4.7.2.1. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
Chỉ đạo chuyên môn phối hợp với khuyến nông huyện hướng dẫn người dân chăm sóc cây trồng theo đúng quy trình kĩ thuật, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, chủ động cung ứng giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu kịp thời, phục vụ cho sản xuất; tăng cường công tác khuyến nông; thực hiện chuyển đổi diện tích canh tác cây trồng kém hiệu quả; thường xuyên kiểm tra các dự án để đảm bảo các dự án phát triển bền vững có hiệu quả.
Khuyến khích phát triển sản xuất chăn nuôi nông hộ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp, có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn thưc phẩm. Thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng gia súc, gia cầm; duy trì thường xuyên công tác kiểm dịch động vật.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân rà soát thống kê diện tích và tổ chức khai thác rừng trồng, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch, tăng cường phòng cháy, chữa cháy về rừng, quản lý bảo vệ rừng.
4.7.2.2. Giao thông, thủy lợi, điện
Giao thông: thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Duy tu bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn xã đã xuống cấp.
Thủy lợi: Tăng cường quản lý khai thác, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; phối hợp kiểm tra các công trình thủy lợi trước mùa lũ, đảm bảo các công trình thủy lợi vận hành an toàn trong mùa lũ, tập chung tu sửa nạo vét các tuyến kênh mương; nâng tỉ lệ tưới tiêu cho diện tích trồng lúa.
Điện: Huy động các hộ dân trên địa bàn xã thường xuyên tu sửa nâng cấp hệ thống điện sau công tơ đảm bảo sử dụng điện an toàn.
4.7.2.3. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại du lịch
Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các dịch vụ, cơ sở kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng hoạt động mô hình du lịch cộng đồng (Homestay).
4.7.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai theo đúng quy định, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dã được phê duyệt. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng xây dựng công trình trên địa bàn xã, xử lý nghiêm các vi phạm về khai thác, mua bán khoáng sản và các cơ sở có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
4.7.2.5. Thực hiện các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia
Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân trong việc quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng.
4.7.2.6. Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, thể thao. Xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các lễ hội, giữ gìn và phát huy bản sắc. Duy trì, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Khuôn Hà là một xã miền núi có diện tích đất tương đối lớn, thuận lợi cho việc phát triển, đa dạng các hàng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt xã còn có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như đất nông nghiệp phân tán, manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giao thông chưa được thật sự thuận lợi. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng KHKT.
Về tình hình thực hiện tiêu chí xây dựng mô hình NTM: Xã mặc dù đã đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2017. Sau hơn 05 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp ủy, các ngành cùng với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của chính quyền MTTQ các đoàn thể nhân dân các dân tộc trong toàn xã đến nay xã Khuôn Hà đã đạt 19/19 tiêu chí theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Kinh tế - xã hội của xã Khuôn Hà tiếp tục phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư như giao thông, trụ sở, trạm y tế… tạo nên diện mạo mới.
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, tỉ lệ hộ nghèo giảm. Cấp ủy, chính quyền xã Khuôn Hà tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc củng cố, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương.
Về thuận lợi, khó khăn của xã khi thực hiện mô hình NTM bao gồm các vấn đề chính như sau: Thuận lợi chính của xã là trong quá trình thực hiện mô hình NTM đó là có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp. Xã nhận được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư của huyện và của tỉnh. Bên
cạnh đó xã còn gặp một số khó khăn như: địa bàn rộng gây khó khăn cho việc tập trung sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao động có chuyên môn chưa cao, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn và đang trong tình trạng xuống cấp. Thiếu cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào địa phương.
Một số giải pháp thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn tới đó là: Tập trung tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp để đưa công tác xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, nâng cao vai trò của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bổ xung hoàn thiện thành viên trong Ban chỉ đạo chương trình xây dựng thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Thực hiện rà soát định kỳ các kết quả thực hiện các tiêu chí. Thực hiện tốt phương châm “Huy động nội lực tại chỗ là chính”.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang
- Huyện, tỉnh cần huy động đa dạng các nguồn vốn để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội.
- Đề nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho các mô hình hàng hóa tập trung, khôi phục và mở rộng một số nghành nghề để tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nhân dân.
- Chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức đoàn thể hội nông dân, hội phụ nữ, hội khuyến học cùng góp sức phát triển.
- Cán bộ khuyến nông và phát triển nông thôn huyện cần về các xã, thôn phổ biến, tập huấn kỹ thuật chăn nuôn, trồng trọt… cho hộ nông dân, hướng dẫn cụ thể một số mô hình mới, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hành đời sống văn hóa mới, xóa bỏ những phong tục cổ hủ, lạc hậu.
5.2.2. Đối với xã Khuôn Hà
Để tiếp tục công tác nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã UBND xã Khuôn Hà đề nghị:
- Ủy ban nhân dân huyện xem xét cấp kinh phí để hỗ trợ phát triển sản xuất trong những năm tiếp theo.
- Đề xuất với UBND tỉnh cấp kinh phí xây dựng tuyến đường liên xã từ Kéo Điểm, xã Khuôn Hà đi bến thủy Bản Pin cũ để thuận lợi trong việc trao đổi, thông thường hàng hóa giữa các xã trên địa bàn.
- Đề nghị các cơ quan ban hành của tỉnh, huyện tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ về nhân lực, nguồn lực giúp xã trong việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham gia xây dựng.
- Có các hoạt động giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống đặc biệt là văn hóa của dân tộc trên địa bàn xã.
5.2.3. Đối với người dân
- Tiếp thu và thực hiện tốt các chủ chương của Đảng và chính sách của
nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Tích cực đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện chủ trương đó.
- Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, trau dồi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất.
- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, ti vi,....
- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc khó khăn cần cơ quan quản lý giải quyết để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Chương trình phát triển nông thôn làng xã mới giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, ban hành theo Quyết định số 2614/QĐ-BNN-HTX ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Cù Ngọc Bắc (2008), Cơ sở hạ tầng nông thôn, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 về giám sát và
đánh giá đầu tư.
5. Nghị quyết số 25 - NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”.
6. Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà, Nguyễn Thị Tuyết Lan và Nguyễn Trọng Đắc (2005), Giáo trình phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 7. Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
8. Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới số 54/2009/TT – BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 9. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định 800/QĐ – TTg ngày 16/4/2010 của Thủ
tướng Chính Phủ đã ban hành về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
10. Tình hình xây dựng nông thôn mới của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. 11. Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
PHỤ LỤC I PHIẾU ĐIỀU TRA
(phiếu hỏi người dân)
Phiếu điều tra số:…….
I. THÔNG TIN CHUNG Họ tên người phỏng vấn:………
Họ tên người được phỏng vấn:………
Nam/ nữ ……… Tuổi………..
Dân tộc………Trình độ văn hóa...
Địa chỉ: Thôn……..…… Xã………., huyện………, Thái Nguyên II. THÔNG TIN CHI TIẾT 1. Ông/bà có được phổ biến thông tin về chương trình xây dựng ntm của địa phương: Có Không 2. Thông tin đó được tuyên truyền, phổ biến bằng cách nào: Qua loa truyền thanh Qua các buổi họp Cán bộ phổ biến tại nhà Qua các buổi họp nhóm
3. Số lần tuyên truyền, phổ biến các thông tin đó: 1 lần nhiều lần
4. Nội dung của các thông tin đã tuyên truyền, phổ biến, trao đổi - Thông tin tuyên truyền về phong trào xây dựng ntm của huyện, xã:
1 lần nhiều lần
- Thông tin tuyên truyền về các tấm gương điển hình trong phong trào xây dựng ntm: 1 lần nhiều lần
- Thông tin về đề án quy hoạch nông thôn mới của địa phương: 1 lần nhiều lần
- Thông tin cụ thể về công trình xây dựng của thôn, xã: 1 lần , nhiều lần
5. Các tổ chức/cá nhân tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, huy động:
- Hội nông dân:…… ...lần - Hội phụ nữ:…… ...lần - Hội chữ thập đỏ:…...lần - Hội khuyến học:… ...lần - Hội cựu chiến binh: ...lần - Đoàn thanh niên:…… ...lần - Mặt trận tổ quốc:…… ...lần - Ban phát triển thôn:… ...lần - Ban quản lý xây dựng ntm xã: ...lần - Cán bộ chuyên trách xây dựng ntm của xã:…….lần
6. Ông/bà có được tham gia góp ý kiến vào bản quy hoạch chung xây dựng ntm của xã không: có không
7. Ông/bà có được tham gia bầu ban phát triển thôn: có không
8. Ông/bà có nhận được các thông báo về thông tin các công tŕnh xây dựng trên địa bàn xã: có không , trên địa bàn thôn: có không
9. Ông/bà có được tham gia họp bàn các nội dung thực hiện khi xây dựng các công trình trên địa bàn xã: có không , trên địa bàn thôn: có không Nếu có thì bao gồm những nội dung gì:
- Lựa chọn thứ tự ưu tiên xây dựng các loại công trình:
- Lựa chọn quy mô xây dựng công trình: - Lựa chọn nhà thầu (nhóm thợ thực hiện công việc xây dựng):
- Quyết định mức độ đóng góp:
- Quyết định cách thức đóng góp:
- Quyết định thời gian đóng góp:
- Tham gia nghiệm thu công trình:
10. Ông/bà đã đóng góp hoặc ủng hộ những gì để xây dựng các công trình của xã, thôn, xóm:
+ Đường giao thông của xã:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Công trình văn hóa, thể dục thể thao của xã:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Trường học (mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở):
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Chợ:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Nhà văn hóa thôn:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Đường giao thông của thôn:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Đường giao thông của xóm:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác: + Đường nội đồng: Đóng góp Đơn vị tính Số lượng - Tiền mặt: - Đất đai: - Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Công trình thủy lợi:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Nghĩa trang nhân dân:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: - Tài sản khác:
+ Hệ thống thoát nước của thôn, xóm:
Đóng góp Đơn vị tính Số lượng
- Tiền mặt: - Đất đai:
- Vật liệu xây dựng: - Ngày công lao động: