chủng, mà không phân biệt tốt xấu, điều đó coi như để ngỏ cửa cho lũ vi khuẩn gây bệnh tự do xâm nhập và lộng hành.
Mất cân bằng giữa các quần thể vi khuẩn gây ra tình trạng gọi là “loạn khuẩn”, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, đáp ứng miễn dịch kém, mệt mỏi, dị ứng và nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Lúc đó, các bác sĩ phải tái lập cân bằng, dẹp nội loạn bằng cách áp đặt một binh đoàn vi khuẩn mới, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển đến một số lượng bình thường.
Theo 24h.com.vn
Bất ngờ với tuổi thọ các bộ phận trong cơ thể người người
Báo Đất Việt - 44 tháng trước
Có nhiều người lo lắng về sự lão hóa, nhưng họ lại không biết một số bộ phận trên cơ thể thực ra chỉ có tuổi thọ trong vài tuần, thậm chí là mấy ngày.
FacebookTwitter0 bình chọn Viết bình luậnLưu bài này
Tuổi thọ tế bào gan: 5 tháng
Không có gì ngạc nhiên nếu chức năng gan của nhiều “bợm nhậu” có lúc lại lại khỏe hơn trước, bởi vì tuổi thọ của tế bào gan chỉ có khoảng 150 ngày.
David Lloyd, bác sỹ khoa ngoại Gan Bệnh viện Hoàng gia Leicester, Anh, giải thích: “Chúng tôi có thể cắt bỏ 70% gan của người bệnh, nhưng chỉ mất hai tuần, khoảng 90% gan sẽ phát triển trở lại”.
Tuy nhiên, dân nhậu không nên mừng trước thông tin này, vì tế bào tổ chức mềm (tế bào chính của gan) của họ sẽ dần bị tổn thương, hình thành những tổ chức sẹo, hay còn gọi là bị xơ cứng. Vì vậy, trong khi những lá gan khỏe mạnh có thể liên tục tái tạo thì những tổn thương xơ cứng sẽ làm giảm chức năng gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tuổi thọ nụ vị giác: khoảng 10 ngày
Damian Walmsley, giáo sư thuộc Hiệp hội Y khoa Anh cho biết: “Trên lưỡi có khoảng 9.000 nụ vị giác, giúp con người cảm nhận các vị ngọt, mặn, đắng và chua. Nụ vị giác là sự tập hợp các tế bào trên bề mặt lưỡi, mỗi một nụ vị giác có khoảng 50 tế bào vị giác.
Nụ vị giác sẽ tái tạo mỗi lần trong khoảng từ 10 ngày đến hai tuần. Nhưng, mọi yếu tố gây viêm nhiễm như lây nhiễm hay hút thuốc đều làm nụ vị giác bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình tái tạo và làm giảm đi sự nhạy cảm của chúng.
Tuổi thọ tế bào não: tương đương với tuổi thọ đời người
John Wadley, chuyên gia khoa ngoại thần kinh bệnh viện Bart và London, Anh, đã chỉ ra, hầu hết tế bào duy trì cuối đời của con người đều được phát hiện trong đại não.
Wadley cho biết: “Đại não của chúng ta có khoảng 100 tỷ tế bào, khi con người sinh ra đã có số lượng cố định như vậy, hầu hết bộ phận của não sẽ không tự tái tạo”.
Tuổi thọ tế bào tim: 20 năm
Trước đây con người luôn cho rằng tim không thể tự tái tạo, nhưng trong một bản nghiên cứu của Học viện y khoa New York cho thấy, tim có rất nhiều tế bào khô tự tái tạo, chúng tái tạo ít nhất hai đến ba lần trong cuộc đời của con người.
Tuổi thọ tế bào bề mặt phổi: hai đến ba tuần
Tiến sĩ Keith Prowse, phó chủ tịch quỹ tạng phổi của Anh (British Lung Foundation), giải thích, tế bào phổi tái tạo liên tục, nhưng do phổi có nhiều loại tế bào khác nhau, nên tốc độ tái tạo của chúng cũng khác nhau.
Các tế bào túi khí nằm sâu trong phổi có tác dụng trao đổi oxy và khí có một quá trình tái tạo ổn định, mất khoảng thời gian là một năm. Trong khi, tế bào trên bề mặt phổi cứ cách hai đến ba tuần phải tự tái tạo.
Prowse cho biết: “Chúng là lớp bảo vệ phổi đầu tiên, vì vậy phải tái tạo rất nhanh. Giãn phế nang sẽ ngăn chặn sự thay đổi này, bởi vì loại bệnh này gây ra sự phá hỏng các túi khí, làm cho thành phổi hình thành những lỗ nhỏ vĩnh viễn”.
Tuổi thọ tế bào mắt cũng bằng tuổi thọ của bạn
Mắt là một trong số ít bộ phận trên cơ thể sẽ không tái tạo trong suốt cuộc đời của bạn. Duy chỉ có giác mạc là tái tạo liên tục.
Rob Hogan, viện trưởng học viện thị lực Anh cho biết: “Nu như giác mạc bị tổn thương, nó sẽ khôi phục trong vòng 24 giờ. Giác mạc phải có bề mặt bằng trơn, như vậy mới hội tụ được ánh sáng. Đây chính là nguyên nhân tại sao nó lại tái tạo nhanh đến như vậy”.
Nhưng điều không may là các bộ phận khác của mắt không thể tái tạo. Khi con người già đi, thủy tinh thể sẽ mất đi sự đàn hồi, đây cũng chính là nguyên nhân thị lực của chúng ta ngày càng trở nên kém đi.
Tuổi thọ tế bào da: khoảng hai đến bốn tuần
Lớp biểu bì của da cứ cách hai đến bốn tuần tái tạo một lần. Sự tái tạo nhanh chóng này bởi vì da là lớp bảo vệ ngoài cùng, nó dễ bị tổn thương và lây nhiễm.
Mặc dù da không ngừng tái tạo, nhưng chúng ta vẫn có những nếp nhăn theo tuổi tác. Đó chính là da đã mất đi sự đàn hồi trong quá trình lão hóa.
Tuổi thọ tế bào xương: 10 năm
Peter Selby, chuyên gia chứng loãng xương thuộc bệnh viện Hoàng gia Manchester cho biết, xương liên tục tái tạo, quá trình mất 10 năm.
Những tế bào xương vỡ sẽ phân giải xương cũ, các tế bào tạo xương sẽ tạo ra tổ chức xương mới. Vì tốc độ tái tạo trong cơ thể khác nhau, xương cũ và xương mới đều cùng tồn tại.
Khi đến giai đoạn trung niên, tốc độ tái tạo của xương chậm lại, vì thế xương của chúng ta có xu hướng mỏng đi, đây chính là nguyên nhân hình thành chứng bệnh loãng xương.
Tuổi thọ tế bào ruột: hai đến ba ngày
Các nhung mao phân bố khắp nơi trong niêm mạc ruột là những xúc giác dạng ngón tay có thể tăng thêm thể tích bề mặt giúp ruột hấp thu dinh dưỡng. Tom MacDonald, giáo sư miễn dịch bệnh viên Barts và London cho biết, tốc độ tái tạo của nó rất nhanh, 2 - 3 ngày một lần.
Tuổi thọ tế bào móng tay: 6 - 10 tháng.
Móng tay được cấu tạo bởi những tế bào protein. Móng tay hằng tháng sẽ mọc khoảng 3,4 mm, tốc độ phát triển nhanh hơn khoảng hai lần so với móng chân.
Thời gian phát triển hoàn chỉnh của móng chân là 10 tháng, nhưng thời gian của móng tay chỉ mất khoảng 6 tháng, trong điều kiện nó được cung cấp lượng máu tuần hoàn đầy đủ.
Tốc độ phát triển móng tay của nam giới rất nhanh, có lẽ họ có sự tuần hoàn máu tốt hơn. Điều ngạc nhiên là, tuổi thọ tế bào móng tay ngón út sống dai hơn rất nhiều so với những ngón tay khác. Nói chung, tốc độ phát triển của móng tay có liên quan đến tuổi tác và bệnh tật, như bệnh vảy nến, nó sẽ ảnh hưởng đến tổ chức sinh trưởng và phát triển của móng tay.
Tuổi thọ hồng cầu: bốn tháng
Hồng cầu là hệ thống vận chuyển quan trọng trong cơ thể, đưa khí oxy và loại bỏ những chất độc hại. Tần suất tái tạo của chúng là bốn tháng, khi gan loại bỏ những tế bào hồng cầu khỏe mạnh mang theo hàm lượng sắt, những tế bào trong tỳ sẽ bị tiêu diệt. Do bị tổn thương hay phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, nên cơ thể sẽ có nhiều hồng cầu hơn.
Tuổi thọ tế bào tóc: ba đến 6 năm
Bessam Farjo, chuyên gia khôi phục tóc cho biết: “Tuổi thọ của tóc quyết định bởi độ dài của chúng, nhưng thông thường mỗi tháng tóc sẽ mọc thêm 1 cm. Thời gian phát triển mỗi sợi tóc của phụ nữ có thể kéo dài khoảng 6 năm, còn nam giới khoảng ba năm.
Tần suất tái tạo của lông mày và lông my khoảng 6 đến 8 tuần, nhưng nếu thường xuyên nhổ lông mày sẽ làm cho lông mày không phát triển, bởi vì nhổ lông mày đồng nghĩa với việc "can thiệp thô bạo" và làm phá hỏng quá trình tuần hoàn này.