Tiếng Việt.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh.
- Phương pháp tạo môi trường học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Tạo môi trường Tiếng Việt trong lớp học thông qua cách trang trí lớp học, đưa Tiếng Việt vào các góc học tập một cách phù hợp có tính giáo dục.
Tạo môi trường Tiếng Việt cho học sinh trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp: tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi sân trường, ca múa hát tập thể.
Thi giao lưu Tiếng Việt, Thi văn nghệ; Thi an toàn giao thông; thi sưu tầm giới thiệu một số trò chơi dân gian của dân tộc mình....
Phát huy tốt vai trò của phòng đọc và phong trào đọc sách tại nhà trường. Duy trì và nâng cao hiệu quả của chương trình phát thanh măng non của tổ chức đội.
- Phương pháp dạy tăng cường Tiếng Việt trong các môn học khác.
Để có thể dạy tăng cường Tiếng Việt trong các môn học khác giáo viên cần: Tuân thủ các bước lên lớp của bộ môn.
Với những hiện tượng của Tiếng Việt như các thuật ngữ đặc trưng của bộ môn, các câu lệnh, giáo viên cần chú ý.
Lời giới thiệu hay mô tả, hướng dẫn cần diễn giải chậm rãi, nhấn giọng vào các từ ngữ khó, từ ngữ chính, vừa diễn giải giáo viên vừa sử dụng các động tác, tranh minh họa, vật thật để học sinh có thể hiểu được lới nói của thầy. Gặp các từ cần giải nghĩa thì phải vận dụng như phương pháp giải nghĩa từ trong Tiếng Việt.
Tăng cường rèn luyện các kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt trong các hoạt động học tập.
Đối với cộng đồng: Làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân trong xã biết nói tiếng phổ thông có ý thức giao tiếp bằng tiếng phổ thông với học sinh.
Đối với gia đình cần dành cho con em mình một góc học tập có đầy đủ thời gian biểu, thời khóa biểu và nhất là chú ý ngôn ngữ giao tiếp, cần tăng cường giao tiếp bằng tiếng phổ thông với các em, thường xuyên kiểm tra bài vở của con em mình, nhắc con em học tập....
PHẦN KẾT LUẬN I . Bài học kinh nghiệm. I . Bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện thành công công tác dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong qúa trình giảng dạy cần đảm bảo 5 nguyên tắc sau:
1. Giúp học sinh tiếp cận với kiến thức và kỹ năng các môn học thông qua kinh nghiệm mà các em tích lũy được từ trước đó bằng tiếng mẹ đẻ theo mức độ từ dễ đến khó.
2. Coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh và học sinh, giữa giáo viên và học sinh.
3. Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chú ý đến từng đối tượng học sinh trong lớp như cuộc sống, môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học tập và phát huy năng lực sở trường của mỗi em.
4. Thực hiện các phương pháp dạy học phù hợp, các hình thức dạy học phong phú nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, sử dụng tối đa, có hiệu quả đồ dùng , thiết bị dạy học.
5. Tập trung vào sự phát triển của học sinh và việc học sinh biểu hiện kết quả học tập như là một phần của quá trình học tập coi đánh giá kết quả là một nguồn thông tin hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh, công nhận sự chuyển biến trong học tập của học sinh hơn là sự tiến bộ chưa rõ nét của học sinh.