Dưới đây là tổng hợp về kiến nghị đề xuất của bộ, ngành, địa phương về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật GDĐT:
-Công tác quản lý nhà nước về GDĐT cần được chú trọng hơn nữa. Luật GDĐT sửa đổi cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp chuyên ngành nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong quản lý nhà nước, kiểm tra đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ của các hệ thống thông tin phục vụ GDĐT, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong quá trình triển khai.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật GDĐT, nâng cao nhận thức của Lãnh đạo, các cơ quan, tổ chức và người dân trong ứng dụng GDĐT rộng khắp. Việc tuyên truyền cần được đổi mới để người dân có kiến thức, kỹ năng về bảo đảm an toàn cho bản thân khi tham gia ứng dụng GDĐT. Đồng thời, Luật GDĐT sửa đổi cần được hoàn thiện để bảo đảm tính tin cậy cho các giao dịch, từ đó xây dựng niềm tin cho người dân trên môi trường điện tử.
-Thiết lập cơ chế “lắng nghe” phản hồi từ người dân, doanh nghiệp về việc triển khai, áp dụng các quy định về GDĐT và tình hình ứng dụng GDĐT, trong đó bao gồm các loại hình GDĐT mới. Trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan tới GDĐT để đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của thực tế. Cơ chế “lắng nghe” này có thể được thực hiện thông qua công tác quản lý của các cơ quan và thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
-Tăng cường hiệu quả công tác thực thi, phối hợp giữa Bộ TT&TT với các cơ quan quản lý chuyên ngành trong ứng dụng và phát triển GDĐT, cân bằng giữa quản lý chuyên ngành và bảo đảm chất lượng hạ tầng kỹ thuật của các hệ thống phục vụ GDĐT; tăng cường công tác giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ của các tổ chức trung gian phục vụ GDĐT.
-Hoàn thiện quy định pháp lý còn chưa rõ, hoặc thiếu trong Luật GDĐT để tạo hành lang pháp lý đẩy đủ bảo đảm tính tin cậy cho giao dịch trên môi trường điện tử.
-Hoàn hiện khung pháp lý về bảo vệ dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của công dân và tổ chức, hạn chế việc thu thập và cố tình lạm dụng thông tin cá nhân của người dùng, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia trong bảo vệ dữ liệu phát sinh trong giao dịch phục vụ chính phủ điện
tử và TMĐT; hoàn thiện khung pháp lý về quản trị dữ liệu, chia sẻ dữ liệu nhằm bảo đảm tính hiệu quả và an toàn trong khai thác dữ liệu phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội.