Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay​ (Trang 94 - 95)

2. Kiến nghị

2.1Kiến nghị với Nhà nước

- Không ngừng cải thiện và thực hiện chính sách khuyến nông, giúp hộ nông dân nghèo xoá bỏ thói quen canh tác lỗi thời, lạc hậu để tìm ra các biện pháp sản xuất đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Vốn đầu tư theo các chương trình khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật sẽ không ngừng giúp hộ nông dân nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích mà còn hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

- Xây dựng quy chế chính sách nhằm bảo vệ sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Hiện nay, nông thôn nước ta đang từng bước hòa nhập vào cơ chế thị trường và hoạt động sản xuất hàng hóa. Vì vậy, những biến động và rủi ro là điều khó tránh khỏi và không thể lường trước được. Các hộ nông dân phải đương đầu với những khó khăn bất ngờ như mùa màng thất bát do thiên tai, dịch bệnh, giá cả đột biến,... Họ có thể bị mất hết vốn và có thể bị phá sản, bị bần cùng hóa và trở thành trắng tay bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần phải xây dựng quy chế chính sách nhằm bảo vệ sản xuất kinh doanh ở nông thôn khi có rủi ro xảy ra như bảo hiểm cây trồng vật nuôi, bảo trợ giá lương thực khi có biến động giá, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, phát triển hệ thống giáo dục. Có như vậy, hộ nông dân mới yên tâm, không bị dao động trước những biến động của xã hội, đứng vững trên mảnh đất của mình, mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, hoà nhập cộng đồng.

- Cần có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, tạo cơ sở Tín dụng bền vững. Thúc đẩy, khuyến khích sự phát triển của thị trường tài chính nông thôn bằng cách tạo cơ sở pháp lý cho các công ty tài chính ra đời và phát triển dịch vụ tài chính tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm Tín dụng.

- Tín dụng cho người nghèo cần được sự hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước và Chính phủ có kế hoạch dành một tỷ lệ ngân sách hàng năm để tạo nguồn vốn cho vay hộ nghèo , trợ cấp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người nghèo có trình độ văn hóa thấp ở những vùng sâu, vùng xa và tích cực hỗ trợ đào tạo những người đứng đầu các nhóm liên đới trách nhiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện định hóa, tỉnh thái nguyên đến thu nhập và chi tiêu của các hộ vay​ (Trang 94 - 95)