Kế toán dòng chi phí nguyên vật liệu (Flow cost accounting)

Một phần của tài liệu Ứng dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại công ty TNHH xây lắp chí trung,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 91)

7. Kết cấu khóa luận

1.2.2.3. Kế toán dòng chi phí nguyên vật liệu (Flow cost accounting)

Kế toán chi phí dòng nguyên vật liệu là một trong những phương pháp của kế toán quản trị chi phí môi trường, đo lường dòng chảy NVL trong quá trình sản xuất, chỉ ra chính xác chi phí lãng phí và thải loại tính theo cả đơn vị vật lý và tiền tệ,

xuất không có sự biến đổi chất hoặc vật chất được bảo toàn thì chi phí môi trường sẽ bằng không. Tuy nhiên, cho dù trong điều kiện sản xuất lý tưởng nhất thì vẫn luôn tạo ra các đầu ra là phi sản phẩm. Đầu ra của doanh nghiệp bao gồm thành phẩm (sản

phẩm tích cực) và chát thải, khí thải,.. .(sản phẩm tiêu cực).

Lượng đầu vào = Lượng đầu ra = Lượng sản phẩm tích cực + Lượng sản phẩm tiêu cực

Lượng chất thải từ quá trình sản xuất = Lượng vật liệu bị thất thoát

Lượng chất thải = Lượng vật liệu đưa vào sản xuất - Lượng sản phẩm tích cực

Để xác định chi phí phí nguyên vật liệu của đầu ra không phải là sản phẩm, có

thể đựa trên các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ dây truyền sản xuất - Bước 2: Cân bằng vật liệu

Cân bằng vật liệu thực chất là công cụ thống kê ghi lại một cách định lượng nguyên liệu sử dụng cho mỗi công đoạn sản xuất. Nguyên tắc cơ bản của bước này là

vật liệu đi vào dây chuyền sẽ phải ra khỏi dây chuyền sản xuất ở một thời điểm và một hình thức nào đó. Mục đích của cân bằng vật liệu là tìm ra các bước bị lãng phí vật liệu để tập trung xử lý vào giảm thiểu tỷ lệ lãng phí.

- Bước 3: Xác định chi phí của dòng thải Chi phí vật liệu Khối lượng đầu ra của đầu ra không phải là sản

= , x Đơn giá vật liệu

không phải là phẩm được xác định sản phẩm từ cân bằng vật liệu

FCA đo lường hao phí nguyên vật liệu, làm tăng tính minh bạch của hao phí nguyên vật liệu trong suốt quá trình sản xuất bằng cách đo lường nguyên vật liệu không cấu thành nên sản phẩm cũng như toàn bộ chi phí bao gồm cả năng lượng và 22

Các lĩnh vực môi trường

Chu kỳ SOUg của sản P11 am Trước sản xuẩt Sàn ɪuat Phân phổi Sử dụng Thải, bỏ

thiết”. Mặt khác, kế toán chi phí truyền thống thường ít chú ý đến chi phí hao hụt vì các chi phí này được tính gộp vào giá thành sản phẩm mà không xác định riêng được như trong FCA. FCA giúp xác định ra các chi phí hao hụt, chỉ ra các công đoạn tiềm năng để cải tiến và khuyến khích thực hiện các biện pháp để cắt giảm các chi phí này.

Những cải tiến này có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.

Đồng thời, DN có thể tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực bằng cách giảm hao phí NVL, từ đó giảm nhẹ thiệt hại đối với môi trường của quá trình sản xuất. Có thể nói, FCA là một công cụ kế toán tích hợp hai trong một, vừa giúp quản lý các hoạt động bên trong cũng như cải thiện môi trường bên ngoài doanh nghiệp.

1.2.2.4. Kế toán vòng đời sản phẩm (Lifecycle costing)

LC là một phương pháp đánh giá định lượng về tác động của một sản phẩm đối với môi trường ở mỗi giai đoạn của đời sống hữu ích của nó, từ lúc là nguyên liệu

thô đến lúc chế tạo và sử dụng sản phẩm bởi người khách hàng đến khi phân hủy cuối

cùng. LC là phương pháp giúp thu thập thông tin về tác động môi trường do một sản phẩm hay dịch vụ trong suốt chu trình sống của nó. Để đánh giá chi phí môi trường theo chu kỳ sống của sản phẩm, kế toán cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Xác định chu kỳ sống của sản phẩm trong doanh nghiệp.

- Bước 2: Lập bảng kê các chất thải, khí thải, nước thải và các tác động đến môi

trường theo chu kỳ sống của sản phẩm.

- Bước 3: Phân tích tác động của từng chu kỳ sống của sản phẩm đến môi trường

sinh thái. Từ đó xác định chi phí môi trường trong mỗi giai đoạn trong vòng đời sản phẩm. Tổng hợp các chi phí môi trường tác động đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này gặp nhiều khó khăn trong việc xác định từng khoản mục chi phí môi trường phát sinh trong mỗi giai đoạn. Như thế, LC23

Bảng 1.2. Chi phí môi trường theo chu kỳ sống của sản phẩm

Chat thải

Dat Q Iilueni. suy thoái Nước thải

Không khí

Tiêng ôn, độ rung

Tản phá tài nguyên

Hiệu úng nhà kính

LC được coi là phương pháp dự toán tương lai. Đó là vì nhiều phương pháp dự toán chi phí khác nhau được sử dụng. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Fabrycky và Blanchard đã giới thiệu ba cách khác nhau để ước tính chi phí: Bằng thủ tục kỹ thuật, Bằng phân tích, Bằng ước lượng tham số. Chính vì điều này mà giá trị của dòng tiền trong tương lai được quy về thời điểm hiện tại nếu chu trình hữu ích của tài sản dài hạn.

LCC = chi phí vốn + chi phí vòng đời hữu ích + chi phí bảo hành + chi phí thanh lý - giá trị còn lại.

Thông tin thu được từ phương pháp này có thể giúp nhà quản trị phân tích các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của tài sản: Lập kế hoạch và phân tích các giải pháp thay thế đảm bảo chi phí thấp nhất, lựa chọn các dự án thích hợp từ việc xem xét tính khả thi của các dự án, phân tích dòng tiền.., bảo đảm kinh phí nhờ việc quản lý, đánh giá dòng tiền, đánh giá giữa dự toán và kết quả thực tế, hỗ trợ thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường.

1.2.3. Quy trình kế toán quản trị chi phí môi trường

Theo như các nghiên cứu của các chuyên gia, để thực hiện áp dụng công cụ ECMA thì doanh nghiệp có thể tiến hành theo những bước như sau:

- Bước 1: Nhận được sự xác nhận và cam kết của cấp quản lý cao nhất

Không chỉ cần năng lực làm việc của nhân viên lĩnh vực môi trường mà sự hợp tác của ban giám đốc, nhân viên tài chính, kế toán, các kỹ sư cũng rất quan trọng.

- Bước 2: Xây dựng đội nhóm thực hiện

- Bước 3: Xác định quy mô, giới hạn của hệ thống đề xuất

Phải căn cứ vào tình hình thực tế của tổ chức để xác định rõ được quy mô và giới hạn thực hiện. Có thể hạch toán một sản phẩm, một bộ phận, một dây truyền sản xuất

hoặc một tổ chức. Vì CPMT là một khái niệm rất rộng, do đó trong khuôn khổ có thể hạch toán được cần phải xác định phạm vi đến đâu là đủ.

- Bước 4: Thu thập toàn bộ thông tin tài chính và vật chất - Bước 5: Nhận dạng các chi phí môi trường

Đây là một bước quan trọng bởi vì để cung cấp thông tin đầy đủ giúp nhà quản lý

đưa ra quyết định đúng đắn thì cần phải nhận diện rõ chi phí môi trường và phân bổ chính xác. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình áp dụng

ECMA tại doanh nghiệp.

- Bước 6: Xác định các doanh thu tiềm năng bất kỳ hay các cơ hội cắt giảm chi phí

- Bước 7: Đánh giá các chi phí và doanh thu được xử lý như thế nào trong hệ thống kế toán hiện hành

- Bước 8: Xây dựng các giải pháp

Các giải pháp có thể là tính toán lại việc phân bổ giá thành sản phẩm, áp cũng công nghệ tiên tiến để sản xuất với hiệu quả cao hơn, sạch hơn. Bên cạnh đó, có thể 25

- Bước 9: Đánh giá các giải pháp, đề xuất thay đổi hệ thống và thực hiện - Bước 10: Theo dõi kết quả

Sau khi áp dụng ECMA vào doanh nghiệp thì cần thường xuyên theo dõi và đánh giá định kỳ tiến độ cũng như kết quả để đưa ra phương án điều chỉnh nếu có sai sót hoặc phương pháp thực hiện không có hiệu quả.

1.3. Ke toán quản trị chi phí môi trường trong doanh nghiệp xây lắp,

gia công

cơ khí

1.3.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp xây lắp, gia công cơ khí

Doanh nghiệp xây lắp là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp và tạo nguồn tích lũy cho nhà nước. Doanh nghiệp xây lắp còn có tên gọi khác là nhà thầu.

Sản xuất hay xây lắp là hoạt động xây dựng mới, mở rộng, khôi phục cải tạo hoặc hiện đại hóa các công trình xây dựng thuộc mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, như: công trình giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp, công trình quốc phòng, an ninh và công trình dân dụng khác. Đây là hoạt động nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi ngành trong nền kinh tế.

Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp xây lắp, gia công cơ khí tại Việt Nam

- Máy móc để gia công cơ khí có giá thành rất cao và cần nhân viên chuyên môn

để vận hành.

- Gia công cơ khí, xử lý tráng phủ kim loại cần đầu tư nhiều cho chi phí xử lý chất thải.

- Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.

Mỗi đối tượng xây lắp là những công trình, hạng mục công trình đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng công trình thích hợp, được xác 26

lẻ, đơn chiếc nên chi phí bỏ ra để thi công các công trình xây dựng rất lớn là và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp.

- Đối tượng xây lắp thường có khối lượng và giá trị lớn, thời gian thi công dài

Một đặc điểm của hoạt động xây lắp đó là thời gian thi công không xác định hàng

tháng như các loại hình doanh nghiệp khác mà được xác định tùy vào đặc điểm của từng công trình. Điều này được thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà

thầu và khách hàng. Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽ đáp ứng yêu cầu quản trị kịp thời và chặt chẽ chi phí, phản ánh được tình hình quản lý và thi công trong những thời kỳ nhất định, tránh tình trạng căng thẳng vốn cho nhà thầu.

- Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường trực tiếp nên thi công xây lắp mang tính thời vụ.

- Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động, sản phẩm mang tính chất cố định gắn với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhập kho như các ngành nghề khác.

1.3.2. Những lưu ý khi triển khai áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường

trong doanh nghiệp xây lắp, gia công cơ khí.

Kế toán quản trị chi phí môi trường là vấn đề khá mới mẻ đối với các DN xây lắp tại Viêt Nam. Yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập do “môi trường” mang lại không nằm trong một tài khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường bị ẩn và đang phản ánh trong tài khoản chi phí cố định, quản lý... của DN dẫn đến bỏ qua nhiều cơ hội tiềm năng làm tăng năng suất, cải thiện môi trường. Việc phản ảnh không đúng tài khoản khiến không thể thấy

được quy mô và tính chất của chi phí môi trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường nói riêng gây ảnh hưởng đến việc đưa ra những quyết định kinh doanh 27

Hơn nữa, có rất nhiều rào cản DN có thể gặp phải khi áp dụng ECMA. Tuy nhiên quan trọng nhất là các rào cản liên quan đến vấn đề môi trường ECMA có thể áp dụng ở một quốc gia. Việt Nam chưa ban hành chế độ kế toán có liên quan đến việc tổ chức kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Hiện tại, các quy định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán chưa có các văn bản hướng dẫn doanh nghiệp trong việc bóc tách và theo dõi được chi phí môi trường, chưa có các tài khoản

cần thiết để hạch toán các khoản chi phí môi trường cũng như doanh thu hay thu nhập

trong trường hợp doanh nghiệp có hệ thống xử lý chất thải bán quyền thải ra môi trường cho các doanh nghiệp cùng ngành (nếu có), cũng như chưa thể hiện được các khoản chi phí và thu nhập này trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 của luận văn đã trình bày một cách tổng quan về kế toán quản trị chi phí môi trường trong DN đặc biệt là DN xây lắp; trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán quản trị chi phí môi trường; nêu lên được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà kế toán quản trị chi phí, doanh thu môi trường đem lại trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã đi vào làm rõ

việc nhận diện các loại chi phí môi trường, quan điểm về việc phân bổ các chi phí môi trường.

Trong chương 2, luận văn sẽ đi vào nhận diện thực trạng và nhận dạng các chi

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH XÂY LẮP CHÍ TRUNG

2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Xây lắp Chí Trung

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHHXây lắp Chí Trung

- Thông tin chung

• Tên công ty: Công ty TNHH Xây lắp Chí Trung

• Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Một Thành Viên

• Mã số thuế: 091006448

• Địa chỉ: Thôn Ngọc, Xã Lạc Đạo, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

• Đại diện pháp luật: Trần Hải Nam

• Ngày cấp giấy phép: 09/02/2017

• Ngày hoạt động: 09/02/2017 (Đã hoạt động 3 năm)

• Trạng thái: Đang hoạt động - Ngành nghề kinh doanh

Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại là chính, ngoài ra, công ty còn có hoạt động xây dựng nhà các loại và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, cung

cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ,... - Thị trường kinh doanh chủ yếu

Thị trường trọng điểm của doanh nghiệp là Thành phố Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,...

Công ty tổ chức công tác kế toán, lập các báo cáo tài chính, sử dụng chứng từ, sổ sách theo TT 200/2014- BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty cũng áp dụng các chế độ cụ thể sau:

- Niêm độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N đến 31/12/N năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.

ST T Chỉ tiêu ĐV T Năm 2018 Năm 2019 So sánh (β∕<∙) 2019/201 8

“ĩ Tông doanh thu VND 52,928,004,224 60,270,767,056 1714

~2 Tong chi phí VND 45,500,050,050 52,596,910,722 1716

3

Lợi nhuận trước thuể TNDN VNĐ 7,427,954,174 7,673,856,334 1.03 4 Chi phí thuè TNDN hiện hành VNĐ 1,485,590,835 1,381,294,140 1.00 5

Lợi nhuận sau

thuể TNDN

VNĐ 5,942,363,339 6,292,562,194 1.06

- Xác định giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. - Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

Phần mềm kế toán sử dụng: Phần mềm Misa nhưng do tính chất bảo mật của công ty cao nên em xin phép phác hoạ lại hoạt động của Công ty qua World và Excel.

Phần mềm hỗ trợ kê khai và nộp thuế: Hệ thống HTKK 4.2.3 Phần mềm kết xuất và đọc tờ khai thuế: Itaxview 1.9.6

2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của Công ty TNHHXây lắp Chí

Một phần của tài liệu Ứng dụng kế toán quản trị chi phí môi trường tại công ty TNHH xây lắp chí trung,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w