62,52 55,05
Nguồn: Số liệu điều tra, 2020
Bảng 3.12 cho thấy: Đa phần hộ dân (60,18%) có mong muốn được vay vốn ưu đãi. Các hộ nghèo đều mong muốn có đủ vốn để thực hiện các hoạt động sinh kế trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập. Các hộ đều cho rằng tiêu chí thu nhập ảnh hướng lớn đến việc đáp ứng hoạc không đáp ứng các tiêu chí khác. Việc hỗ trợ đào tạo nghề cũng được các hộ nghèo quan tâm (chiếm 58,08%), việc đào tạo nghề có ý nghĩa lớn với các lao động trẻ trong các nông hộ. Các nguyện vọng như: Hỗ trợ xuất khẩu lao động; Giới thiệu việc làm cũng được các hộ nghèo mong muốn được hỗ trợ.
3.4. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
Thứ nhất: Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và chính bản thân người nghèo.
- Tăng cường vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng thôn/bản trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; đồng thời làm tốt công tác đối thoại giảm nghèo, tiếp nhận thông tin phản ánh của báo chí, người dân để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong công tác giảm nghèo.
- Xây dựng các quy định để khuyến khích sự tham gia của người dân về các hoạt động giảm nghèo, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Chuyển dần phương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện (cho vay); từ hỗ trợ đầu vào trong sản xuất sang hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.
Thứ 2: Nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người nghèo hiểu được trách nhiệm vươn lên thoát nghèo, không ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nêu gương, động viên, khen thưởng kịp thời những hộ nghèo điển hình trong việc thoát nghèo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo. Xây dựng các chuyên mục phóng sự phát trên truyền hình địa phương và phát thanh tại cơ sở tuyên truyền về các cách thoát nghèo cho nhân dân.
- Sắp xếp bố trí và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn, bản, đảm bảo có đủ trình độ, năng lực để lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo.
Thứ 3: Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về giảm nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Tập trung phát triển sản xuất, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo. Khai thác tiềm năng thế mạnh của từng xã, thị trấn để phát triển các loại cây trồng vật nuôi phù hợp với khí hậu, đất đai, điều kiện
của hộ. Duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để luân chuyển cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, khuyến khích người dân phát triển sản xuất tạo ra các sản phẩm có giá trị, thương hiệu phục vụ nhu cầu thị trường.
- Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết từ sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp để người nghèo tham gia; hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật sản xuất sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu tiêu dùng để nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo.
- Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo, tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất; ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường chỉ đạo và thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thiên tai nhằm tránh và giảm thiểu thiệt hại do yếu tố khách quan mang lại. Quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, hạn chế tái nghèo phát sinh từ các nguyên nhân rủi ro.
- Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận dịch vụ thông tin:
+ Thực hiện tốt việc cấp thẻ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình. Xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ khám
chữa bệnh cho người nghèo. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, tạo điều kiện để mọi dân được tiếp cận.
+ Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo theo hình thức cho vay tín dụng ưu đãi; tập trung huy động các nguồn lực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ xây dựng, cải tạo nhà ở cho hộ nghèo đảm bảo diện tích, chất lượng nhà ở.
+ Huy động đa dạng hóa các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng công trình nước sạch, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.
Thứ 4: Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững
- Tích cực xã hội hóa trong công tác giảm nghèo, tạo thành phong trào sâu rộng, thu hút và động viên sự tham gia của các tầng lớp dân cư trong việc thực hiện các chương trình giảm nghèo, việc hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo.
- Gắn chương trình giảm nghèo với chương trình xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nhằm huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng đúng, đủ, kịp thời các chính sách.
Thứ 5: Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện gắn với sơ kết, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai Chương trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đặc biệt coi trọng vai trò của cấp cơ sở, đảm bảo sự tham gia của người dân trong việc giám sát và đánh giá.
- Xây dựng chỉ tiêu giám sát ở cấp xã, thôn bản cho phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm của địa phương.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài “Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững tại huyện Pắc Nặm trong thời gian vừa qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
- Tỷ lệ nghèo và cận nghèo của huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn còn rất cao, qua 3 năm có giảm, cụ thể năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo là 42,57%, cận nghèo là 13,25% đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 35,17%, cận nghèo là 17,29% nhưng kết quả giảm nghèo và cận nghèo chưa được như mục tiêu của huyện đã đề ra. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm trên 99,6%. Với cơ cấu dân tộc 98,5% là đồng bào DTTS, bao gồm người Tày, Mông, Dao, Nùng, Sán Chí là chủ yếu.
- Qua phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Pắc Nặm có 3 nguyên nhân chính đó là: Thiếu vốn sản xuất, Thiếu đất sản xuất, lười lao động, nhân khẩu học; Các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững có yếu tố khách quan như điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô tới nền kinh tế, hệ thống chính sách giảm nghèo còn chồng chéo,… có nguyên nhân chủ quan như thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu tư liệu sản xuất,…
- Đề tài đã đề xuất được 5 nhóm giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc huyện Pắc Nặm đó là: Công tác lãnh đạo chỉ đạo; Nâng cao năng lực và nhận thức cho cán bộ và người dân về giảm nghèo gắn với xây dựng NTM; Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả chính sách về giảm
nghèo; Huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, giám sát.
2. Kiến nghị
- Để thực hiện thành công Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn huyện Pắc Nặm, chúng tôi kiến nghị trong quá trình chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn nên triển khai đồng bộ cả 02 Chương trình MTQG là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới; đồng thời sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các Chương trình hỗ trợ có mục tiêu về y tế, giáo dục, về điện, nước sạch VSMT, về lâm nghiệp, về ổn định dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu,... Có chính sách thu hút, khuyến khích, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
- Chính phủ sớm ban hành cơ chế thống nhất trong quản quản lý, điều hành các chương trình có chung mục tiêu giảm nghèo, tránh sự chồng chéo gây lãng phí và tạo kẽ hở trong quản lý điều hành.
- Nghiên cứu thống nhất hệ thống chỉ tiêu giảm nghèo bền vững để các cấp địa phương có cơ sở, có căn cứ trong tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững.
- Có văn bản chính sách hướng dẫn cụ thể để đẩy mạnh phân cấp trong quản lý tài chính các nguồn đầu tư, quản lý công trình, góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào công tác xây dựng, quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình công cộng, phúc lợi khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bình và Cs (2006), Giảm nghèo ở Việt Nam - Thành tự, thách
thức và giải pháp.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2005). Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và
xoá đói giảm nghèo.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007). Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam - thành tựu, thách thức và giải pháp.
4. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2020). Dự thảo đề án tổng thể phát
triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Báo cáo tóm tắt Kết quả
thực hiện các chính sách và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm (2011-2015), Phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo 2016 - 2020.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015). Đề án tổng thể Chuyển đổi
phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.
7. Đàm Hữu Đắc (2001), Những giải pháp cơ bản để xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Hội thảo khoa học “Xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, phương pháp tiếp cận”, Hà Nội, ngày 26-28/9/2001.
8. Đại học Kinh tế quốc dân (2010). Những kết quả xoá đói giảm nghèo trên thế giới và bài học kinh nghiệm, http://old.voer.edu.vn/module/ kinh-te/ cập nhật ngày 20/08/2016
10. Chi cục thống kê huyện Pắc Nặm (2018). Niên giám thống kê năm 2018. 11. Chi cục thống kê huyện Pắc Nặm (2019). Niên giám thống kê năm 2019. 12. Chính phủ (2008). Nghị quyết số 30a/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính
phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
13. Chính phủ (2011). Nghị quyết số 80/NQ- CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ
về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.
14. Chính phủ (2015). Quyết định số 59/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.
15. Trần Tiến Danh, Nguyễn Ngọc Danh (12/2012), Quan hệ giữa sinh kế và tình
trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam, ĐH Kinh tế TP.HCM
16. Bùi Đình Hòa và CS (2015). Đánh giá 5 năm thực hiện công tác giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015. Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
17. Huyện ủy Pắc Nặm, Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 22 tháng 7 năm 2016 về thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 18. Chu Tiến Quang (2005). Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát
triển kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp. NBX Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Chu Tiến Quang (2006). Những khả năng rủi ro đối với người nghèo từ các
chính sách tăng trưởng và giảm nghèo. Tham luận tại Hội thảo xoá đói giảm
nghèo theo hướng phát triển bền vững ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
20. Nguyễn Vũ Phúc (2012), Nghèo đói ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp, Trường Đại học Thương Mại.
21. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Pắc Nặm năm 2017, Báo
22. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Pắc Nặm năm 2018, Báo
cáo giảm nghèo 2018.
23. Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Pắc Nặm năm 2019, Báo
cáo giảm nghèo năm 2019
24. Hà Quang Trung (2014). Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững
cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Luận án Tiến sĩ Nông
nghiệp. Bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái