Liên quan giữa THAKTvà dày thất trá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tăng huyết áp kháng trị (Trang 36 - 39)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở những bệnh nhân có dày thất trái mức độ THAKT có sự khác nhau chiếm tỷ lệ cao nhất là THA độ 3 (50%); thấp nhất là THA độ 1 (42,9%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa

thống kê. Dày thất trái là một biến chứng của THA. Bệnh nhân phải có một thời gian mắc bệnh và một mức độ THA để gây ra dày thất trái. Những bệnh nhân có HA cao thì tim phải làm việc nhiều hơn nên dễ gây ra dày thất trái. Ở những bệnh nhân này khó kiểm soát HA hơn.

Nghiên cứu LIFE trên những bệnh nhân có dày thất trái có dưới 50% bệnh nhân có HA dưới 140/90mmHg sau 5 năm điều trị tích cực [21]. Như

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 51 trường hợp tăng huyết áp kháng trị trong số 296 bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Trung Ương Huế trong thời gian từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 4 năm 2007, chúng tôi sơ bộ có những kết luận sau:

1. Tỷ lệ tăng huyết áp kháng trị ở những bệnh nhân tăng huyết áp vào viện là 51/296 bệnh nhân (17,2%).

2. Phân tích các trường hợp tăng huyết áp kháng trị cho thấy 2.1. Về đặc điểm lâm sàng:

- Tỷ lệ nam 47,1%, nữ 52,9% (p<0,05). Tuổi hay gặp là 60 đến70 tuổi (31,4%), trung bình là 62,5 ± 15,4. Thời gian bị tăng huyết áp từ 5 đến 10 năm là 49%. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất (49%), tăng huyết áp độ 2 là chủ yếu (29,4%). Huyết áp tâm thu trung bình 155,9 ± 13,7; Huyết áp tâm trương trung bình 86,6 ± 10,6.

- Biến chứng hay gặp là tổn thương tim (72,6%), trong đó hay gặp là dày thất trái (45,1%), rối loạn chức năng thất trái (43,1%), rối loạn nhịp (15,7%).

2.2. Về yếu tố thuận lợi và nguyên nhân

- Tổng số bệnh nhân có dùng thuốc phối hợp là 64,7% trong đó dùng kháng viêm không Steroid (45,1%), là nguy cơ chính của tăng huyết áp giai đoạn 3 (100%).

- Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị thuốc là 43,1% trong đó hầu hết là tăng huyết áp giai đoạn 2 (66,7%), ăn mặn là 13,7%.

- Tổng số bệnh nhân có tiền sử bệnh lý là 21,4% trong đó hẹp động mạch thận là 3,8%, đái tháo đường là 11,7%.

- Đái tháo đường là 19,5%, tăng Cholesterol toàn phần là 25,5% trong đó tăng LDL-C và HDL-C là 21,6%.

- Thuốc hay dùng là Furosemide (64,7%), ức chế men chuyển (94,1%), ức chế calci (98%), Hydroclorothiazide (37,3%).

Kiến nghị: Sau khi nghiên cứu 51 trường hợp tăng huyết áp kháng trị

chúng tôi nhận thấy cần chú ý các vấn đề sau:

- Tìm các nguyên nhân, lưu ý việc điều trị phối hợp thuốc kháng viêm không Steroid, bệnh phối hợp (đái tháo đường), các yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp kháng trị để có thái độ điều trị thích hợp.

- Cần cân nhắc khi kết hợp thuốc điều trị trên bệnh nhân để đem lại kết quả tốt nhất(lợi tiểu, ức chế calci, ức chế men chuyển).

- Các bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị cần áp dụng một chương trình điều trị có theo dõi chặt chẽ để kiểm soát huyết áp của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỉ lệ đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tăng huyết áp kháng trị (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w