Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện (Trang 47 - 49)

6. Bố cục của luận án

1.2.5 Hướng nghiên cứu dựa trên phương pháp lai

1.2.5.1 Nội dung của phương pháp

Hầu hết các phương pháp xác định vị trí sự cố đều dựa trên việc xây dựng một thuật toán. Một số nghiên cứu sử dụng nhiều hơn một thuật toán để đạt được ước lượng chính xác hơn khoảng cách sự cố.

1.2.5.2 Các nghiên cứu chính đã được tiến hành

Tiềm năng ứng dụng biến đổi wavelet đã và đang mở rộng về nguyên lý từ việc kết hợp hệ mờ và biến đổi wavelet của tín hiệu dòng điện cung cấp thông tin để nhận dạng sự cố được đề xuất bởi Youssef et al (2004); Reddy et al (20060; Reddy et al (2007); Pradhan et al (2004), điều này làm cho các bước giải quyết vấn đề bằng hệ mờ được thực hiện đơn giản hơn thay vì sử dụng các thuật toán phức tạp. Tiếp đến là một số giải pháp cải tiến vấn đề nhận dạng sự cố chính xác bằng biến đổi wavelet kết hợp với rơle kỹ thuật số cho đường dây tải điện được đề xuất bởi Zhang et al (2007), Valsan et al (2009), Da silva et al (2010) [88].

Ngoài ra, S. Ekici và S. Yildirim (2008) trình bày biến đổi WT kết hợp với mạng nơron ANN để xác định vị trí sự cố trên đường dây truyền tải (hình 1.7) [101]. Thuật toán được phát triển như là một kỹ thuật sử dụng cả điện áp và dòng điện tần số lưới của đầu đường dây đối diện. Mô phỏng sự cố thực hiện bằng chương trình quá trình quá độ điện từ, điện cơ và hệ thống điều khiển trong hệ thống điện nhiều pha (ATP). Một chu kỳ dạng sóng bao gồm thông tin trước và tại thời điểm sự cố được phân tích. DWT sử dụng để tái chế dữ liệu này và sử dụng để huấn luyện, kiểm tra ANN.

Hình 1.17: Định vị sự cố sử dụng biến đổi wavelet kết hợp ANN

Môdun xử lý tín hiệu bằng DWT làm giảm đáng kể tín hiệu đầu vào cho ANN trong việc nhận dạng sự cố, được đề xuất bởi Martin et al (2003). Nhà nghiên cứu Chunju cùng các đồng nghiệp đề xuất phương pháp định vị sự cố dựa trên ANFIS và Wavelet để đo lường sự cố thoáng qua và trạng thái ổn định. Tuy phương pháp

A Biến đổi wavelet ANN (nhận dạng sự cố) Thuật toán định vị sự cố Khoảng cách sự cố Tín hiệu dòng điện, điện áp

Biến đổi tín hiệu

B F

này không bị ảnh hưởng bởi điện trở sự cố, dòng tải nhưng tốn nhiều thời gian để huấn luyện và tính toán ngoại suy để định vị sự cố. Theo hướng tiếp cận khác, nhà nghiên cứu K.H. Kim và các đồng nghiệp đã trình bày một thuật toán định vị vị trí sử dụng ANN – FL cho hệ thống đường dây truyền tải kết hợp với cáp điện ngầm [3]. Das et al so sánh phương pháp Fourier Transform với phương pháp biến đổi wavelet để phát hiện và phân loại sự cố trên đường dây truyền tải [113].

1.2.5.3 Nhận xét và đánh giá

Bốn hướng nghiên cứu được trình bày tại mục 1.2.1 đến 1.2.4 sử dụng các phương pháp, thuật toán riêng, và có những ưu điểm và hạn chế nhất định trong việc nhận dạng và định vị sự cố. Vì vậy, phương pháp lai cho phép phối hợp hai hay nhiều phương pháp khác nhau một cách mềm dẻo, linh hoạt, sử dụng ưu điểm của chúng, từ đó sẽ mang lại những kết quả tính toán đảm bảo độ chính xác và thời gian xử lý trong việc phân loại và định vị sự cố.

Một phần của tài liệu Báo cáo luận văn các phương pháp thông minh để phân loại và định vị sự cố trên đường dây truyền tải điện (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)